Chủ động phòng ngừa lạm phát đi kèm suy giảm kinh tế
TCCSĐT - Lạm phát không chỉ xuất hiện trong những giai đoạn bùng nổ kinh tế mà còn có thể hiện diện ngay cả khi nền kinh tế đang suy giảm và đình trệ. Gói kích cầu mà Chính phủ đưa ra để ngăn chặn suy giảm kinh tế hiện nay đã bắt đầu phát huy tác dụng, nhưng cũng có khả năng lạm phát sẽ trở lại nếu sử dụng không hiệu quả, không đúng mục đích. Bên cạnh đó, thị trường nguyên, nhiên liệu thế giới cũng ẩn chứa nhiều bất ổn gây lo ngại một cú sốc cung kích hoạt lạm phát tăng vọt. Nguy cơ lạm phát đi kèm suy giảm kinh tế đòi hỏi chúng ta phải có những biện pháp chủ động phòng ngừa.
Kích cầu có kéo theo lạm phát?
Lạm phát thường có hai nguyên nhân: cầu kéo và chi phí đẩy. Chính sách kích cầu nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế đương nhiên làm tổng cầu biến động mạnh, kéo lạm phát tăng lên.
Gói kích cầu trị giá 8 tỉ đô la mà Chính phủ đưa vào nền kinh tế là rất lớn, chiếm gần 10% GDP của nước ta. Liều thuốc mạnh kích cầu đó đã ngăn chặn hữu hiệu sự suy giảm kinh tế, làm nảy sinh những tín hiệu đầu tiên cho thấy nền kinh tế có thể đã chạm đáy và bắt đầu phục hồi. Tuy nhiên, đã xuất hiện một số “tác dụng phụ” rất cần được quan tâm. Chỉ trong 4 tháng đầu năm, tổng dư nợ tín dụng, tổng phương tiện thanh toán mới đã tăng trên 11%, dự kiến cả năm tăng 25%, cao gấp 5 lần tốc độ tăng trưởng GDP. Trong khi đó, hiệu suất đầu tư, hiệu suất sử dụng vốn không những không tăng, mà còn có xu hướng giảm mạnh. Điều này cho thấy, sự hạn chế của nền kinh tế khi hấp thụ một lượng vốn dồi dào và dồn dập như vậy.
Một vấn đề nữa cũng rất cần được cảnh giác và có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa kịp thời là khả năng sử dụng một phần lượng vốn kích cầu, biến thành “tiền nhanh”, đổ vào thị trường chứng khoán và bất động sản, có nguy cơ tạo thành những ‘bong bóng dưới đáy” của cuộc suy sụt kinh tế.
Cùng với việc hình thành những khối tiền lớn dễ gây lạm phát như trên, các số liệu về bội chi ngân sách, mức độ tăng chỉ số giá tiêu dùng,… cũng cho thấy tổng cầu có xu hướng tăng lên rõ rệt. Rõ ràng, việc “bơm” dồn dập một lượng tiền lớn như vậy vào nền kinh tế đã kéo tổng cầu tăng lên mạnh mẽ, và tổng cầu, đến lượt mình, rất có thể sẽ kéo lạm phát đi theo. Thành thử, nguy cơ lạm phát do cầu kéo là không thể xem thường.
Bên cạnh nguy cơ lạm phát do cầu kéo, nguy cơ lạm phát do chi phí đẩy cũng cần lường trước. Nền kinh tế nước ta phụ thuộc rất nhiều vào thị trường nguyên, nhiên liệu thế giới. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá nguyên, nhiên liệu có xu hướng được giữ ở mức thấp. Tuy nhiên, những dấu hiệu phục hồi kinh tế khiến giá nguyên, nhiên liệu đang biến động mạnh. Giá dầu thô tăng vọt lên trên 60 đô la/ thùng và dự kiến có thể còn tiếp tục tăng thêm nữa. Đặc biệt, sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) bày tỏ tham vọng đẩy giá dầu lên trên 75 đô la / thùng bằng cách không tăng sản lượng khai thác, giới đầu cơ lại bắt đầu vào cuộc. Pôn Hoóc-xnen của Barclays Capital nói: “Mức tiêu thụ bắt đầu tăng mạnh đột ngột, các kho dầu dự trữ đang cạn kiệt và lượng cung - cầu trên toàn cầu dường như lại sắp mất cân đối nghiêm trọng”.
Nhận xét trên cho thấy giới đầu cơ lại bắt đầu quan tâm đến giá dầu, lĩnh vực mà họ đã kiếm chác được rất nhiều bằng cách “tạo sóng” trên nguồn “thức ăn của công nghiệp” này trong những năm trước khi xảy ra khủng hoảng. Thêm nữa, các gói kích cầu của các chính phủ trên toàn thế giới đang tạo ra một lượng “tiền nhanh” vô cùng lớn, là điều kiện cần để giới đầu cơ “tạo sóng” trên thị trường nguyên, nhiên liệu thế giới, nhất là trên thị trường dầu lửa.
Sự “cộng sinh” của hai căn bệnh lạm phát kèm suy giảm là một thách thức lớn đối với kinh tế học hiện đại. Vì thế, chúng ta phải chủ động phòng ngừa từ sớm để việc đó không xảy ra.
Thứ nhất, phải xác định thật rõ ưu tiên giữa mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế với mục tiêu phòng ngừa lạm phát trở lại. Từ một phía, các nhà kinh tế học đã nhất trí cho rằng, một tỷ lệ lạm phát vừa phải sẽ có tác dụng như “dầu bôi trơn” cho cỗ xe kinh tế chuyển bánh. Từ phía khác, lạm phát luôn là một “con rồng bất trị”, có thể thoát ra khỏi vòng kiểm soát bất cứ lúc nào. Ưu tiên cho mục tiêu ngăn chặn suy giảm kinh tế nhưng không buông lỏng phòng ngừa lạm phát trở lại là một chủ trương đúng, rất biện chứng, cần quán triệt trong mọi quyết định hoạt động kinh tế.
Thứ hai, đẩy mạnh kích cầu kinh tế thực, xiết chặt kinh tế ảo. Tiếp tục khơi thông những nguồn vốn ưu đãi rót vào kinh tế thực (hạ tầng kinh tế, công nghiệp, nông nghiệp và khu vực dịch vụ), đồng thời xiết chặt dòng tiền đổ vào kinh tế ảo (chứng khoán, bất động sản,…). Thường xuyên rà soát, đánh giá hiệu quả đầu tư của các khoản cho vay kích cầu, đồng thời xác định năng lực hấp phụ lượng tiền kích cầu hợp lý của nền kinh tế, tránh tình trạng kích cầu thái quá khiến nền kinh tế bị “bội thực”, dẫn đến dòng tiền chảy sai địa chỉ, hình thành những khối “tiền nhanh” dễ gây lạm phát.
Thứ ba, nâng cao năng lực dự báo kinh tế, nắm bắt kịp thời và chủ động đối phó với những biến động của kinh tế Việt Nam và thế giới. Đặc biệt chú ý đến những biến động trên thị truờng nguyên, nhiên liệu thế giới để phán đoán những cú sốc cung. Tăng cường hệ thống dự trữ quốc gia, chủ động phối hợp với các doanh nghiệp tích trữ những nguyên liệu và nhiên liệu chiến lược đủ để đối phó với những cơn sốt giá do giới đầu cơ quốc tế gây ra trên diện rộng. Chuẩn bị những kịch bản đối phó với những tình huống có thể gây ra một cú sốc cung cho nền kinh tế Việt Nam và những biện pháp hạn chế cú sốc đó kích hoạt lạm phát chi phí đẩy bùng phát.
Trước nguy cơ lạm phát nếu chúng ta chủ động phòng ngừa thì hoàn toàn có thể ngăn chặn không để nó xảy ra./.
Chủ động phòng ngừa lạm phát đi kèm suy giảm kinh tế  (01/06/2009)
Người cao tuổi và Luật Người cao tuổi  (01/06/2009)
Người cao tuổi và Luật Người cao tuổi  (01/06/2009)
Tình hình tài chính, huy động và sử dụng vốn qua đánh giá của các tổ chức và chuyên gia quốc tế  (31/05/2009)
Chính sách thuế trong chủ trương kích cầu  (31/05/2009)
Chính sách thuế trong chủ trương kích cầu  (31/05/2009)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên