Kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Ninh Bình, 5 năm thành lập thành phố Ninh Bình
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi lẵng hoa chúc mừng.
Đồng chí Bùi Văn Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình đã đọc diễn văn nêu bật thành quả 20 đổi mới và phát triển của tỉnh kể từ sau khi tái lập. Kinh tế, xã hội của Ninh Bình không ngừng phát triển với tốc độ cao và ổn định; an ninh quốc phòng được giữ vững, đời sống người lao động được nâng lên rõ rệt.
Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao và biểu dương sự nỗ lực phấn đấu, những kết quả to lớn đạt được và sự đóng góp quan trọng của Đảng bộ, quân và dân Ninh Bình vào thành tựu chung của cả nước trong suốt 20 năm qua. Thủ tướng nêu rõ: Ninh Bình giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, có lịch sử, văn hóa lâu đời, vùng đất “Địa linh nhân kiệt” với Cố đô Hoa Lư hơn một ngàn năm tuổi. Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, các thế hệ người Ninh Bình đã nêu cao ý chí kiên cường, vượt qua mọi khó khăn, thách thức để xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: 20 năm qua, Đảng bộ và quân, dân tỉnh Ninh Bình đã có nhiều nỗ lực, năng động, sáng tạo, phát huy tốt những tiềm năng, lợi thế của tỉnh, khơi dậy mạnh mẽ các nguồn lực và đạt đã được những thành tựu to lớn, toàn diện.
Thủ tướng đề nghị tỉnh Ninh Bình cần phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài tỉnh để tạo ra những đột phá nhằm phát triển kinh tế nhanh, toàn diện và bền vững; tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và hiệu quả hơn trên cơ sở áp dụng mạnh mẽ tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất, tạo ra sản phẩm có có giá trị gia tăng cao. Tỉnh cần chủ động hội nhập quốc tế, tìm kiếm thị trường để mở rộng xuất khẩu; phát triển du lịch cảnh quan, văn hóa, lịch sử để sớm đưa Ninh Bình trở thành một trong những trung tâm du lịch trọng điểm của quốc gia; phấn đấu 5 năm tới, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Ninh Bình trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực đồng bằng sông Hồng. Cùng với phát triển kinh tế, Ninh Bình cần đặc biệt quan tâm phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội, bảo vệ tốt cảnh quan và môi trường; phát huy quyền làm chủ và nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân; tập trung phát triển giáo dục và đào tạo, xây dựng hệ thống trường chuẩn quốc gia, nâng cao chất lượng giáo dục phổ cập; phát triển đồng bộ, toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xây dựng đời sống, lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Thủ tướng lưu ý, tỉnh Ninh Bình cần tập trung làm tốt công tác xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng và Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp nhằm xây dựng bộ máy chính quyền hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Thay mặt Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trao tặng Huân chương Độc lập Hạng nhất lần thứ 2 cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Bình.
* Chiều 30-3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Ninh Bình về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực và kết quả đạt được của Ninh Bình trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua; cho rằng những thành tựu mà Ninh Bình đạt được đã góp phần rất lớn vào thành tựu phát triển chung của đất nước; đồng thời tạo tiền đề cho tỉnh Ninh Bình tiếp tục phát triển nhanh và bền vững hơn trong những năm tới.
Tuy nhiên, bên cạnh ghi nhận những thành tựu đạt được, Thủ tướng cũng chỉ ra những hạn chế, bất cập, tồn tại mà Ninh Bình cần sớm khắc phục như: kinh tế tăng trưởng khá nhưng sức cạnh tranh chưa cao, chưa thực sự bền vững, quy mô còn nhỏ bé; năng suất lao động còn thấp; thu hút đầu tư còn chậm; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo và nguy cơ tái nghèo còn cao; chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế…
Thủ tướng nêu rõ, Ninh Bình cần chủ động hơn nữa trong phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương để tiếp tục bứt phá vươn lên, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân… Theo Thủ tướng, vấn đề lớn đặt ra của Ninh Bình hiện nay là phải dồn sức cho công tác xây dựng nông thôn mới với 19 tiêu chí, cho đây chính là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, là xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn. Gắn với đó là tập trung chuyển dịch cơ cấu lao động một cách quyết liệt, hiệu quả, đồng bộ, rà soát, bổ sung, cập nhập quy hoạch trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của địa phương, nhằm thu hút đầu tư vào những lĩnh vực có thế mạnh như du lịch, công nghiệp, cơ khí chế tạo… Tuy nhiên, Thủ tướng cũng lưu ý, trong thu hút đầu tư Ninh Bình cần có lựa chọn kỹ lưỡng, không phải thu hút đầu tư theo kiểu tràn lan, lấp đầy, thu hút bằng mọi giá, mà phải lựa chọn các lĩnh vực có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; cân nhắc tổng thể các yếu tố bảo đảm cho sự phát triển nhanh, bền vững và toàn diện của địa phương. Ninh Bình cần hết sức chú trọng tới công tác bảo vệ môi trường sinh thái, nhất là ở các khu công nghiệp, các khu du lịch… Thủ tướng khẳng định Chính phủ sẽ hỗ trợ và tạo các điều kiện thuận lợi để Ninh Bình tiếp tục phát triển, vươn lên.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương cũng xem xét, cho ý kiến cụ thể đối với những kiến nghị, đề xuất của Ninh Bình như: đề nghị Chính phủ cho phép Ninh Bình tiếp tục bổ sung, hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; quy hoạch vùng kinh tế ven biển Kim Sơn và được bổ sung vào Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển Việt Nam đến năm 2020...
Báo cáo với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Bùi Văn Nam cho biết, năm 2011, kinh tế của Ninh Bình tiếp tục tăng trưởng khá, nông nghiệp ổn định, công nghiệp tăng trưởng mạnh, các ngành dịch vụ từng bước nâng cao chất lượng, an sinh xã hội được bảo đảm… Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh năm 2011 đạt 16,1%; thu nhập bình quân đầu người đạt 25 triệu đồng/người/năm, tương đương mức bình quân chung của vùng đồng bằng sông Hồng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; sản lượng lương thực bình quân theo đầu người đạt 525kg/người, kim ngạch xuất khẩu tăng gần 3 lần so với năm 2010… So với năm 1992, giá trị GDP năm 2011 tăng 8,9 lần, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng 27,71 lần, giá trị dịch vụ tăng 12,4 lần, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,73 lần. Thu ngân sách năm 2011 đạt 3.392 tỷ đồng, gấp 84,8 lần năm 1992…
Năm 2012, Ninh Bình khẳng định quyết tâm duy trì tốc độ tăng trưởng trên 14%, gắn với phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả đầu tư, chất lượng dịch vụ, phát triển du lịch; tập trung xây dựng nông thôn mới; bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị; tăng cường củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội…/.
Chiến dịch giải phóng Quảng Trị và Thành Cổ qua đánh giá của các nhà quân sự và báo chí nước ngoài  (31/03/2012)
Hướng dẫn các cấp Công đòan tuyên truyền thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI)  (31/03/2012)
Tuyên phạt 9 bị cáo trong vụ án “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Vinashin  (31/03/2012)
Tuyên phạt 9 bị cáo trong vụ án “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Vinashin  (31/03/2012)
Đồng chí Đinh Thế Huynh làm việc với Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh  (31/03/2012)
- Hội nghị Trung ương 3 khóa XX Đảng Cộng sản Trung Quốc: Chú trọng duy trì ổn định và phát triển chất lượng cao
- Tư duy lý luận của Đảng về xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay
- Nâng cao hiệu quả công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong bối cảnh mới
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Nhận diện một số tiêu chí cơ bản của xã hội văn minh ở Việt Nam qua gần 40 năm đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm