Công tác quản lý thị trường vẫn còn nhiều bất cập
Để kiềm chế lạm phát, bình ổn thị trường, việc xác định "đầu vào" của hàng hóa là một yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, công việc này gặp nhiều khó khăn do hệ thống văn bản pháp lý còn chồng chéo, lực lượng chức năng chưa chủ động nắm bắt tình hình thị trường. Đó là ý kiến của hầu hết các đại biểu tại hội nghị tổng kết công tác năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012 do Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 21-3-2012, tại Hà Nội.
Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Trương Quang Hoài Nam cho biết: Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, lực lượng quản lý thị trường đã tích cực triển khai kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt chú trọng đến khu vực giáp ranh biên giới như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang là địa bàn trọng điểm của hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép hàng nhập lậu; các địa bàn trung chuyển và tiêu thụ là Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang… tập trung chủ yếu là các mặt hàng cấm, hàng có thuế suất cao, phải kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm như: pháo, thuốc lá điếu, rượu ngoại, bếp gas, vải may mặc, đồ chơi trẻ em, phụ tùng ô tô - xe máy, hoa quả tươi, thịt gia súc, nội tạng động vật…
Tại một số tỉnh biên giới còn xuất hiện tình trạng xuất lậu khoáng sản, kim loại, động vật hoang dã. Đã có hiện tượng hình thành các đường dây buôn lậu lớn được phân chia công đoạn từ nhập lậu, vận chuyển đến tiêu thụ. Nghiêm trọng hơn để bảo vệ hàng lậu, dân buôn lậu sẵn sàng chống trả quyết liệt lực lượng chức năng. Số vụ kiểm tra, xử lý và số thu năm 2011 đều tăng mạnh (xử phạt tăng 4.031 vụ, số thu tăng 54 tỉ đồng so với năm 2010), đáng chú ý có một số vụ quy mô lên tới hàng chục tỉ đồng.
Mặc dù tình hình buôn lậu, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp nhưng trang thiết bị phục vụ kiểm tra, kiểm soát, nhận biết hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng kém chất lượng còn thiếu, khiến việc xử lý buôn lậu cũng gặp nhiều khó khăn. Cùng đó, hệ thống văn bản pháp luật còn nhiều bất cập, chẳng hạn hàng nhập chính ngạch bị kiểm tra rất ngặt nghèo (về thủ tục, hạn mức, chất lượng…), nhưng hàng tiểu ngạch cùng loại thì hoạt động kiểm tra không gắt gao...
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú cho rằng: năm 2012, lực lượng Quản lý thị trường cần phải tiếp tục ổn định thị trường bên cạnh việc ngăn chặn hoạt động buôn lậu, sản xuất hàng giả, cần chú trọng kiểm tra, kiểm soát việc kinh doanh, vận chuyển và đốt pháo nổ, không để xảy ra tăng giá đột biến, khan hàng giả tạo trên địa bàn..., nhất là các kho tàng bến bãi trên địa bàn; xây dựng các phương án triệt phá các đường dây, ổ nhóm buôn lậu, sản xuất hàng giả lớn. Mặt khác, các lực lượng nên tập trung kiểm tra, kiểm soát chặt các mặt hàng trọng điểm như thiết bị điện tử tin học, điện lạnh, điện gia dụng, vải may mặc, dược phẩm, mỹ phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, thú y và thực phẩm công nghiệp; các mặt hàng liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm... Đặc biệt, đối với công tác chống gian lận thương mại và các hành vi kinh doanh trái phép, đề nghị lực lượng tiến hành xử lý các hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực xăng dầu và các mặt hàng có giá trị cao./.
Điện chia buồn cựu Tổng thống Cộng hòa Malta từ trần  (22/03/2012)
Hội thảo cơ chế kiểm tra, kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước tại Việt Nam  (22/03/2012)
Hợp tác phát triển phát thải thấp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ  (22/03/2012)
Lãnh đạo Bộ Quốc phòng tiếp Đại sứ EU tại Việt Nam và các Đại sứ, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại nước ngoài  (22/03/2012)
Bế mạc Hội nghị cán bộ chủ chốt thành phố Hà Nội học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI).  (22/03/2012)
Mừng Đảng Nhân dân Cách mạng Lào nhân 57 năm ngày thành lập  (21/03/2012)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên