Tránh đánh thuế 2 lần trong buôn bán giữa các nước
22:08, ngày 16-03-2012
Ngày 15-3, Liên hợp quốc thông báo đã cập nhật một loạt nguyên tắc chỉ đạo tránh đánh thuế 2 lần trong buôn bán giữa các nước và chống trốn thuế của các công ty, tránh thất thoát cho các nước 3,1 nghìn tỉ USD mỗi năm.
Các nguyên tắc chỉ đạo mới này là các nguyên tắc bổ sung và sửa đổi Công ước Liên hợp quốc mẫu về tránh đánh thuế 2 lần giữa các nước phát triển và đang phát triển (UN Model) hiện đang được các nước sử dụng như là cơ sở thương lượng các hiệp ước thuế song phương.
Các hiệp ước tránh đánh thuế 2 lần bao gồm các thỏa thuận ngăn ngừa khả năng lợi tức thu nhập buôn bán và đầu tư bị đánh thuế 2 lần ở 2 nước thông qua việc phân định quyền đánh thuế thu nhập này giữa 2 nước.
Mục đích chính của việc sửa đổi UN Model là để phù hợp hơn với những phát triển mới đây trong các chính sách thuế ở cả các nước phát triển và đang phát triển.
Giám đốc Văn phòng tài trợ phát triển - Vụ Kinh tế xã hội của Liên hợp quốc, Alex Trepelkov, nhấn mạnh luật quốc tế hầu như không giới hạn quyền đánh thuế của các nước, vì vậy, các nguồn thu nhập từ đầu tư xuyên biên giới có thể bị đánh thuế ở cả nước đầu tư và nước nhận đầu tư.
Các hiệp ước tránh đánh thuế 2 lần đóng vai trò then chốt trong khuyến khích đầu tư và chuyển giao công nghệ, đồng thời cho phép chính phủ các nước duy trì quyền đánh thuế đối với thu nhập từ các nguồn đầu tư này.
Một trong những nhân tố quan trọng của UN Model là tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc thương lượng hiệp ước thuế song phương giữa các nước đang phát triển, góp phần thúc đẩy thực hiện thành công Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. UN Model đã không được sửa đổi và bổ sung từ năm 2001.
Những sửa đổi trên đây sẽ cung cấp các đề xuất mới về phương thức chống trốn thuế của các công ty cũng như các quy chế tạo điều kiện thuận lợi cho các nước đầu tư vào các nước đang phát triển.
Theo khảo sát của Liên hợp quốc ở 145 nước, thiệt hại do trốn thuế trong năm 2011 đã lên tới 3,1 nghìn tỉ USD, tương đương 50% ngân sách chi cho y tế của tất cả các nước trên toàn cầu./.
Các hiệp ước tránh đánh thuế 2 lần bao gồm các thỏa thuận ngăn ngừa khả năng lợi tức thu nhập buôn bán và đầu tư bị đánh thuế 2 lần ở 2 nước thông qua việc phân định quyền đánh thuế thu nhập này giữa 2 nước.
Mục đích chính của việc sửa đổi UN Model là để phù hợp hơn với những phát triển mới đây trong các chính sách thuế ở cả các nước phát triển và đang phát triển.
Giám đốc Văn phòng tài trợ phát triển - Vụ Kinh tế xã hội của Liên hợp quốc, Alex Trepelkov, nhấn mạnh luật quốc tế hầu như không giới hạn quyền đánh thuế của các nước, vì vậy, các nguồn thu nhập từ đầu tư xuyên biên giới có thể bị đánh thuế ở cả nước đầu tư và nước nhận đầu tư.
Các hiệp ước tránh đánh thuế 2 lần đóng vai trò then chốt trong khuyến khích đầu tư và chuyển giao công nghệ, đồng thời cho phép chính phủ các nước duy trì quyền đánh thuế đối với thu nhập từ các nguồn đầu tư này.
Một trong những nhân tố quan trọng của UN Model là tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc thương lượng hiệp ước thuế song phương giữa các nước đang phát triển, góp phần thúc đẩy thực hiện thành công Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. UN Model đã không được sửa đổi và bổ sung từ năm 2001.
Những sửa đổi trên đây sẽ cung cấp các đề xuất mới về phương thức chống trốn thuế của các công ty cũng như các quy chế tạo điều kiện thuận lợi cho các nước đầu tư vào các nước đang phát triển.
Theo khảo sát của Liên hợp quốc ở 145 nước, thiệt hại do trốn thuế trong năm 2011 đã lên tới 3,1 nghìn tỉ USD, tương đương 50% ngân sách chi cho y tế của tất cả các nước trên toàn cầu./.
Một số mô hình hỗ trợ thanh niên công nhân và phát triển tổ chức Đoàn, Hội trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp ngoài quốc doanh  (16/03/2012)
Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng Việt Nam  (16/03/2012)
An sinh xã hội ở nước ta: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn  (16/03/2012)
Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội  (16/03/2012)
Nước Nga và những thách thức sau bầu cử  (16/03/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển