Các nước châu Á- Thái Bình Dương cam kết tăng trưởng bền vững
22:14, ngày 25-02-2012
Ngày 24-2, kết thúc Hội nghị Ủy ban Môi trường và Phát triển thuộc Ủy ban Liên hợp quốc về Kinh tế xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương (UNESCAP) tại thủ đô Bangkok của Thái Lan, các nước trong khu vực này đã cùng khẳng định lại cam kết thúc đẩy tăng trưởng bền vững và phổ quát các nền kinh tế khu vực.
Trong bối cảnh Hội nghị Liên hợp quốc về phát triển bền vững (Rio+20) sắp diễn ra tại Brazil vào tháng Sáu tới, các nước đã thảo luận những thách thức phát triển bền vững, bao gồm sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên đang tăng nhanh, biến đổi khí hậu, nghèo đói...; đồng thời đánh giá các tiến bộ trong quá trình thực hiện các ưu tiên phát triển bền vững của khu vực.
Hội nghị mở ra cơ hội để các nước trao đổi các nguồn tri thức đối phó hiệu quả với các cuộc khủng hoảng phức tạp, sâu rộng và tập trung mà khu vực đang phải đối mặt như biến động giá lương thực và nhiên liệu, sự khan hiếm các nguồn tài nguyên, các mô hình tiêu dùng không thể kiểm soát, tốc độ mất đa dạng sinh học tăng nhanh và tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.
Theo dữ liệu của UNESCAP, khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện tiêu thụ lượng tài nguyên gấp 3 lần so với phần còn lại của thế giới để sản xuất một đơn vị giá trị gia tăng, trong khi tình trạng nghèo khổ kéo dài dai dẳng và sự cạn kiệt nhanh của các nguồn tài nguyên, mô hình tăng trưởng tiêu dùng nhiều tài nguyên như vậy đã chứng tỏ là không bền vững.
Hội nghị tại Bangkok cũng thảo luận các giải pháp tập thể cho những thách thức đối với khu vực, chia sẻ các thực tiễn phát triển tốt cũng như các bí quyết tăng trưởng xanh, nhằm tăng cường các hành động phối hợp thúc đẩy tăng trưởng bền vững và phổ quát cũng như giảm đói nghèo.
UNESCAP kêu gọi các nước nhanh chóng cải thiện hiệu quả sử dụng tài nguyên và năng lượng để duy trì và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cần thiết bảo đảm giảm nhanh đói nghèo. Đường lối tăng trưởng xanh dựa trên hiệu quả sử dụng tài nguyên và năng lượng cao cần trở thành chiến lược phát triển bền vững và toàn khu vực. Nhu cầu tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên và năng lượng thông qua tăng trưởng xanh đã trở nên khẩn cấp.
Tuy nhiên, UNESCAP nhấn mạnh thế giới có cơ sở để lạc quan rằng châu Á-Thái Bình Dương có thể chuyển thách thức thành cơ hội phát triển nhờ ứng dụng tăng trưởng xanh như là phương tiện thúc đẩy phát triển bền vững thích hợp với các điều kiện cụ thể của khu vực./.
"Liên bang Nga sẽ thực hiện chính sách đối ngoại độc lập"  (25/02/2012)
Kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Trung đoàn 52 Tây Tiến  (25/02/2012)
"Các nước ASEAN cần thay đổi luật lệ để tiến triển"  (25/02/2012)
Doanh nghiệp Italy tìm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam  (25/02/2012)
Trả giá mới cho cơ hội mới  (25/02/2012)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay