"Các nước ASEAN cần thay đổi luật lệ để tiến triển"
21:08, ngày 25-02-2012
Tổng Thư ký ASEAN Surin Pitsuwan ngày 24-2 nói rằng các nước Đông Nam Á cần cải cách và đổi mới các luật quy định để tạo điều kiện thúc đẩy thương mại và đầu tư trong khu vực, khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ chính thức được hình thành vào năm 2015.
Phát biểu tại cuộc hội thảo vừa diễn ra tại Bangkok, Tổng Thư ký Surin nêu rõ sửa đổi các luật và quy chế đang là một thách thức đối với tất cả các thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Ông nói: “Mặc dù đã cam kết sẽ mở cửa hơn với nguồn đầu tư của nhau, song luật lệ quy định của mỗi nước đang cản trở sự tăng trưởng về thương mại và đầu tư trong khu vực.”
Theo ông Surin, những lĩnh vực và doanh nghiệp yếu kém cần tích cực chuẩn bị và đổi mới nếp nghĩ, đẩy mạnh áp dụng công nghệ mới, đa dạng hóa hoạt động và vươn ra bên ngoài. Sự chuẩn bị đó là rất cần thiết do các doanh nghiệp không thể trông đợi khả năng họ sẽ được bảo hộ mãi mãi, vì nếu Hiệp hội ASEAN không mở cửa thì Tổ chức Thương mại Thế giới sẽ làm như vậy. Toàn cầu hóa sẽ dẫn đến dòng chảy tự do về thương mại và khó một ai có thể ngăn cản được tiến trình này.
Với việc thương mại nội khối hiện mới chỉ chiếm khoảng 25% tổng giá trị buôn bán của Hiệp hội, các nước ASEAN cần thúc đẩy thương mại trong khu vực nhằm phát triển bền vững. AEC sẽ tạo ra rất nhiều cơ hội tốt, nhất là khi AEC hình thành lập nên một thị trường tiêu dùng đông gấp khoảng 10 lần dân số của Thái Lan. Vấn đề đặt ra là làm sao có thể tận dụng được các cơ hội đó và nâng cao hiệu quả hoạt động như thế nào.
Về xu hướng đầu tư, Tổng Thư ký Surin nhận xét nguồn vốn đầu tư rót vào thị trường các nước ASEAN sẽ gia tăng nhờ được đánh giá là khu vực phát triển năng động có nhiều tiềm năng. Tiền đầu tư đổ vào ngành công nghiệp chế tạo có thể sẽ ít hơn so với trước, nhưng vào lĩnh vực dịch vụ sẽ tăng lên để tạo đà thuận lợi cho ngành chế tạo đã có mặt trong khu vực.
Chia sẻ quan điểm với ông Surin, giáo sư Mohamed Ariff bin A. Karim của Viện nghiên cứu Kinh tế Malaysia cũng cho rằng các nước ASEAN cần đẩy mạnh thương mại nội vùng, khi nền kinh tế thế giới phát triển mong manh khiến xuất khẩu chững lại. Theo ông Karim, nhu cầu trong nước và trong khu vực sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế của Hiệp hội ASEAN, tổ chức cần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu để phát triển./.
Doanh nghiệp Italy tìm cơ hội kinh doanh tại Việt Nam  (25/02/2012)
Trả giá mới cho cơ hội mới  (25/02/2012)
Các khoản nợ của Hy Lạp “có thể” được cứu nguy  (25/02/2012)
Việt Nam - Hoa Kỳ thúc đẩy việc nâng tầm hợp tác  (24/02/2012)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay