Hội nghị thượng đỉnh MERCOSUR đẩy nhanh việc kết nạp Venezuela
TCCSĐT - Sau hai ngày làm việc, ngày 21-12-2011, Hội nghị thượng đỉnh Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) đã bế mạc tại thủ đô Montevideo của Uruguay thông qua việc chấp thuận Hiệp định Tự do mậu dịch với Palestine và đẩy nhanh quá trình kết nạp Venezuela làm thành viên chính thức của Khối.
Đây là hiệp định đầu tiên mà Chính quyền Palestine ký kết với một nhóm các quốc gia bên ngoài thế giới Hồi giáo, song đó cũng chỉ mang tính chất biểu tượng vì Israel hiện đang kiểm soát chặt chẽ việc xuất nhập khẩu tại khu bờ Tây và dải Gaza.
Bộ trưởng Ngoại giao của Palestine Riyad Al Maliki đã gửi lời cảm ơn đến 4 nước thành viên chính thức của MERCOSUR là Brazil, Argentina, Uruguay và Paraguay vì đã công nhận Palestine là một quốc gia độc lập và tự chủ.
Tham dự Hội nghị thượng đỉnh MERCOSUR năm nay có Tổng thống Uruguay Jose Mujica, Tổng thống Paraguay Fernando Lugo, Tổng thống Argentina Cristina Fernandez, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez và Tổng thống Ecuador Rafael Correa - quốc gia cũng đang muốn gia nhập MERCOSUR.
Bên cạnh Hiệp định Tự do mậu dịch với Palestine, các đại biểu còn thảo luận hàng loạt biện pháp nhằm bảo vệ các nền kinh tế đang phát triển không phải bán phá giá những hàng hóa mà họ chưa tìm được thị trường tiêu thụ vì cơn khủng hoảng kinh tế đang “hoành hành” ở Mỹ và châu Âu.
Trong khi đó, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez lại là nguyên nhân gây nên nhiều tranh cãi tại Hội nghị lần này. Quá trình đàm phán cho Venezuela gia nhập MERCOSUR đã diễn ra 6 năm qua bởi những người thuộc phe chỉ trích ông H.Chavez chiếm đại đa số trong ngành lập pháp của Paraguay và những người này từ chối không cho Venezuela vào Khối. Theo luật chung của MERCOSUR, để có đầy đủ tư cách làm thành viên chính thức của Khối thì cần có sự chấp thuận của cả hai cơ quan lập pháp và hành pháp của mỗi quốc gia thành viên.
Bộ trưởng Ngoại giao của Uruguay Luis Almagro cho biết, các bộ trưởng ngoại giao của toàn khối đã đệ trình kiến nghị cho Venezuela chính thức gia nhập MERCOSUR vào hôm 20-12 vừa rồi, nhưng từ chối giải thích tại sao Khối này lại bác quyền phủ quyết của Paraguay.
Trong các thành viên chính thức của MERCOSUR, có Brazil, Argentina và Uruguay ủng hộ Venezuela gia nhập, còn Thượng viện của Paraguay vẫn cho rằng ông H.Chavez sẽ không tôn trọng các quy tắc về dân chủ.
Hiện Paraguay vẫn chưa chính thức có phản ứng nào trước quyết định của ba thành viên còn lại trong khối, nhưng Tổng thống Paraguay Fernando Lugo nói rằng, khó mà giành được bất kỳ phiếu ủng hộ nào trong ngành lập pháp của Paraguay - cơ quan vẫn đang được Đảng Colorado thống trị hơn 6 thập kỷ qua.
Các rào cản thương mại cũng nằm trong chương trình nghị sự của Hội nghị MERCOSUR. Argentina và Brazil đang tìm kiếm giải pháp để bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước trước mối đe dọa hàng hóa nhập khẩu giá rẻ hiện tràn lan tại các nước trong Khối. Uruguay và Paraguay là hai nước có nền công nghiệp hóa chậm hơn và phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu thì phản đối việc bảo hộ mậu dịch.
Tại Hội nghị năm nay, các thành viên MERCOSUR đã quyết định không cho tàu thuyền của Anh cập cảng của mình nhằm kiểm soát quần đảo Falkland - khu vực mà Argentina tuyên bố là thuộc lãnh thổ của nước này. Các cuộc tranh cãi giữa Argentina và Anh liên quan đến quần đảo Falkland nảy sinh từ một dải đất giàu khoáng sản nằm ở phía Nam lòng Đại Tây Dương. Vào năm 1982, quần đảo này đã bị Argentina xâm lược, dẫn tới một cuộc Chiến tranh Falkland kéo dài hai tháng mà không có tuyên chiến giữa Argentina và Anh, kết quả là Argentina thất bại và phải rút quân về nước.
Tổng thống Uruguay José Mujica, nước giữ chức Chủ tịch luân phiên MERCOSUR trong 6 tháng qua, đã khẳng định rằng, tình đoàn kết giữa các quốc gia Nam Mỹ đóng vai trò quan trọng đối với chính sách ngoại giao của Uruguay và “hiện tại điều đó có nghĩa là tạm chấp nhận vùng quần đảo Falkland là một vị trí thuộc về Anh nhưng của châu Mỹ”. Do đó, Uruguay sẽ chỉ cho phép các tàu dân sự mang cờ của Anh mà phục vụ cho đời sống của quần đảo Falkland được cập các cảng của nước này, nhưng các tàu quân sự thì không.
Được thành lập vào năm 1991, MERCOSUR hiện có 4 nước thành viên chính thức là Argentina, Brazil, Uruguay và Paraguay; một thành viên dự khuyết, 5 thành viên hợp tác và một quan sát viên. Khối này cũng đang đứng vị trí thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu nông sản, sau Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ. Mục tiêu của MERCOSUR là hợp tác và đoàn kết giữa các thành viên trong khối nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết những vấn đề còn tồn đọng ở mỗi nước như công ăn việc làm, các vấn đề xã hội hay xóa đói nghèo./.
Đấu tranh quyền lực ở Iraq  (22/12/2011)
Tổ chức Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh hướng tới thành lập liên minh  (22/12/2011)
Suy thoái về chính trị - tư tưởng - tổ chức - đạo đức - lối sống là suy thoái về văn hóa  (22/12/2011)
Tuyết đâu dễ nhuốm màu  (22/12/2011)
Nợ công châu Âu và những hệ lụy  (22/12/2011)
Tương lai nào cho Iraq sau khi Mỹ rút quân?  (22/12/2011)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay