Thông cáo báo chí về kết quả chuyến thăm chính thức U-dơ-bê-ki-xtan của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
1. Nhận lời mời của Thủ tướng nước Cộng hòa U-dơ-bê-ki-xtan Sáp-cát Mi-rơ-di-ô-ép (Shavkat Mirziyoyev), Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã thăm chính thức nước Cộng hòa U-dơ-bê-ki-xtan từ ngày 2 đến 4-10-2011.
2. Trong thời gian chuyến thăm, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến Tổng thống nước Cộng hòa U-dơ-bê-ki-xtan I-xlam Ca-ri-mốp (Islam Karimov), hội đàm với Thủ tướng Sáp-cát Mi-rơ-di-ô-ép và gặp Chủ tịch Thượng viện In-gi-da Xô-bi-rốp (Ilgizar Sobirov).
3. Tại các cuộc hội đàm và tiếp xúc, hai bên thông báo cho nhau về tình hình phát triển kinh tế - xã hội cũng như chính sách đối ngoại của mỗi nước.
Phía U-dơ-bê-ki-xtan đánh giá cao thành công của Việt Nam trong sự nghiệp Đổi mới, cũng như trong phát triển kinh tế và nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế.
Phía Việt Nam đánh giá cao thành tựu của nhân dân U-dơ-bê-ki-xtan trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, không ngừng nâng cao vai trò của U-dơ-bê-ki-xtan tại khu vực và trên thế giới.
4. Hai bên đã trao đổi ý kiến và đạt được nhất trí về các vấn đề nhằm phát triển hơn nữa quan hệ song phương, sự hợp tác thực chất trên nhiều lĩnh vực khác nhau, cũng như về các vấn đề quốc tế và khu vực.
Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác Việt Nam - U-dơ-bê-ki-xtan và bày tỏ quyết tâm đưa quan hệ hai nước ngày càng phát triển năng động thông qua việc thúc đẩy hợp tác và phối hợp hành động trên mọi lĩnh vực.
Hai bên bày tỏ sẵn sàng duy trì và tăng cường tiếp xúc chặt chẽ ở các cấp nhằm trao đổi sâu, rộng về tất cả các vấn đề quan hệ song phương, các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Hai bên nhất trí về tầm quan trọng của việc tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác Việt Nam - U-dơ-bê-ki-xtan và bày tỏ quyết tâm đưa quan hệ hai nước ngày càng phát triển năng động thông qua việc thúc đẩy hợp tác và phối hợp hành động trên mọi lĩnh vực.
5. Hai bên nhấn mạnh sự cần thiết đẩy mạnh quan hệ thương mại song phương cho tương xứng với tiềm năng của hai nước, trước hết cần thúc đẩy nhằm tăng hơn nữa kim ngạch trao đổi thương mại, cũng như đa dạng hóa các mặt hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước. Hai bên khẳng định cần tiếp tục các biện pháp hiệu quả để hỗ trợ xuất khẩu nhiều loại hàng hóa và dịch vụ.
Hai bên nhất trí nỗ lực nhằm tiếp tục mở rộng hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực nhiều triển vọng như thăm dò và khai thác dầu khí, chế biến bông sợi và sản xuất hàng dệt may; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng như nông nghiệp, công nghệ cao, viễn thông, hóa chất, giáo dục, du lịch, văn hóa, thể thao và các lĩnh vực hợp tác khác mà hai bên cùng quan tâm.
Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mở rộng và tăng cường đối thoại giữa các đại diện của khu vực kinh tế tư nhân nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác kinh tế. Trên cơ sở đó, hai bên kêu gọi thúc đẩy đối thoại giữa các doanh nghiệp Việt Nam và U-dơ-bê-ki-xtan, thu hút đại diện doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia tích cực hơn nữa vào hợp tác kinh tế - thương mại song phương.
Phía Việt Nam ghi nhận và sẽ xem xét tích cực đề xuất của phía U-dơ-bê-ki-xtan về việc các doanh nghiệp Việt Nam tham gia đầu tư vào Khu kinh tế - công nghiệp tự do “Navôi”, cũng như đề nghị của U-dơ-bê-ki-xtan về việc mở đường bay vận tải trực tiếp Hà Nội - Na-vôi và Thành phố Hồ Chí Minh -Na-vôi.
6. Hai bên hoan nghênh việc ký kết trong khuôn khổ chuyến thăm Hiệp định về lĩnh vực kiểm dịch thực vật cùng với một loạt các văn kiện song phương với sự tham gia của các chủ thể kinh tế hai nước trong các lĩnh vực tư vấn thiết kế, bảo hiểm dầu khí, đào tạo, chuyển giao công nghệ, nông nghiệp, du lịch…
Tính đến kinh nghiệm hợp tác giáo dục hiệu quả trước đây, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết lập quan hệ đối tác giữa các cơ sở giáo dục hai nước, thể hiện qua việc ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Đại học Quốc gia Phương Đông học Tasken và Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hai bên nhất trí cần tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hợp tác song phương và khẳng định tiếp tục tiến hành tham vấn giữa các cơ quan của hai nước để chuẩn bị cho việc ký kết các văn kiện song phương về các lĩnh vực hợp tác cùng có lợi.
Hai bên đánh giá cao hoạt động của Ủy ban liên chính phủ Việt Nam – U-dơ-bê-ki-xtan về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật, khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hiệu quả hoạt động của cơ chế hợp tác song phương quan trọng này; hài lòng ghi nhận kết quả Khóa họp lần thứ năm Ủy ban liên chính phủ Việt Nam - U-dơ-bê-ki-xtan về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật, diễn ra tại Tasken ngày 13-9 vừa qua.
Hai bên khẳng định sẽ nghiên cứu việc công nhận lẫn nhau quy chế kinh tế thị trường và khả năng ký kết một văn bản tương ứng về vấn đề này.
7. Hai bên trao đổi cụ thể về tình hình quốc tế, bày tỏ ủng hộ việc thiết lập một cấu trúc thế giới công bằng và dân chủ dựa trên tính tối thượng của luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền và lợi ích của tất cả các quốc gia, vai trò trung tâm của Liên hợp quốc trong hệ thống quan hệ quốc tế hiện nay.
Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cộng đồng quốc tế cần tiếp tục nỗ lực khắc phục khó khăn trong tình hình kinh tế thế giới hiện nay, hoàn thiện cấu trúc tài chính và kinh tế thế giới, trong đó có tính đến vai trò ngày càng tăng của các nước đang phát triển trong các tiến trình kinh tế thế giới.
8. Hai bên bày tỏ hài lòng về sự phối hợp hiệu quả hiện nay trong khuôn khổ Liên hợp quốc, ASEAN, cơ chế Đối thoại hợp tác châu Á, Ngân hàng Phát triển châu Á và các thiết chế chính trị và tài chính quốc tế hàng đầu khác; nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại chính trị về các vấn đề cơ bản của nền chính trị quốc tế và khu vực, có tính đến lợi ích của nhau.
Hai bên khẳng định sẵn sàng ủng hộ lẫn nhau trong việc ứng cử vào các khuôn khổ của các tổ chức quốc tế và khu vực nêu trên.
9. Phía Việt Nam bày tỏ cảm ơn lãnh đạo, các cấp chính quyền và nhân dân U-dơ-bê-ki-xtan đã hỗ trợ, giúp đỡ cộng đồng Việt Nam đang sinh sống tại U-dơ-bê-ki-xtan. Hai bên thỏa thuận tiếp tục hỗ trợ cho công dân của nước này sinh sống, học tập và làm ăn trên lãnh thổ nước kia và thúc đẩy củng cố quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam và U-dơ-bê-ki-xtan.
Thủ tướng U-dơ-bê-ki-xtan nhấn mạnh, chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam mang tính lịch sử, nâng quan hệ hai nước lên một tầm cao mới và mở ra nhiều triển vọng hợp tác giữa U-dơ-bê-ki-xtan và Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ cảm ơn lãnh đạo và nhân dân U-dơ-bê-ki-xtan về sự đón tiếp nồng hậu và trân trọng mời Thủ tướng Sa-cát Mi-rơ-di-ô-ép thăm Việt Nam vào thời gian thích hợp. Thời gian chuyến thăm sẽ được thu xếp qua đường ngoại giao./.
Giảm lãi suất cho vay cần sự chung tay của cả Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại  (04/10/2011)
Cu-ba đẩy mạnh cải cách kinh tế  (04/10/2011)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 26-9-2011 đến ngày 2-10-2011)  (04/10/2011)
Đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo tinh thần Đại hội XI của Đảng  (04/10/2011)
Hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại U-dơ-bê-ki-xtan  (04/10/2011)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên