WB và IMF tìm giải pháp cho những thách thức kinh tế toàn cầu
Phát biểu khai mạc phiên họp, Tổng Giám đốc IMF Cri-xtin La-gác-đơ (Christine Lagarde) cảnh báo: thế giới có thể chứng kiến nhu cầu suy giảm nếu kinh tế Mỹ và châu Âu không trở lại đúng hướng và phục hồi sức tăng trưởng. Điều cần làm hiện nay là một hành động tập thể. Chính vì vậy, 187 nước thành viên cần đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự. Bà La-gác-đơ cũng nhấn mạnh vai trò của IMF và hy vọng hội nghị lần này có thể mở ra những biện pháp như "kim chỉ nam" để từ đó mỗi nước có thể tìm ra hướng phục hồi kinh tế của riêng mình.
Trong khi đó, Chủ tịch WB Rô-bớt Dô-ê-lích (Robert Zoellick) nhấn mạnh, kinh tế thế giới đang ở trong “vùng nguy hiểm”. Lãnh đạo cơ quan tiền tệ quốc tế này cảnh báo châu Âu và Mỹ cần kiểm soát được các cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng tồi tệ của mình, đồng thời tiến hành những biện pháp nhằm ngăn chặn nguy cơ ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu. Theo ông Rô-bớt Dô-ê-lích, với tình hình kinh tế thế giới hiện nay không hành động là vô trách nhiệm.
Chủ tịch Ban lãnh đạo hội nghị, ông Hu-bớt In-gra-ham (Hubert Ingraham) đánh giá, thế giới đang phải đối mặt với một loạt thách thức cam go, trong đó có tăng trưởng kinh tế yếu kém, các cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu, tình trạng hỗn loạn trên thị trường tài chính và tỷ lệ thất nghiệp cao. Theo ông In-gra-ham, giá lương thực tăng cao và biến động, biến đổi khí hậu và bất bình đẳng giới cũng nằm trong những thách thức tác động tới những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới.
Dự kiến hội nghị thường niên của IMF và WB sẽ kéo dài tới ngày 25-9, trong đó có một loạt hội nghị chuyên đề và nhiều sự kiện bên lề liên quan./.
Mục lục Tạp chí Cộng sản số 827 (9 - 2011)  (23/09/2011)
Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam làm việc tại I-ta-li-a  (23/09/2011)
Việt Nam ưu tiên cao nhất an toàn và an ninh trong sử dụng hòa bình công nghệ hạt nhân  (23/09/2011)
Châu Âu tìm cách hoãn vô thời hạn cuộc bỏ phiếu công nhận Nhà nước Pa-le-xtin độc lập  (23/09/2011)
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực nhân quyền  (23/09/2011)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên