Mỹ công bố kế hoạch giúp thu về 3.600 tỉ USD
Kế hoạch của Tổng thống B. Ô-ba-ma, cùng với khoản tiết kiệm đã đạt được trong thỏa thuận trần nợ tháng 8, dự kiến sẽ cắt giảm hơn 4.000 tỉ USD thâm hụt trong 10 năm. Thâm hụt ngân sách Mỹ năm 2011 dự kiến khoảng 1.300 tỉ USD. Tuy nhiên, các nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã bác bỏ kế hoạch được cho là gây nguy hiểm và làm rõ rằng, đề xuất này có ít cơ hội để được ban hành thành luật. Đảng Cộng hòa liên tục phản đối các biện pháp tăng thuế, cho rằng sẽ làm tổn thương nền kinh tế vốn đang gặp khó khăn bằng việc tăng gánh nặng việc làm cho doanh nghiệp.
Đây là những phát biểu của Tổng thống B. Ô-ba-ma trước khi lên đường đến Niu Yoóc (New York) tham dự khóa họp lần thứ 66 Đại Hội đồng Liên hợp quốc. Khoảng một nửa khoản tiền đóng góp vào mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách này là từ việc tăng thuế đối với những người giàu và các tập đoàn, công ty lớn. Kể từ đầu năm 2011 tới nay, đây là lần thứ tư, Tổng thống B. Ô-ba-ma đề xuất các gói cắt giảm thâm hụt ngân sách. Trong kế hoạch mới, ông từ bỏ ý tưởng trước đây muốn cải tổ triệt để hệ thống chăm sóc y tế vì nó đụng chạm tới đông đảo cử tri cao niên.
Tại Oa-sinh-tơn, trong văn bản kế hoạch mới trình lên Ủy ban hỗn hợp của Quốc hội về cắt giảm thâm hụt ngân sách, Tổng thống B. Ô-ba-ma đề xuất một cuộc cải tổ sâu, rộng trong bộ luật thuế, theo đó thu về cho ngân sách liên bang 1.500 tỉ USD, bao gồm 800 tỉ USD từ việc hủy bỏ mức thuế ưu đãi mà chính quyền tiền nhiệm Gioóc-giơ W. Bu-sơ (George W. Bush) đã dành tặng cho những người giàu. Hiện có khoảng 22.000 hộ gia đình ở Mỹ có thu nhập hàng năm trên 1 triệu USD chỉ phải trả mức thuế thấp hơn 15% so với mức đóng góp lẽ ra họ phải trả. Các nguồn thu ngân sách còn lại là từ việc chấm dứt các khoản trợ cấp cho các tập đoàn và công ty dầu khí, khắc phục những lỗ hổng trong chính sách thuế mà xưa nay các công ty vẫn lợi dụng.
Nguồn thu mới cho ngân sách liên bang trong 10 năm tới còn bao gồm 580 tỉ USD từ việc cắt bỏ một số dịch vụ của các tổ chức quản lý và cấp phát dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe cộng với các khoản trợ giá cho nông nghiệp. Khoảng 430 tỉ USD là nguồn thu mới từ việc hạ thấp tỉ lệ lãi suất đối với các khoản nợ quốc gia. Với hơn 900 tỉ USD cắt giảm chi tiêu mà Quốc hội đã phê chuẩn, trong đó có việc rút dần các lực lượng Mỹ tại I-rắc và Áp-ga-ni-xtan, tổng nguồn thu mới góp phần cắt giảm thâm hụt ngân sách trong 10 năm là khoảng hơn 4.000 tỉ USD.
Các quan chức Nhà Trắng lạc quan dự báo nhiều khoản mục trong kế hoạch mới dễ dàng nhận được sự đồng tình của Quốc hội. Việc phê chuẩn cả gói được dự báo là khó khăn, do vậy, trong kế hoạch trình lên Quốc hội, Tổng thống B. Ô-ba-ma để ngỏ những vấn đề có thể thương thảo với các nghị sỹ Cộng hòa trong vòng hai tháng tới. Vấn đề bị các nghị sỹ Cộng hòa phản đối nhiều nhất là "Quy tắc Buffet" (Buffet Rule) - đặt theo tên của tỉ phú Oa-rần Bắp-phít (Warren Buffet) - theo đó tăng thuế thu nhập đối với những người giàu nhất nước Mỹ. Ngày 15-8 vừa qua, trong bài viết trên "Thời báo Niu Yoóc" (New York Times), chủ nhân của khối tài sản 50 tỉ USD này cho biết, mỗi năm ông ta chỉ phải trả dưới 7 triệu USD thuế thu nhập liên bang, chiếm 17% tổng thu nhập, một tỉ lệ thấp hơn rất nhiều so với mọi nhân viên trong văn phòng của ông ta.
Ngay sau khi kế hoạch mới được công bố, một số nghị sỹ chóp bu của Đảng Cộng hòa đã lên tiếng bác bỏ, cho rằng "Quy tắc Buffet" là phản tác dụng vì thiểu số những người giàu có này là lực lượng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân Mỹ. Chủ tịch Ủy ban Ngân sách Hạ viện, Hạ nghị sỹ Đảng Cộng hòa Pôn Ri-an (Paul Ryan) phát biểu trên kênh truyền hình "Fox News" cho rằng, nếu đánh thuế cao hơn đối với những người tạo ra việc làm thì sẽ dẫn tới tình trạng ít việc làm được tạo ra. Một số nhà kinh tế bảo thủ cảnh báo rằng, chủ trương tăng thuế của Nhà Trắng đối với các triệu phú, các tập đoàn và công ty lớn có nguy cơ làm giảm các nguồn vốn đầu tư đang rất cần để phục hồi đà tăng trưởng của kinh tế Mỹ.
Nhà Trắng đề xuất biện pháp mới trong bối cảnh nợ quốc gia và thâm hụt ngân sách của Mỹ ngày càng gia tăng trong khi bảng thuế thu nhập lại ở mức thấp nhất trong 60 năm qua. Tính đến cuối tháng 6-2011, tổng nợ quốc gia của Mỹ đã lên tới 15.003 tỉ USD, chiếm 98% GDP. Thâm hụt ngân sách liên bang của Mỹ năm 2011 dự kiến 1.300 tỉ USD. Trong khi đó, thuế thu nhập liên bang của Mỹ cao nhất hiện ở mức 35%, chỉ bằng một nửa so với cách đây 30 năm và chỉ bằng hơn một phần ba so với mức 91% năm 1950 của thế kỷ trước. Theo tính toán sơ bộ, nếu áp mức thuế 50% đối với những người có thu nhập trên 1 triệu USD/năm thì ngân sách liên bang cũng thu thêm được hơn 48 tỉ USD trong vòng 10 năm./.
Việt Nam và Trung Quốc chủ trương đưa hợp tác quốc phòng - quân sự đi vào chiều sâu  (20/09/2011)
Hội nghị trao đổi công tác giữa Ban Tổ chức Trung ương với các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương  (20/09/2011)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hội kiến Chủ tịch Thượng viện Cam-pu-chia Chia Xim  (20/09/2011)
Chủ tịch nước thăm và làm việc với Bộ Quốc phòng và Bộ Công an  (20/09/2011)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam