Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Xin-ga-po
16:12, ngày 09-09-2011
Chiều 8-9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Xin-ga-po K.San-mu-gam đang thăm và làm việc ở nước ta.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hoan nghênh và đánh giá cao chuyến thăm Việt Nam đầu tiên với tư cách là Bộ trưởng Ngoại giao của ngài K.San-mu-gam. Vui mừng trước mối quan hệ hữu nghị Việt Nam - Xin-ga-po đang phát triển tốt đẹp với nhiều tiềm năng, cơ hội hợp tác, nhất là kinh tế, thương mại, đầu tư và du lịch, Thủ tướng mong muốn hai bên cần tiếp tục nỗ lực thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Trong đó, ưu tiên thực hiện Hiệp định kết nối hai nền kinh tế mà Chính phủ Việt Nam và Xin-ga-po đã ký kết. Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, hai nước cũng cần tiếp tục xúc tiến hợp tác nhiều hơn trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe, quốc phòng - an ninh…
Bộ trưởng Ngoại giao Xin-ga-po K.San-mu-gam thông báo với Thủ tướng những kết quả tốt đẹp trong cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam; hai bên đạt được sự đồng thuận trong nhiều vấn đề về hợp tác kinh tế thương mại, cũng như thống nhất cho rằng, gìn giữ hòa bình, ổn định, tự do hàng hải ở Biển Đông là lợi ích của các nước trong khu vực và trên thế giới. Trên tinh thần đó, Bộ trưởng K.San-mu-gam cho biết Xin-ga-po hoan nghênh cơ chế hướng dẫn thực hiện Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông DOC và mong muốn Bộ quy tắc về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông COC sớm được thảo luận và thông qua.
Bộ trưởng K.San-mu-gam cho biết: các doanh nghiệp Xin-ga-po luôn coi Việt Nam là điểm đầu tư hấp dẫn, môi trường đầu tư ổn định, hiệu quả; mong muốn Chính phủ Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện để ngày càng có nhiều nhà đầu tư Xin-ga-po tới Việt Nam hợp tác kinh doanh. Đánh giá cao các thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực lương thực, Ngoại trưởng K.San-mu-gam bày tỏ hy vọng Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác và là nhà cung cấp lương thực ổn định cho Xin-ga-po trong thời gian tiếp theo./.
Bộ trưởng Ngoại giao Xin-ga-po K.San-mu-gam thông báo với Thủ tướng những kết quả tốt đẹp trong cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam; hai bên đạt được sự đồng thuận trong nhiều vấn đề về hợp tác kinh tế thương mại, cũng như thống nhất cho rằng, gìn giữ hòa bình, ổn định, tự do hàng hải ở Biển Đông là lợi ích của các nước trong khu vực và trên thế giới. Trên tinh thần đó, Bộ trưởng K.San-mu-gam cho biết Xin-ga-po hoan nghênh cơ chế hướng dẫn thực hiện Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông DOC và mong muốn Bộ quy tắc về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông COC sớm được thảo luận và thông qua.
Bộ trưởng K.San-mu-gam cho biết: các doanh nghiệp Xin-ga-po luôn coi Việt Nam là điểm đầu tư hấp dẫn, môi trường đầu tư ổn định, hiệu quả; mong muốn Chính phủ Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện để ngày càng có nhiều nhà đầu tư Xin-ga-po tới Việt Nam hợp tác kinh doanh. Đánh giá cao các thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực lương thực, Ngoại trưởng K.San-mu-gam bày tỏ hy vọng Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác và là nhà cung cấp lương thực ổn định cho Xin-ga-po trong thời gian tiếp theo./.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ  (09/09/2011)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp mặt các cháu thiếu nhi huyện đảo Trường Sa, miền biển Đà Nẵng  (09/09/2011)
Thư của Chủ tịch nước gửi các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu 2011  (09/09/2011)
Ngân hàng Trung ương châu Âu hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Eurozone  (09/09/2011)
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ  (09/09/2011)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên