Thiết lập mối quan hệ đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - Nhật Bản
Trong cuộc hội đàm tại Phủ Thủ tướng Nhật Bản, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nhật Bản Fu-ku-da đã nhất trí thông qua Chương trình hợp tác hướng tới quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Tại cuộc hội đàm, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Nhật Bản Fu-ku-da đều khẳng định quyết tâm thiết lập mối quan hệ đối tác kinh tế toàn diện, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì sự phát triển và phồn vinh của châu Á.
Hội đàm giữa Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Fu-ku-da |
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là hết sức coi trọng và ưu tiên phát triển quan hệ với Nhật Bản.
Thủ tướng Nhật Bản Fu-ku-da cho rằng, Việt Nam trở thành một nền kinh tế đang nổi lên và là động lực cho sự phát triển kinh tế khu vực. Nhật Bản sẽ tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong cải cách kinh tế, xóa đói giảm nghèo và thúc đẩy các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam.
Thủ tướng Fu-ku-da cam kết, Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ phát triển Khu vực sông Mê Kông, Hành lang kinh tế Đông - Tây, Tam giác Phát triển.
Hai bên khẳng định quyết tâm tiếp tục hợp tác hiệu quả và thúc đẩy các dự án lớn phát triển kết cấu hạ tầng của Việt Nam, bao gồm các cầu, cảng, đường giao thông và các công trình chủ chốt khác. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đề nghị Nhật Bản tham gia tích cực vào dự án phát triển giao thông đô thị ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Hướng tới kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản trong năm 2008, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn các cấp, thúc đẩy giao lưu văn hoá, giáo dục và du lịch nhằm thắt chặt quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.
Sáng 27-11, trước sự chứng kiến của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết 25 hợp đồng kinh tế và thoả thuận trị giá hơn 4,5 tỉ USD. Trong đó, lớn nhất là thoả thuận giữa Tập đoàn đầu tư Sài gòn và Tập đoàn Ma-ru-be-ni về thiết lập đối tác chiến lược và xây dựng một tổ hợp năng lượng và công nghiệp tại tỉnh Bình Định trị giá 1,5 tỉ USD. Đây là dự án sản xuất điện bằng sức gió ở quy mô công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam. |
Tại cuộc gặp gỡ với báo chí sau hội đàm, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Thủ tướng Fu-ku-da, đã thông báo kết quả cuộc hội đàm.
Thủ tướng Fu-ku-da bày tỏ vinh dự được đón tiếp Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, nguyên thủ Việt Nam đầu tiên sang thăm cấp nhà nước Nhật Bản. Thủ tướng Fu-ku-da cũng bày tỏ mong muốn được đón Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng sớm sang thăm chính thức Nhật Bản, góp phần thắt chặt quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước. Thủ tướng Fu-ku-da cảm ơn Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã mời Thủ tướng sang thăm chính thức Việt Nam.
Đề cập quan hệ kinh tế giữa hai nước, Thủ tướng Fu-ku-da cho biết, trong cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo đã thống nhất để sớm đi đến ký kết Hiệp định đối tác kinh tế và cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam, hai bên sẽ bắt đầu giai đoạn 3 của sáng kiến chung Nhật Bản - Việt Nam.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết hoan nghênh việc Nhật Bản mời Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng sang thăm chính thức Nhật Bản. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng thông báo, thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Chủ tịch nước đã trân trọng mời Nhà Vua và Hoàng hậu, Hoàng Thái tử và Công nương, các thành viên trong Hoàng gia Nhật Bản thăm Việt Nam.
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chứng kiến các doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam ký kết các hợp đồng kinh tế trị giá hơn 4,5 tỉ USD -Ảnh VOV |
Về sự cố sập nhịp cầu dẫn cầu Cần Thơ, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cho biết hai bên cùng cho rằng đây là sự cố đáng tiếc, ngoài ý muốn của cả hai bên. Hai bên đánh giá cao sự hợp tác chặt chẽ làm rõ nguyên nhân và xử lý thoả đáng tai nạn, không làm ảnh hưởng đến quan hệ tốt đẹp giữa hai nước; đồng thời nhất trí cần tăng cường tính an toàn trong việc thực hiện các dự án về hợp tác kinh tế.
Quốc hội Nhật Bản ủng hộ các thỏa thuận cấp cao giữa hai nước
Trước khi hội đàm với Thủ tướng Fu-ku-da, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã gặp Chủ tịch Hạ viện Yo-hei Ko-no, Chủ tịch Thượng viện Sat-su-ki E-da. Tại các cuộc gặp, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh, Nhà nước và nhân dân Việt Nam cảm ơn và đánh giá cao sự ủng hộ của Quốc hội Nhật Bản đối với Việt Nam trong thời gian qua, Chủ tịch nước mong rằng, Quốc hội và Chính phủ Nhật Bản tiếp tục dành cho Việt Nam sự hợp tác và giúp đỡ to lớn, có hiệu quả, nhất là đối với các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm như hai bên đã thoả thuận.
Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết chuyển lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng mời Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Yo-hei Ko-no sang thăm Việt Nam.
Hai nhà lãnh đạo Quốc hội Nhật Bản khẳng định: Quốc hội Nhật Bản sẽ ủng hộ các thoả thuận mà lãnh đạo cấp cao hai nước đạt được, quyết tâm thúc đẩy quan hệ Nhật-Việt phát triển cả về chiều sâu và bề rộng. Lãnh đạo Quốc hội Nhật Bản trân trọng nhờ Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết mời Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng sang thăm chính thức Nhật Bản vào mùa Xuân năm 2008.
Những cống hiến vĩ đại cho di sản chủ nghĩa Mác - Lê-nin  (29/11/2007)
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia”  (29/11/2007)
Kinh nghiệm cải cách hành chính ở một số nước trong khu vực  (28/11/2007)
Cải cách hành chính ở Thành phố Hồ Chí Minh - nhân tố góp phần phát triển kinh tế nhanh và bền vững  (28/11/2007)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên