Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát
Tại cuộc họp giao ban với các sở, ban, ngành và ủy ban nhân dân 24 quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh bàn biện pháp thực hiện kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững cho những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009, Ủy ban nhân dân Thành phố cho biết, hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Thành phố vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định. Trong 10 tháng năm 2008, kinh tế Thành phố tiếp tục tăng trưởng khá tốt. Ðến nay, tổng thu ngân sách trên địa bàn Thành phố đạt 104.071,7 tỉ đồng, bằng 105,24% dự toán cả năm, tăng 48,3% so cùng kỳ. Như vậy Thành phố đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu thu ngân sách, dự kiến đến cuối năm, sẽ thu vượt khoảng 6.000 tỉ đồng.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong 10 tháng ước đạt 19,69 tỉ USD, tăng 32,8%; doanh thu ngành dịch vụ du lịch tăng 27%, đạt 24.800 tỉ đồng... Trong tháng 10, chỉ số giá tiêu dùng giảm 0,24% so với tháng trước, song so với cùng kỳ năm trước vẫn ở mức độ cao (tăng 25,69%). Theo đánh giá của Ủy ban nhân dân Thành phố, một số biện pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ đã phát huy tác dụng nên giá hàng hóa tiêu dùng trên thị trường có xu hướng chững lại và giảm. Thêm vào đó, giá hàng hóa trên thế giới cũng có xu hướng giảm nên đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập nguyên vật liệu để sản xuất có mức hạ hơn so với những tháng đầu năm.
Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới, sức tiêu thụ hàng hóa có xu hướng giảm. Thị trường xuất khẩu có chiều hướng thu hẹp, sản xuất công nghiệp tháng đầu quý IV tăng chậm hơn các tháng trước.
Trong những tháng cuối năm, các sở, ngành tiếp tục rà soát từng công việc còn “nợ” để phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Ngoài việc thực hiện triệt để các biện pháp kiềm chế tăng giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu, lương thực thực phẩm, các sở, ngành, các doanh nghiệp tập trung vào tạo nguồn hàng bằng cách hạn chế nhập khẩu hàng nông sản, lương thực, thực phẩm, ưu tiên thu mua, sử dụng hàng trong nước, hỗ trợ bà con nông dân. Các doanh nghiệp và ngân hàng phối hợp chặt chẽ để đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, khẩn trương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Lê Hoàng Quân nhấn mạnh, phát triển kinh tế bền vững phải đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường; đẩy mạnh chống buôn lậu, chống gian lận thương mại, xử lý nghiêm những hành vi “găm” hàng trục lợi./.
Mốc mới quan trọng củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác chiến lược Việt – Nga  (28/10/2008)
Ấn Độ chinh phục Mặt Trăng  (28/10/2008)
Nông, lâm nghiệp và thủy sản tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2008 của Thành phố Hồ Chí Minh  (28/10/2008)
Đổi mới cách xây dựng chiến lược  (28/10/2008)
Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tới xuất khẩu nông sản Việt Nam  (28/10/2008)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay