Gần một nửa số dân Việt Nam sẽ sống tại đô thị vào 2020
Theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNFPA), quá trình đô thị hóa ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ và tỷ lệ người Việt Nam sốngở các khu vực thành thị sẽ tăng từ 27% hiện nay lên45% (tức 46 triệu người) vào năm 2020.
Theo Trưởng Đại diện UNFPA Ian Howie: đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra mạnh mẽ bởi việc người dân di cư từ nông thôn ra thành thị và quá trình này có tiềm năng cải thiện cuộc sống người dân; “ở thành phố, cánh cửa được mở rộng hơn cho phụ nữ khi tham gia vào đời sống chính trị, xã hội”; “đô thị cũng có các dịch vụ sức khỏe và y tế tốt hơn ở nông thôn. Quá trình đô thị hóa còn mang lại những thay đổi tích cực về mặt văn hóa, giúp cho phụ nữ được giải phóng khỏi những phân biệt đối xử đối với họ”. Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam là một tất yếu bởi “không một quốc gia nào khi đã đạt mức tăng trưởng kinh tế cao mà không phải trải qua quá trình đô thị hóa”.
Tính đến nay, Việt Nam có khoảng 500 khu đô thị với nhiều quy mô, nơi sinh sống của 27% trong tổng số 85 triệu dân Việt Nam.
UNFPA cho rằng: đô thị hóa đang tiếp sức cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa ở Việt Nam, tuy nhiên để đáp ứng sự gia tăng dân số thành thị thời gian tới, Việt Nam cần đưa ra một tầm nhìn dài hạn về quy hoạch đô thị.
Trong bối cảnh đó, các nhà hoạch định chính sách cần đưa ra tầm nhìn dài hạn không chỉ 10 hay 20 năm mà thậm chí 50 đến 100 năm và xác định vị trí nào người dân di cư sẽ sống ở đó, để cung cấp kết cấu hạ tầng như điện nước và cấp thoát nước nhằm tạo điều kiện cho họ.
Ông Howie còn cho rằng, tầm nhìn này cần đề cập đến việc gìn giữ những ưu thế vốn có ở các thành phố của Việt Nam và tập trung vào phát triển các thành phố vệ tinh nhằm giảm thiểu sự tập trung quá đông dân cư trong một thành phố giống như một vài nước trên thế giới. “Nếu bắt tay vào việc ngay từ bây giờ sẽ tạo ra một sự khác biệt lớn về điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường trong tương lai tại các thành phố đang phát triển ở Việt Nam”.
Học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở Việt Nam (từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX)  (22/11/2007)
Cộng đồng các quốc gia độc lập - quá trình hình thành và phát triển  (22/11/2007)
Những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh  (22/11/2007)
Kết thúc thắng lợi kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XII  (22/11/2007)
Tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN - 13. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo  (21/11/2007)
Phiên họp toàn thể Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 13  (21/11/2007)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên