15 năm quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Hàn Quốc
Ngày 22-12-1992, Việt Nam và Hàn Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Kể từ đó đến nay đã mười lăm năm trôi qua, mối quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc là mối quan hệ lịch sử lâu dài, hiện nay đã trở thành mối quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI và ngày càng phát triển.
1. Hợp tác chính trị - ngoại giao
- Hiệp định hợp tác kỹ thuật - kinh tế (2-1993);
- Hiệp định về bảo đảm đầu tư (5-1993);
- Hiệp định mậu dịch (5-1993);
- Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (5-1994);
- Hiệp định văn hoá (8-1994);
- Hiệp định hợp tác thuế quan (3-1995)
- Hiệp định giao lưu khoa học- kỹ
thuật; Hiệp định hợp tác vận tải biển (4-1995);
- Hiệp định năng lượng nguyên tử (11-1996);
- Hiệp định miễn visa cho nhân viên ngoại giao và hộ chiếu công vụ (12-1998);
- Hiệp định du lịch (8-2002); |
Từ sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, lãnh đạo cấp cao hai nước thường xuyên tổ chức các chuyến thăm chính thức nhằm tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển trên mọi lĩnh vực. Phía Việt Nam có các chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng Võ Văn Kiệt (5-1993), Tổng Bí thư Đỗ Mười (4-1995), Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh (3- 1998), Chủ tịch nước Trần Đức Lương (8-2001), Thủ tướng Phan Văn Khải (9-2003), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (7-2004). Các nhà lãnh đạo cấp cao Hàn Quốc sang thăm Việt Nam có Thủ tướng Li Yơng Đắc (8-1994), Chủ tịch Quốc hội Kim Su Han (8-1996), Tổng thống Kim Yơng Sam (11-1996), Tổng thống Kim Đắc Yung (12-1998), Thủ tướng Li Han Đông (4-2002), Chủ tịch Quốc hội Pắc Quan Yung (9-2003), Tổng thống Rô Mô Hiên (10-2004), Thủ tướng Li Hi Chan (4-2005), Chủ tịch Quốc hội Kim Uôn Ki (1-2006).
Trong giai đoạn 1993 - 2002, tại các cuộc hội kiến giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, nhiều hiệp định hợp tác song phương trên các lĩnh vực như kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học giáo dục, kỹ thuật công nghệ, giao lưu văn hoá, du lịch đã được ký kết. Đây là cầu nối để hai nước xích lại gần nhau hơn.
2. Hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư
- Về thương mại. Hàn Quốc là bạn hàng lớn thứ 4 của Việt Nam và đứng thứ 10 trong số các thị trường xuất khẩu sang Việt Nam. Kim ngạch hai chiều Hàn Quốc - Việt Nam trong những năm qua tăng đáng kể: năm 2002 đạt 2,75 tỉ USD, năm 2003 đạt 3,116 tỉ USD (trong đó Việt Nam xuất sang Hàn Quốc 0,492 tỉ USD, nhập từ Hàn Quốc 2,624 tỉ USD), năm 2004 đạt 3,932 tỉ USD, năm 2005 đạt 4,125 tỉ USD, năm 2006 đạt hơn 5 tỉ USD, trong đó giá trị hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 700 triệu USD, nhập khẩu từ Hàn Quốc hơn 4 tỉ USD. Về phía mình, Việt Nam là nước bạn hàng đứng thứ 25 của Hàn Quốc (là thị trường xuất khẩu đứng thứ 15, thị trường nhập khẩu đứng thứ 35 của Hàn Quốc). Do sự gia tăng xuất khẩu, quy mô xuất siêu của Hàn Quốc tăng từ 1,8 tỉ USD vào năm 1999 lên 2,05 tỉ USD vào năm 2003 (Việt Nam là nước đứng thứ 5 trong số các nước nhập siêu của Hàn Quốc: năm 2001 là 1,48 tỉ USD, năm 2002 là 1,8 tỉ USD, năm 2003: 2,132 tỉ USD, năm 2004: 2,6 tỉ USD và năm 2005: 2,74 tỉ USD). Các mặt hàng xuất khẩu chính của Hàn Quốc sang Việt Nam bao gồm thiết bị cơ bản, nguyên vật liệu thô cho các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, vốn đầu tư sử dụng cho ngành công nghiệp như xe máy, sản phẩm thép và kim loại, sản phẩm dầu mỏ, điện và điện tử. Hàn Quốc nhập khẩu từ Việt Nam các mặt hàng chính như thủy sản, bông, nông sản.
- Về đầu tư. Ngay khi Việt Nam công bố Luật Đầu tư nước ngoài, Hàn Quốc đã đầu tư vào nhiều ngành kinh tế Việt Nam, trong đó có những ngành mũi nhọn như: công nghiệp điện - điện tử dân dụng, bưu chính - viễn thông, sản xuất thép, sản xuất ôtô, thăm dò và khai thác dầu khí, sản xuất xi măng, đóng tàu, công nghệ sinh học, công nghệ xây dựng, chế tạo cơ khí; những ngành tận dụng nguồn lao động dồi dào của Việt Nam như dệt may, giày da, kim khí.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hàn Quốc đã đầu tư trực tiếp vào Việt Nam: 3,152 tỉ USD (tính đến tháng 12-2000). Các văn phòng đại diện và cơ sở kinh tế của Hàn Quốc đặt tại Việt Nam ngày càng phát triển, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các khu công nghiệp như Bình Dương, Đồng Nai...
Từ năm 2002, trong số các nước ASEAN, Việt Nam là đối tượng đầu tư hàng đầu của Hàn Quốc. Tính đến tháng 12-2006, tổng vốn đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam đã đạt hơn 6 tỉ USD, hơn 1.183 dự án hiện đang còn hiệu lực.
Hiện nay, có trên 20 tập đoàn Hàn Quốc có số vốn đầu tư trên 20 triệu USD đang làm ăn ở Việt Nam, trong đó có các tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc như Đai-u, Hun-đai, Gôn-xta, Pô-xcô... Các tập đoàn này chủ yếu đầu tư với quy mô lớn trong lĩnh vực công nghiệp nặng như sắt thép, điện tử, xe hơi. Gần đây, Hàn Quốc mở rộng đầu tư nhỏ hơn do các công ty vừa và nhỏ thực hiện. Các công ty này đang đầu tư vào các lĩnh vực cần nhiều lao động như ngành bông vải sợi, may mặc, giày dép, cặp sách. Một số lượng ngày càng tăng các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng đang đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao như công nghệ viễn thông (CDMA).
Các dự án chính được Hàn Quốc viện trợ bao gồm xây dựng: trường học, bệnh viện ở miền Trung, trường Kỹ thuật công nghiệp Việt - Hàn; phòng giao dịch chứng khoán; trường Đào tạo việc làm; Trung tâm khoa học - kỹ thuật Việt - Hàn. Đặc biệt, Hàn Quốc đã cung cấp 2 triệu USD cho dự án xây dựng 40 trường tiểu học (2001-2002), 3 triệu USD cho dự án xây bệnh viện ở các thành phố trung tâm (2002-2004). |
- Về viện trợ. Từ năm 1991 đến năm 2003, Hàn Quốc đã viện trợ không hoàn lại 41 triệu USD cho Việt Nam thông qua Quỹ Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA). Trong đó, Hàn Quốc tài trợ cho 25 dự án, giúp đào tạo 1.437 nghiên cứu sinh Việt Nam tại Hàn Quốc, gửi 33 chuyên gia Hàn Quốc và 102 đoàn tình nguyện viên sang Việt Nam, viện trợ 42.000 USD cho Quỹ cứu trợ khẩn cấp của Việt Nam.
Ngoài ra, Hàn Quốc còn viện trợ cho Việt Nam 5 công trình có vốn từ Quỹ Hợp tác và phát triển kinh tế (EDCF) với tổng số tiền là 161 triệu USD (dự án nâng cấp đường sá, nhà máy nước Thiện Tân, nhà máy nhiệt điện, dự án dây chuyền sản xuất vắc - xin,…).
3. Hợp tác văn hoá, giáo dục, du lịch
Từ năm 1990 đến nay, thông qua nhiều kênh, văn hoá Hàn Quốc đã đến với người Việt Nam. Sự du nhập của văn hoá Hàn Quốc vào Việt Nam là một sự du nhập chủ động theo chính sách chính trị, kinh tế và văn hoá có định hướng của hai nước. Trước hết là hợp tác về kinh tế, sau đó là hợp tác về giáo dục, khoa học và giao lưu văn hóa nghệ thuật. Hai nước cùng có nhiều nét tương đồng trong văn hoá truyền thống do đó dễ có được sự đồng cảm.
Văn hoá Hàn Quốc còn đến với Việt Nam thông qua những lưu học sinh, công nhân làm việc và học tập tại Hàn Quốc, qua nhu cầu học tập ngôn ngữ Hàn Quốc, hiểu biết về văn hoá, lịch sử Hàn Quốc của người Việt Nam.
Tháng 8-1994, Đại sứ Hàn Quốc Pắc Kun U và Thủ tướng Vũ Khoan đã ký Hiệp định Văn hoá tại Hà Nội (hiệp định có hiệu lực trong vòng 5 năm và tự động gia hạn 5 năm 1 lần). Hai nước đã thống nhất chia sẻ những kinh nghiệm quản lý, các phương pháp, điều kiện, kỹ thuật; xúc tiến hợp tác giáo dục và khoa học; giao lưu giữa các viện nghiên cứu văn hoá- nghệ thuật; hợp tác giữa các hội văn học- nghệ thuật, hội nhà văn, hội mỹ thuật, hội nghệ sĩ sân khấu, hội nghệ sĩ múa, hội nhạc sĩ, hội nghệ sĩ nhiếp ảnh...
Gần đây, hai nước đã thông qua Chương trình trao đổi văn hoá giai đoạn 2005-2008. Hoạt động chính bao gồm hợp tác và trao đổi giữa bảo tàng của hai bên; trao đổi kinh nghiệm, thông tin, tư liệu cũng như chuyên gia trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật; đẩy mạnh sự hiểu biết về nền văn học truyền thống cũng như đương đại của Việt Nam và Hàn Quốc thông qua trao đổi tạp chí về văn học, thông tin về hoạt động văn học, dịch và in ấn các tác phẩm văn học đương đại nổi tiếng.
Đặc biệt, ngày 12-11-2007 vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã phối hợp với Bộ Ngoại giao và Thương mại, Bộ Văn hóa và Du lịch cùng Ủy ban Thông tin quốc gia của Hàn Quốc tổ chức Tuần Văn hóa Việt Nam tại Xơ-un nhằm giới thiệu về cuộc sống, con người, những nét đặc trưng của nền văn hóa truyền thống, phong phú, giàu bản sắc dân tộc của Việt Nam. Những sự kiện quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc cũng được giới thiệu với người dân Hàn Quốc trong dịp này.
Trong lĩnh vực điện ảnh, hai nước khuyến khích hợp tác giữa các hãng phim, các tổ chức nghề nghiệp và hội đoàn nghề nghiệp có liên quan; tăng cường hợp tác và trao đổi trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình. Đặc biệt Ủy ban Phát thanh - Truyền hình Hàn Quốc và Bộ Văn hoá- Thông tin Việt Nam ủng hộ các chuyến thăm lẫn nhau của cán bộ cấp cao nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành phát thanh - truyền hình ở cả hai nước.
Ngoài ra, Việt Nam và Hàn Quốc tăng cường hợp tác giáo dục thông qua các chương trình giảng dạy tiếng Hàn ở Việt Nam cũng như nhiều lưu học sinh Việt Nam đã tốt nghiệp đại học, cao học và tiến sĩ tại Hàn Quốc. Từ năm 1994, ngành Hàn Quốc học đã được xây dựng và phát triển. Đối với Việt Nam, việc phát triển ngành Hàn Quốc học giúp cho quan hệ giao lưu và hợp tác về văn hoá- khoa học giữa hai nước Việt - Hàn ngày càng phát triển.
Hợp tác du lịch Việt Nam - Hàn Quốc cũng được chú trọng phát triển. Trong những năm gần đây, Hàn Quốc đã trở thành một thị trường cung cấp khách du lịch trọng điểm của Việt Nam với lượng khách du lịch Hàn Quốc vào Việt Nam tăng trung bình 30%/năm, với 7,5 vạn lượt khách vào năm 2001, 10 vạn lượt khách vào năm 2002, năm 2003 là 13 vạn lượt khách, năm 2004 hơn 20 vạn lượt khách. Kể từ ngày 1-7-2004, Việt Nam thực hiện chính sách miễn thị thực cho khách Hàn Quốc đến Việt Nam dưới 15 ngày. Điều này đã góp phần khuyến khích khách du lịch Hàn Quốc đến với Việt Nam.
4. Hợp tác giữa nhân dân hai nước
Tại các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, số lượng người dân Hàn Quốc sinh sống khá đông đảo (Hà Nội và khu vực lân cận ước tính 1.200 người Hàn Quốc; Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận có khoảng 12.000 người). Các khu phố Hàn Quốc, trường học Hàn Quốc, siêu thị và khách sạn Hàn Quốc tại đây phát triển mạnh. Phần lớn những người dân này học tập và làm việc trong các chi nhánh của các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam.
Tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước còn thể hiện rõ qua việc kết nghĩa giữa các thành phố và các tỉnh của Hàn Quốc và Việt Nam: thành phố Bu-san và thành phố Hồ Chí Minh (năm 995), tỉnh Gi-ong-san-nam-đô và tỉnh Đồng Nai (năm 1996), thủ đô Xơ-un và thủ đô Hà Nội (năm 1996), tỉnh Gi-ong-gi-đô và tỉnh Hà Tây (năm 1996), tỉnh Gi-ong-gi-đô Yang-giu và tỉnh Cần Thơ (năm 1997), thành phố In-chê-ông và thành phố Hải Phòng (năm 1997), tỉnh Gi-ong-san-nam-đô Ma-san và thành phố Đà Nẵng (năm 1997), thành phố In-chê-ông Gi-yang-gu và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (năm 2000), tỉnh Un-san và tỉnh Khánh Hoà (năm 2002), tỉnh Gi-ong-gi-đô Osan và tỉnh Quảng Nam (năm 2004), tỉnh Gi-ong-gi-đô Su-uôn và tỉnh Hải Dương (năm 2004), tỉnh Gu-ong-sang-bu-đô và tỉnh Thái Nguyên (năm 2005), tỉnh Đe-di-ông và tỉnh Bình Dương (năm 2005), tỉnh Gi-ong-gi-đô Yang-du và thành phố Vinh (năm 2005), tỉnh Gi-ong-sang-nam-đô Chang-uôn và tỉnh Mỹ Tho (năm 2006).
5. Triển vọng hợp tác Việt Nam - Hàn Quốc
Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc là quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI. Hàn Quốc ngày càng quan tâm tới Việt Nam, coi Việt Nam là một trong số các quốc gia hàng đầu ở khu vực Đông - Nam Á mà người dân Hàn Quốc muốn đến làm bạn.
Đầu tư vào Việt Nam, Hàn Quốc hướng tới mục tiêu: mở rộng lãnh thổ đầu tư nhằm xuất khẩu vốn, công nghệ, khắc phục những khó khăn về tài nguyên, chi phí lao động, chuyển giao công nghệ phù hợp đối với Việt Nam; tạo công ăn việc làm cho một bộ phận người Hàn Quốc sang Việt Nam tham gia quản lý, điều hành cũng như giữ cương vị quan trọng trong các dự án đầu tư, đem lại cho Hàn Quốc nguồn tài chính đáng kể; phát huy ảnh hưởng về kinh tế, chính trị ra bên ngoài. Ngược lại, quan hệ kinh tế với Hàn Quốc, Việt Nam sẽ có được một số lợi thế như: có thêm nhiều công ăn việc làm nhất là khi tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam đang ngày càng trở nên gay gắt; tăng thêm nguồn vốn đầu tư cho công cuộc xây dựng đất nước; tiếp thu công nghệ hiện đại, đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, học tập kinh nghiệm quản lý, tăng nguồn hàng phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước trong thời gian tới sẽ phát triển nhanh chóng theo hướng thông thoáng hơn trong chính sách khuyến khích đầu tư, hoàn chỉnh những quy định pháp luật, cởi mở trong quản lý hoạt động kinh doanh. Hàn Quốc tiếp tục giữ vị trí đối tác thương mại, đầu tư quan trọng của Việt Nam ở châu Á; Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút hơn nữa các doanh nghiệp Hàn Quốc. Mặc dù còn một số hạn chế và khó khăn về chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, về cơ sở vật chất, hệ thống kết cấu hạ tầng của Việt Nam còn yếu, thủ tục hành chính cồng kềnh không đồng bộ, hệ thống luật pháp của Việt Nam còn lỏng lẻo, thiếu ổn định, gây trở ngại cho quá trình đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam, tuy nhiên, triển vọng quan hệ giữa hai nước trong tương lai cho thấy kinh tế vẫn tiếp tục là lĩnh vực hai bên đều quan tâm thúc đẩy, nhất là trong bối cảnh gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia.
Việt Nam - Hàn Quốc còn tăng cường hợp tác trong lĩnh vực lao động. Hoạt động thành công của khoảng 300 công ty Hàn Quốc ở Việt Nam đã tạo việc làm cho hơn 100.000 công nhân Việt Nam. Hiện nay có khoảng 40.000 người Việt Nam đang lao động ở Hàn Quốc, chiếm 30% tổng số lao động xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài. Trong tương lai cả hai bên sẽ mở rộng các dự án hợp tác về đào tạo nghề, tăng cường trao đổi chính sách và kinh nghiệm cũng như các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp, bảo hiểm xã hội, an toàn công nghiệp…
Mối quan hệ sâu sắc mà hai nước đạt được thông qua các cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo hai nước cũng sẽ là chất xúc tác thúc đẩy nhanh sự hợp tác và phát triển. Trong bối cảnh mới, khi hai nước đã và đang mở rộng hợp tác trong các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, APEC, ASEM, ASEAN, nhất là sau khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Việt Nam ủng hộ Hàn Quốc trong việc giải quyết các vấn đề còn tồn tại trên bán đảo Triều Tiên một cách hòa bình, thông qua đối thoại.
Việc giao lưu trên các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật đã tạo ra nền tảng vững chắc cho việc đẩy mạnh hợp tác song phương thông qua việc tăng cường hiểu biết và tương đồng về văn hóa giữa hai nước. Việt Nam và Hàn Quốc nhất trí mở rộng hơn nữa giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực đa dạng như văn hóa, nghệ thuật, báo chí, thể thao, du lịch; tăng cường giao lưu thế hệ trẻ; tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày lễ lớn của hai nước...
Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp Việt Nam - Hàn Quốc trong thế kỷ XXI góp phần bảo đảm lợi ích của cả Việt Nam, Hàn Quốc, đóng góp tích cực vào duy trì và thúc đẩy xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như trên thế giới./.
Tổng thống U-ru-goay sắp thăm chính thức Việt Nam  (14/11/2007)
Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh lên đường thăm chính thức Ðại Hàn Dân Quốc  (14/11/2007)
Phát triển hợp tác xã dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh và yêu cầu của thời kỳ mới  (13/11/2007)
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức, phát triển hợp tác xã trong thời kỳ mới  (13/11/2007)
Phát triển hợp tác xã ở nước ta trong giai đoạn mới  (13/11/2007)
Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp  (12/11/2007)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên