Tình hình mưa lũ các tỉnh miền Trung
Mưa, lũ xảy ra liên tục diễn biến rất phức tạp.
Trong khoảng thời gian một tháng (từ 14-10 đến 14-11-2007), các sông từ miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận liên tiếp xảy ra nhiều đơt lũ lớn: nhiều sông xảy ra từ 4-5 đợt lũ. Mực nước đỉnh lũ ở hầu hết các triền sông trong các đỉnh lũ đều vượt mức báo động III, nhiều nơi vượt bão động III từ 0,5m đến 1,0m, một số nơi lũ cao hơn năm 1999 và gần bằng mức cao nhất đã từng xảy ra trong quá khứ như ở Giao Thuỷ (sông Vu Gia) và Câu Lâu (trên sông Thu Bồn) tỉnh Quảng Nam, Thạch Hoà (sông Kôn) tỉnh Bình Định. Các sông khác ở Bình Đinh, Phú Yên đều vượt mức lũ năm 1999. Có thể khái quát diễn biến cụ thể về mưa lũ trong 3 đợt mưa lũ lớn:
Đợt mưa lũ từ 14 đến 17-10-2007: từ 14 đến 17-10-2007 các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi đã có mưa to, đặc biệt là các tỉnh từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế có mưa lớn ở khu vực từ Hà Tĩnh đên Quảng Bình và từ Bình Đinh, Phú Yên phổ biến từ 200mm đến 300mm; vùng tâm mưa Thừa Thiên Huế từ 500mm đến 600mm, do mưa lớn, tập trung trong một thời gian ngắn, các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi đã xảy ra một đợt lũ vừa và lớn trên các triền sông. Đỉnh lũ trên phần lớn các sông từ Quảng Trị đến Bình Định đều vượt Báo động III,
Đợt mưa lũ cuối tháng 10 đầu tháng 11-2007:từ 28-10 đến 4-11-2007, do ảnh hưởng của 2 áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào khu vực Quảng Ngãi đến Phú Yên và không khí lạnh, các tỉnh từ Quảng Bình đến Khánh Hoà liên tiếp xảy ra các đợt mưa nối tiếp nhau, trong đó mưa lớn tập trung vào khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên. Tổng lượng mưa đo được ở Quảng Bình, Quảng Trị và Khánh Hoà phổ biến từ 200mm đến 400mm; khu vực từ Thừa Thiên Huế từ đến Phú Yên phổ biến 400mm đến 600mm, một số nơi mưa lớn tới 700mm-800mm. Do mưa lớn gối nhau liên tiếp các tỉnh từ Quảng Bình, đến Khánh Hoà đã xảy ra một đợt lũ kéo dài, gối nhau liên tiếp và có nhiều đỉnh. Các sông ở Quảng Bình, Quảng Trị lũ ở mức báo động I-III; các sông vừa và lớn trên các triền sông. Đỉnh lũ trên phần lớn các sông từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hoà đều vượt báo động III, nhiều sông lũ vượt báo động III trên 1m, riêng các sông ở Bình Định, Phú Yên lũ rất lớn. Mực nước đỉnh lũ sông Kôn, sông Ba và sông Đà Rằng vượt mức lũ năm 1999 và gần bằng mức lũ lớn nhất đã quan trắc được.
Đợt mưa lũ từ 10 đến 14 -11-2007: do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào khu vực Nam Trung Bộ và hoạt động của đới gió đông mạnh, các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định đã xảy ra đợt mưa to đến rất to, một số nơi mưa rất lớn như Nam Đông (Thừa Thiên Huế): 1.072mm, Thượng Nhật (Thừa Thiên Huế) 804mm; Trà My (Quảng Nam): 625mm, Sơn Giang (Quảng Ngãi): 366mm.
Do mưa lớn, tập trung trong một thời gian ngắn, các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định đã xảy ra một đợt lũ lớn trên hầu hết các sông. Các sông ở Thừa Thiên Huế lũ vượt mức báo động III từ 0,5 đế 1,5m; riêng ở Quảng Nam lũ rất lớn. Mực nước đỉnh lũ trên sông Vu Gia tại Ái Nghĩa là 10,36 m trên Báo động III là 1,69m; đều vượt đỉnh lũ năm 1999 và gần bằng lũ lịch sử năm 1964.
Diễn biến của Bão số 7
Bão số 7 hình thành từ vùng áp thấp ở phía Đông Phi-lip-pin. Khi đi vào Biển Đông áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão (cơn bão số 7, tên Quốc tế là Hagibis).Bão số 7 có cường độ rất mạnh, phạm vi ảnh hưởng rộng, diễn biến phức tạp. Khi vượt qua quần đảo Trường Sa, bão di chuyển rất chậm, khi váo cách đất liền các tỉnh từ Bình Định đến Ninh Thuận khoảng 170 km bão hầu như đứng nguyên suốt 30 tiếng và duy trì cường độ mạnh cấp 11, 12. Đêm 24, sáng 25-11 bão bắt đầu chuyển hướng đi ngược trở ra biển, tiếp tục giảm cường độ và không còn khả năng ảnh hưởng tới nước ta./.
Đổi mới tư duy giáo dục trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế  (04/12/2007)
Để phát triển bền vững nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam  (04/12/2007)
Đổi mới tư duy giáo dục trong điều kiện Việt Nam hội nhập quốc tế  (04/12/2007)
Để phát triển bền vững nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam  (04/12/2007)
Nghiên cứu giá trị nhân cách theo phương pháp NEO PI – R cải biên  (03/12/2007)
Kinh tế Việt Nam năm 2006: động thái và triển vọng  (03/12/2007)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên