Những sự kiện trong nước đáng chú ý trong tuần (từ 29-9 đến 5-10-2008)
1. Thế giới đánh giá cao thành tựu phát triển kinh tế - xã hội và vị thế quốc tế của Việt Nam
Ngày 29-9-2008, tại Niu Oóc, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao không chính thức các nước ASEAN (IAMM), cuộc gặp giữa các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với Tổng Thư ký Liên hợp quốc và Chủ tịch Ðại hội đồng Liên hợp quốc khóa 63 bên lề Cuộc thảo luận chung cấp cao Khóa 63 Ðại hội đồng Liên hợp quốc. Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tập trung bàn chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14 và các hội nghị liên quan dự kiến sẽ được tổ chức từ ngày 15 đến 18-12-2008 tại Thái Lan. Các Bộ trưởng Ngoại giao cũng thảo luận và cho ý kiến chỉ đạo về việc triển khai tiếp công tác chuẩn bị cho Hiến chương ASEAN có hiệu lực, kể cả cải tổ Ban Thư ký ASEAN để tăng cường năng lực của Ban Thư ký trong giai đoạn mới. Trong các cuộc tiếp xúc của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm với Trưởng đoàn các nước và lãnh đạo các tổ chức quốc tế, lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong những năm qua và bày tỏ tin tưởng vào triển vọng kinh tế Việt Nam; đồng thời, đánh giá cao vai trò và đóng góp của Việt Nam vào hòa bình, ổn định ở các nước, các khu vực.
2. Thỏa thuận nguyên tắc về Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản
Ngày 29-9-2008, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và ông Mit-xu-ô Xa-ba-ca (Mitsuo Sakaba), Ðại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, chính thức thông báo, Việt Nam và Nhật Bản đã hoàn tất thỏa thuận nguyên tắc về Hiệp định Ðối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (EPA Việt - Nhật). Đây là thỏa thuận song phương mang tính toàn diện, được xây dựng phù hợp với các chuẩn mực và nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), hướng tới mục tiêu tạo sự liên thông thuận lợi về hàng hóa, vốn, công nghệ và lao động có tay nghề của hai nước, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hai nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Một trong những trọng tâm của Hiệp định là tăng cường hợp tác kinh tế trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, du lịch, môi trường, giao thông vận tải. Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam, là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai, và là nguồn đầu tư trực tiếp (FDI) hàng đầu của Việt Nam. Dự kiến, trong năm 2008, kim ngạch thương mại của hai nước sẽ đạt hơn 15 tỉ USD, vượt trước thời hạn 2 năm so với mục tiêu mà lãnh đạo cấp cao hai nước đề ra là 15 tỉ USD vào năm 2010.
3. Trung tâm Di sản thế giới tiếp nhận hồ sơ đề nghị công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội là Di sản văn hóa thế giới
Lễ hội Ka-tê tại tháp Pô Sha I-nư
của đồng bào Chăm |
Từ sáng sớm ngày 29-9-2008, tức 1-9-2008 âm lịch, trùng với ngày 1-7-2008 theo lịch Chăm, khắp các nẻo đường dẫn lên tháp Pô Sha I-nư, đồng bào các dân tộc Chăm trong tỉnh với những bộ trang phục dân tộc đẹp nhất, dập dìu trẩy hội. Vào dịp Ka-tê năm nay, Bình Thuận đăng cai tổ chức Hội thi thể thao dân tộc Chăm toàn quốc, nên nhiều đồng bào Chăm ở các tỉnh khác có dịp cùng chung vui. Ka-tê là lễ hội thiêng liêng của đồng bào Chăm nhằm tưởng nhớ công đức của các thần linh, các bậc tiền nhân đã giúp mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, cuộc sống no ấm. Pô Sha I-nư là tên vị “Nữ thần” có từ thế kỷ XV, được đồng bào Chăm vùng đất Bình Thuận tôn kính, thờ phụng vì đã có công chỉ dạy cách dẫn thuỷ nhập điền để trồng lúa nước, đem lại cuộc sống sung túc. Sư cả Bà-la-môn Thông Bo ở thị trấn Ma Lâm, huyện Hàm Thuận Bắc, cho biết: “Việc phục dựng lễ hội Ka-tê tại tháp Pô Sha I-nư đúng theo thời gian và các nghi thức truyền thống của ông bà để lại, và năm nay là lần thứ tư lễ hội diễn ra tại đây, kể từ năm 2005. Chúng tôi rất biết ơn chính quyền, ngành văn hoá tỉnh Bình Thuận đã quan tâm chu đáo đến đời sống văn hoá, tinh thần, tâm linh của đồng bào Chăm chúng tôi”.
5. Việt Nam đầu tư khai thác dầu khí ở Nga
Ngày 30-9-2008, Đại diện của PetroVietnam thông báo, phía Việt Nam dự định đầu tư 624 triệu USD vào dự án liên doanh với Công ty của Nga Zarubezhneft để khai thác dầu ở khu tự trị Nenets của Nga. Dự án trên sẽ kéo dài 25 năm và có thể được thực hiện vào năm 2011 với công suất khai thác hàng năm dự tính khoảng gần 6,4 triệu tấn dầu.
6. ADB thông qua khoản vay 410,2 triệu USD
Ngày 30-9-2008, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) thông báo thông qua khoản vay trị giá 410,2 triệu USD cho dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây. Tuyến đường này có tổng chiều dài 51 km, có bốn làn đường, nối trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh với quốc lộ 1A tại Dầu Giây (Đồng Nai), trong đó bao gồm cả một cây cầu dài 1.700 mét bắc qua sông Đồng Nai tại địa phận huyện Long Thành. Khi hoàn thành, tuyến đường cao tốc mới sẽ giúp phân luồng giao thông hợp lý hơn, giảm chi phí vận chuyển và thời gian đi lại cho người dân và doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các hoạt động kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh lân cận và Tiểu vùng Mê Công mở rộng. Dự án có tổng vốn đầu tư 932 triệu USD. Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản và Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm thu xếp phần vốn còn lại. Công trình dự kiến hoàn thành vào năm 2014.
7. Ðánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008
Ngày 30-9-2008, tại Hà Nội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội họp toàn thể lần thứ tư để thẩm tra Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008; phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2009. Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Ðầu tư: GDP ước thực hiện 6,5-7,0%; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 33,8% (Quốc hội giao 20-22%); tổng nguồn vốn đầu tư phát triển đạt 39% (Quốc hội giao 42%); tổng thu cân đối ngân sách nhà nước đạt 399 nghìn tỉ đồng (Quốc hội giao 323 nghìn tỉ đồng); tổng chi ngân sách nhà nước là 474,28 nghìn tỉ đồng (Quốc hội giao 398,98 nghìn tỉ đồng); bội chi ngân sách nhà nước trên GDP 4,95% (Quốc hội giao 5%), chỉ số giá tiêu dùng 24% (Quốc hội giao 5%).
Báo cáo đánh giá tình hình và khả năng hoàn thành kế hoạch 5 năm 2006-2010 như sau: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân ba năm đạt 7,8%/năm, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra là 7,5-8,0%; trong đó, hai năm đầu của kế hoạch 5 năm tăng khá cao, lần lượt là 8,23% và 8,48%; năm 2008 đã giảm xuống chỉ còn 6,5-7,0%. GDP theo giá so sánh đến năm 2008 tăng gấp 1,8 lần năm 2000, so với kế hoạch đề ra tăng gấp 2,1 lần. Riêng GDP tính theo đầu người quy ra USD năm 2008 đã đạt hơn 1.000 USD, xấp xỉ mục tiêu đề ra cho năm 2010 (1.050 USD - 1.100 USD).
8. Tạm đình chỉ hoạt động của Công ty Vedan
Ngày 30-9-2008, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường sau khi xem xét những hành vi cố ý vi phạm pháp luật mang tính hệ thống, có tổ chức và kéo dài, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của Công ty Vedan, đã đề nghị xử phạt vi phạm hành chính với tình tiết tăng nặng theo quy định của Nghị định số 81/2006/NÐ-CP ngày 9-8-2006 và Nghị định số 34/2005/NÐ-CP ngày 17-3-2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước. Ðối với Công ty Vedan, phạt tiền tối đa theo các khung hình phạt với số tiền 216,5 triệu đồng cho 12 lỗi vi phạm. Ðình chỉ hoạt động xả thải đối với Công ty Vedan để khắc phục ô nhiễm môi trường. Công ty Vedan phải cải tạo toàn bộ hệ thống thu gom, xử lý nước thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật. Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Ðồng Nai tạm thời đình chỉ hoạt động sản xuất của Công ty Vedan, truy thu khoản phí 127 tỉ đồng bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp mà Công ty Vedan trốn nộp, truy thu khoảng 143 tỉ đồng chi phí đầu tư ban đầu, và 210 tỉ đồng chi phí vận hành hằng năm để xử lý nước thải đối với các loại chất thải lỏng mà Công ty Vedan phải xử lý theo quy định.
9. Ngành dệt may góp phần tôn vinh “thương hiệu” Việt Nam
Ngày 30-9-2008, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tiếp 51 đại biểu doanh nghiệp được bình chọn "Doanh nghiệp tiêu biểu ngành dệt may Việt Nam" năm 2008. Chủ tịch nhiệt liệt biểu dương ngành dệt may Việt Nam với nghị lực, ý chí và sự đoàn kết đã góp phần to lớn vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khẳng định "thương hiệu" Việt Nam trên trường quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam năm 2008 ước đạt 9,5 tỉ USD, đứng thứ 9 trong các nước xuất khẩu hàng may mặc trên thế giới. Chủ tịch nước mong các doanh nghiệp dệt may vững vàng tư tưởng, khắc phục khó khăn, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất để nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
10. Chủ động phòng, tránh, hạn chế tác động xấu của khủng hoảng tài chính đối với nền kinh tế
Trong hai ngày 29 và 30-9-2008, tại Hà Nội, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 9-2008 để nghe báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2008. Các thành viên Chính phủ nhất trí với báo cáo của Bộ Kế hoạch và Ðầu tư trong việc đánh giá những kết quả nổi bật 9 tháng đầu năm 2008: là tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 6,52%, tốc độ tăng GDP của quý III đã cao hơn mức tăng GDP của quý II; các ngành dịch vụ đạt kết quả khá tốt, góp phần nâng mức tăng trưởng chung của nền kinh tế. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt về thị trường, giá cả, kim ngạch xuất khẩu vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, tăng 39% so cùng kỳ năm 2007, nhập siêu đã giảm dần; thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tăng 37%, vốn đăng ký mới tăng gấp 5 lần. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng thêm 1,2 tỉ USD. Ngân hàng Nhà nước không gửi tiền ở bất cứ ngân hàng nào trong số các ngân hàng thương mại và quỹ tiết kiệm lớn của Mỹ vừa tuyên bố phá sản.
11. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp đoàn đại diện Hội đồng Giám mục Việt Nam
Ngày 1-10-2008, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp đoàn đại diện Hội đồng Giám mục Việt Nam do Giám mục Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, dẫn đầu, tới chào thăm Thủ tướng nhân kết thúc Hội nghị thường niên Hội đồng Giám mục Việt Nam lần thứ 2. Thủ tướng bày tỏ sự vui mừng khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường, đoàn kết giữa đồng bào Công giáo với các tầng lớp nhân dân khác được củng cố, phát triển; hoan nghênh tinh thần chung sức, chung lòng của đồng bào Công giáo Việt Nam trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sống tốt đời, đẹp đạo, hiện đang là xu thế chủ đạo của người Công giáo Việt Nam; mối quan hệ giữa các cấp chính quyền với bà con giáo dân, với hàng ngũ giáo sĩ và với Hội đồng Giám mục Việt Nam ngày càng phát triển tốt đẹp trên tinh thần cùng chung lo việc đạo, việc đời, vì lợi ích chung của đất nước. Thủ tướng khẳng định quyết tâm xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết lương giáo, đoàn kết các tôn giáo để thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Nhân cuộc gặp này, Thủ tướng cũng đề cập tới quan điểm của Nhà nước Việt Nam về vấn đề đất đai, bày tỏ thái độ nghiêm khắc phê phán đối với những hành vi vi phạm pháp luật, tập trung đông người cầu nguyện đòi đất, phá hoại tài sản công cộng, chống người thi hành công vụ... xảy ra ở giáo xứ Thái Hà, 178 Nguyễn Lương Bằng và 42 Nhà Chung, Hà Nội vừa qua. Thủ tướng đánh giá cao về thái độ của Hội đồng Giám mục Việt Nam là không có chủ trương đó, và yêu cầu Hội đồng Giám mục Việt Nam có những quyết định để chấm dứt, cũng như không lặp lại những việc làm sai trái đó, tránh gây ảnh hưởng không tốt tới phương châm sống tốt đời, đẹp đạo, tới quan hệ tốt đẹp và đang trên đà phát triển tích cực giữa Nhà nước và Giáo hội cũng như quan hệ giữa Việt Nam và Va-ti-can.
12. Công bố ngày 2-10 là Ngày Khuyến học Việt Nam
Ngày 2-10-2008, Hội Khuyến học Việt Nam đã tổ chức công bố Quyết định của Chính phủ về Ngày Khuyến học Việt Nam (2-10) và Kỷ niệm 12 năm thành lập Hội. Ðại tướng Võ Nguyên Giáp, Chủ tịch danh dự Hội Khuyến học Việt Nam; đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã gửi thư chúc mừng. 12 năm qua, phong trào khuyến học, khuyến tài do Hội Khuyến học Việt Nam chủ trương đã phát triển nhanh chóng và rộng khắp, hướng tới xây dựng một xã hội học tập, tạo nguồn lực lao động, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Ðào tạo Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh, việc lấy ngày 2-10 là Ngày Khuyến học Việt Nam mang ý nghĩa: Hội phải nâng cao hơn nữa trách nhiệm, góp phần tăng sức cạnh tranh của đất nước trên lĩnh vực tài năng, trí tuệ. Khuyến học không chỉ nhằm có nhiều người đến học mà còn cần có sự hướng nghiệp cho người học, học để làm gì, học để có nghề nghiệp. Nhân dịp này, nhiều tỉnh trong cả nước tổ chức kỷ niệm thành lập Hội và trao học bổng cho những học sinh nghèo vượt khó.
13. Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Ðảng (khóa X)
Từ ngày 2-10-2008 đến ngày 4-10-2008, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Ðảng (khóa X) đã họp Hội nghị lần thứ tám để thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2008, định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009. Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh chủ trì, khai mạc và bế mạc Hội nghị. Trên cơ sở dự báo, phân tích tình hình thế giới và đất nước, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010, Ban Chấp hành Trung ương đã xác định mục tiêu tổng quát cho năm 2009 là: Tiếp tục ưu tiên kiềm chế lạm phát theo hướng giảm dần, phấn đấu đến năm 2010 đưa tốc độ lạm phát xuống một con số, ổn định dần kinh tế vĩ mô; bảo đảm tốt hơn an sinh xã hội; duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, bền vững; nâng cao hiệu quả hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội; tạo điều kiện thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 do Ðại hội X của Ðảng đề ra./.
Hội thi sơ khảo toàn quốc “Kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” khu vực IV thành công tốt đẹp  (06/10/2008)
Tích cực thực hiện khai thác hải sản vụ Bắc năm 2008-2009  (06/10/2008)
Hội nghị giữa nhiệm kỳ Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh  (06/10/2008)
Chất độc da cam ở Việt Nam. Tội ác hôm qua, thảm họa hôm nay  (05/10/2008)
Xử lý bội chi ngân sách nhà nước nhằm kiềm chế lạm phát hiện nay  (05/10/2008)
Một số nội dung chủ yếu phiên họp thứ 13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (05/10/2008)
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay