Một kỳ thi có nhiều chuyển biến tích cực
Vào lúc 16 giờ chiều ngày 30-5, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông trong cả nước đã kết thúc tốt đẹp. Tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 1.182.922 thí sinh. Số thí sinh dự thi 1.174.277. Số thí sinh vi phạm quy chế 833 (giáo dục thường xuyên: 500, phổ thông trung học: 333). Số thí sinh bỏ thi: 8.715 (trong đó số bị ốm không thi được 524, số đến chậm quá thời điểm tính giờ làm bài: 83, số bị tai nạn giao thông không thể dự thi được: 84; số bỏ thi vì lý do khác: 256, số bỏ thi không có lý do: 7.768. Ngành giáo dục và đào tạo đã huy động 147.618 cán bộ, giáo viên tham gia các hội đồng coi thi, trong số đó có 15 người vi phạm quy chế thi bị đình chỉ công tác thi.
Không còn chuyện “cả làng đi thi”
Quán triệt Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/09/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục; tiếp tục triển khai cuộc vận động Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương tập trung tổ chức thi thật nghiêm túc, bảo đảm an toàn và hiệu quả, tạo tiền đề vững chắc cho việc tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, lấy kết quả để vừa xét tốt nghiệp trung học phổ thông vừa làm một căn cứ quan trọng tuyển sinh vào đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trong những năm tới.
Tích cực chuẩn bị cho kỳ thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị nghiêm túc thực hiện kế hoạch thời gian năm học 2007 – 2008, đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền về kỳ thi, quán triệt quy chế thi, đề ra phương hướng và những biện pháp chỉ đạo, khẩn trương chuẩn bị về mọi mặt để triển khai kỳ thi an toàn, nghiêm túc, công bằng, giảm bớt phiền hà, tốn kém, đảm bảo cho kết quả thi phản ánh đúng chất lượng dạy và học, tác động tích cực đến việc thực hiện các mục tiêu giáo dục.
Cùng với việc ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông với sự thống nhất về căn bản giữa thi tốt nghiệp giáo dục trung học phổ thông và giáo dục thường xuyên, phù hợp yêu cầu đổi mới thi và tuyển sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng cường tập huấn nghiệp vụ thi, ban hành văn bản hướng dẫn các sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các nhà trường họp phụ huynh học sinh lớp 12, quán triệt các yêu cầu tổ chức thi nhằm nâng cao nhận thức về thi cử. Để đảm bảo sự nghiêm túc, an toàn của kỳ thi, Bộ yêu cầu các trường đại học, học viện, cao đẳng xây dựng phương án, chuẩn bị các điều kiện để tiếp tục huy động cán bộ giảng viên tham gia các đoàn thanh tra của Bộ làm nhiệm vụ thanh tra, giám sát tất cả các khâu của kỳ thi tại các địa phương. Các khâu ra đề, sao in, vận chuyển đề thi đến các phòng thi được thực hiện tuyệt đối an toàn, bí mật. Theo đánh giá ban đầu, đề thi đã bảo đảm yêu cầu chính xác, khoa học, có nội dung nằm trong chương trình, kiểm tra được kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức đồng thời phân hoá được trình độ của các đối tượng dự thi. Đề thi môn ngoại ngữ, Vật lý, Hoá học, Sinh học đáp ứng yêu cầu của đề thi trắc nghiệm.
Công tác chuẩn bị cho kỳ thi được thực hiên nghiêm túc, chu đáo, hiệu quả có sự phối hợp chặt chẽ giữa các các địa phương, cơ quan chủ quản, nhà trường, cha mẹ học sinh và thí sinh được thực hiện nhịp nhàng, đồng bộ và có sự cộng đồng trách nhiệm cao, đúng quy chế. Nhiều địa phương có hỗ trợ về tinh thần vật chất giúp cho nhà trường tổ chức tốt kỳ thi. Trường Đinh Tiên Hoàng (huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi) năm trước không có thí sinh đỗ tốt nghiệp, năm nay huyện đã hỗ trợ 5 triệu đồng để trường lo cho học sinh, phụ huynh đưa con xuống dự thi cùng cụm thi ở huyện Sơn Hà. Trường có 19 thí sinh học lớp 12 nhưng chỉ có 18 thí sinh dự thi.
Nhận thức của nhân dân và thí sinh cũng như toàn xã hội về một kỳ thi nghiêm túc, thực chất đã được nâng cao rõ rệt, ý thức chấp hành quy chế thi của thí sinh cũng như giám thị tốt hơn. Sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, kịp thời của các lực lượng tham gia tổ chức thi, đặc biệt là tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát đã đạt được hiệu quả tích cực, góp phần quan trọng khắc phục những hạn chế, bất cập từng tồn tại trong nhiều năm qua ở các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Nhận thức về thi cử được nâng cao một bước góp phần làm cho công tác coi thi tiếp tục có chuyển biến tiến bộ; kỷ cương trường thi được tăng cường, kỷ luật phòng thi chặt chẽ hơn, Quy chế thi được thực hiện nghiêm túc. Các vụ việc tiêu cực nghiêm trọng, nhất là gian lận có tổ chức trong thi cử tại một số địa phương đã không tái diễn. Những hiện tượng bất thường và các sự cố xảy ra trong các giờ thi đã được kịp thời phát hiện và xử lý đúng quy chế thi.
Những vấn đề tồn tại cần tiếp tục khắc phục
- Tình trạng thí sinh vi phạm quy chế thi tuy đã giảm nhiều nhưng vẫn là một vấn nạn chưa thể khắc phục. Trong cả kỳ thi có 833 thí sinh vi phạm quy chế thi bị đình chỉ thi, trong đó có những lỗi đặc biệt nghiêm trọng như đi thi hộ.
- Sự thiếu trách nhiệm của một số giám thị, kể cả sự lơ là của thanh tra được ủy quyền của Bộ ở một số điểm thi đã góp phần cho tiêu cực trong kỳ thi có điều kiện nảy sinh. Một số hội đồng coi thi chưa quản lý tốt các phương tiện cá nhân không được mang vào phòng thi của cán bộ làm công tác thi và của thí sinh trong các giờ thi; chưa quản lý chặt chẽ người không thuộc thành phần của hội đồng thi trong khu vực thi. Tại một số phòng thi vẫn còn tái diễn tình trạng mang phao thi vào phòng thi. Trong 6 buổi thi đã có 15 giám thị vi phạm quy chế thi bị đình chỉ công tác thi.
- Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho kỳ thi ở một số điểm chưa tốt, nhất là điểm thi đặt ở trường trung học cơ sở, trung tâm giáo dục thường xuyên ở một số địa phương chưa đáp ứng tốt yêu cầu tổ chức thi; một số điểm thi ở sát nhà dân, gây khó khăn cho công tác bảo vệ an ninh trật tự của khu vực thi.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học năm 2008, đã khép lại, niềm vui, nỗi buồn sẽ tùy theo kết quả mà các em đạt được trong kỳ thi. Tuy nhiên, những gì còn tồn tại từ kỳ thi này sẽ là những bài học bổ ích cho những kỳ thi sau đối với cả các em học sinh, và cả những nhà quản lý giáo dục, những thày cô giáo có tâm huyết. Chủ trương tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2008 thật nghiêm túc đã nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của toàn xã hội./.
Việt Nam - Trung Quốc xây dựng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện  (31/05/2008)
Việt Nam - Trung Quốc xây dựng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện  (31/05/2008)
Cử tri quan tâm đến vấn đề mới phát sinh của nền kinh tế  (30/05/2008)
Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho phát triển  (30/05/2008)
Giới thiệu chính sách mới trên các số công báo từ ngày 09-05-2008 đến ngày 24-05-2008  (30/05/2008)
Mục lục Chuyên đề cơ sở số 17 (5-2008)  (30/05/2008)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên