Để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở vùng dân tộc miền núi đặc biệt khó khăn
10:22, ngày 18-09-2018
TCCSĐT - Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) cho đồng bào dân tộc thiểu số là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và liên tục với mục tiêu đặt ra phải “xóa nghèo pháp luật” cho người dân, giúp cho người dân nắm vững pháp luật, hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của công dân; đặc biệt giúp họ hiểu rằng pháp luật là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của mình.
Bối cảnh chung vùng đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn hiện nay
Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, hiện nay đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng khó khăn được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo giảm; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được tăng cường đầu tư; lĩnh vực giáo dục và đào tạo đạt được nhiều kết quả tích cực; công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng tốt hơn; bản sắc văn hóa các dân tộc được quan tâm bảo tồn và phát triển, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; đồng bào dân tộc thiểu số được tuyên truyền, quán triệt, tiếp cận nhiều hơn với thông tin, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trình độ dân trí được nâng nên.
Tuy nhiên hiện tại và trong thời gian tới, tại các vùng dân tộc miền núi đang và sẽ có nhiều vấn đề cần quan tâm. Đó là, việc quán triệt và triển khai thực hiện các chủ trương, quan điểm của Đảng ở nhiều nơi chưa kịp thời, hiệu quả thấp; việc thực hiện Quy chế Dân chủ cơ sở nhiều nơi còn hình thức; giải quyết những bức xúc trong đồng bào còn chậm, chưa thỏa đáng. Cán bộ người dân tộc thiểu số nhìn chung số lượng còn mỏng và yếu.
Đó là, biến đổi khí hậu và những tàn phá thiên nhiên nhiều năm qua đã làm cho môi trường sản xuất, sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số gặp nhiều rủi ro, bất trắc khó lường như mưa lũ, lở đất, mất nhà, mất ruộng, hư hỏng đường sá, cầu cống, hoặc tình trạng môi trường nước, đất, không khí xuống cấp do các khu công nghiệp trên địa bàn gây ra. Việc sản xuất lâm nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa tiếp cận được thị trường, đáp ứng nhu cầu sản phẩm sạch, chất lượng cao nên hiệu quả kinh tế còn hạn chế.
Đó là, chênh lệch giàu nghèo tiếp tục phân hóa, tệ nạn trong cộng đồng (như cờ bạc, nghiện hút) chưa giảm. Nhiều hủ tục còn tiếp tục duy trì (như tảo hôn, hôn nhân cận huyết, ma chay, cưới xin theo lối cũ…). Tình trạng tội phạm tiếp tục tăng lên và đa dạng hơn, như buôn bán ma túy, buôn bán người qua biên giới… Một số "đạo lạ" xâm nhập ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và diễn biến ngày càng phức tạp. Nhiều thế lực thù địch lợi dụng tình hình khó khăn và trình độ dân trí để xúi giục bà con dân tộc thiểu số chống đối Đảng, chính quyền.
Bối cảnh mới đặt ra rất nhiều khó khăn và thách thức, yêu cầu đặt ra đối với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là đưa chính sách dân tộc, chính sách xóa đói, giảm nghèo đến với vùng đồng bào dân tộc miền núi và duy trì phát triển kinh tế - xã hội ổn định, bền vững.
Các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay
- Tuyên truyền miệng về pháp luật, tổ chức tuyên truyền pháp luật định kỳ cho người dân tại cơ sở. Đây là biện pháp tuyên truyền trực tiếp thông qua báo cáo viên giới thiệu các quy định của pháp luật, xử lý tình huống thực tiễn, giải đáp pháp luật, theo chuyên đề phù hợp để người dân học tập thông qua các hội nghị, cuộc họp ở thôn, xóm, bản, tổ dân phố.
- Biên soạn và phát hành các tài liệu tuyên truyền pháp luật phong phú, hấp dẫn, thiết thực tới từng đối tượng. Tuỳ vào đối tượng cần tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để biên soạn, phát hành tài liệu phù hợp như sách pháp luật phổ thông, đề cương tuyên truyền pháp luật, tờ gấp tuyên truyền pháp luật, xây dựng băng tiếng, băng hình tuyên truyền pháp luật.
- Thi tìm hiểu pháp luật là hình thức được áp dụng ở hầu hết các đối tượng được tiến hành chỉ đạo điểm. Triển khai hình thức thi khác nhau đối với mỗi đối tượng cụ thể như: thi viết, thi sân khấu, thi trực tuyến trên các trang mạng thông tin điện tử đang là hình thức thi phổ biến hiện nay và phù hợp với các đối tượng không chỉ nâng cao kiến thức pháp luật cho người dự thi mà còn là môi trường học tập để cả người xem tự cập nhật kiến thức pháp luật có hiệu quả.
- Sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật là hình thức TTPBGDPL qua sinh hoạt của hội viên, khách mời để giao lưu, học tập, trao đổi kiến thức pháp luật cần thiết, tạo điều kiện để họ đề đạt và kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến công tác xây dựng, tuyên truyền, phổ biến và thực thi pháp luật.
- Giáo dục pháp luật trong nhà trường được thực hiện thông qua việc dạy và học pháp luật trong các nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, góp phần hình thành và bồi dưỡng ý thức công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- Tủ sách pháp luật là công cụ hữu hiệu để đưa pháp luật vào hoạt động của cơ quan nhà nước nói chung, thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu, đọc các sách, tài liệu pháp luật của tủ sách, người đọc tập hợp nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng các quy định của pháp luật vào thực tế một cách đầy đủ, có hệ thống, chính xác và thống nhất.
- Trợ giúp pháp lý là sự giúp đỡ miễn phí của các tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước cho người nghèo, trẻ em, đối tượng chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận với các dịch vụ pháp lý (tư vấn pháp luật, đại diện, bào chữa) nhằm bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và thực hiện công bằng xã hội.
- Hoạt động hoà giải ở cơ sở là việc các tổ viên hoà giải bằng hoạt động hoà giải của mình cung cấp các kiến thức pháp luật, bồi dưỡng tình cảm pháp luật cho các bên tranh chấp và những người khác trong cộng đồng dân cư nhằm mục đích hình thành ở họ sự hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật và thói quen hành động theo pháp luật.
- Hoạt động xét xử của Toà án: được ghi nhận trong Luật Tổ chức Toà án nhân dân, bằng hoạt động của mình: “Toà án giáo dục cho mọi người ý thức tôn trọng pháp luật, rèn luyện thói quen tuân thủ pháp luật, cần làm cho mọi người tin rằng bất cứ sự vi phạm pháp luật nào cũng sẽ bị Toà án và xã hội lên án, giáo dục mọi công dân ý thức tham gia vào hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm”. Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử như: Hoạt động hoà giải thông qua các vụ việc dân sự; thông qua xét xử các vụ án tại Toà án.
- Tuyên truyền pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng được đánh giá là một trong những hình thức chiếm ưu thế, ngày càng có hiệu quả và được áp dụng phổ biến đối với các đối tượng.
Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở vùng dân tộc miền núi
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở một số địa phương chưa được quan tâm thực sự. Mặc dù Chỉ thị số 32-CT/TW đã xác định rõ phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, là trách nhiệm của các ngành, các cấp nhưng đến nay vẫn có nhiều quan niệm cho rằng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật chỉ là nhiệm vụ của ngành Tư pháp nên việc chỉ đạo, lãnh đạo công tác này của cấp uỷ và chính quyền ở địa phương chưa sát sao, chưa gắn kết chặt chẽ hoạt động chuyên môn với tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Vì vậy, công tác TTPBGDPL còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế như:
Nguồn lực cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật còn khó khăn, đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác phổ biến giáo dục pháp luật hầu hết đều kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế và chưa đồng đều, chế độ đãi ngộ lại quá thấp, nên chưa thực sự tâm huyết trong thực hiện nhiệm vụ, chưa thực sự làm đầu mối để chuyển tải pháp luật đến với người dân.
Đặc thù của địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa là đường xá đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt, đồng bào dân tộc thiểu số sống rải rác trên một địa bàn rộng, trình độ dân trí thấp, đặc biệt một số nơi đồng bào còn chưa biết đọc, biết viết tiếng phổ thông. Kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện đi lại, trang thiết bị và nguồn lực phục vụ cho công tác TTPBGDPL ở địa phương, nhất là cơ sở còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.
Hoạt động TTPBGDPL có lúc vẫn còn mang tính hình thức, nặng về phong trào; việc phổ biến hiện nay mới chỉ tập trung vào các Luật và Pháp lệnh, chưa thực sự chú trọng vào các văn bản hướng dẫn thi hành; chưa đi sâu vào tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương. Tổ chức sinh hoạt Ngày Pháp luật tại một số cơ quan, đơn vị vẫn còn hình thức, lồng ghép nhiều hoạt động, thời gian và nội dung sinh hoạt chưa thực sự chất lượng.
Nguyên nhân cơ bản của những khó khăn, hạn chế hiện nay của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là do nhận thức của một số cấp uỷ Đảng, bộ, ngành, địa phương về công tác TTPBGDPL chưa thực sự đầy đủ và chưa tương xứng với vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác này, do vậy đã cho rằng đây là nhiệm vụ của riêng cơ quan Tư pháp. Vì vậy, sự đầu tư cho công tác TTPBGDPL chưa được chú ý đúng mức về cả nhân lực, vật lực, thời gian và phương pháp. Mặc dù đã có rất nhiều các Chương trình, Đề án, Kế hoạch liên kết giữa các cơ quan, ban ngành trong công tác TTPBGDPL song việc triển khai chưa được thường xuyên, chặt chẽ, thiếu sự ràng buộc, chưa chủ động, quan tâm đến việc tổ chức chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan hữu quan để triển khai.
Giải pháp tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở vùng dân tộc miền núi
- Xây dựng, hoàn thiện thể chế về công tác TTPBGDPL ở vùng dân tộc, miền núi, đặc biệt chú trọng đồng bào dân tộc thiểu số. Kịp thời nắm được tâm tư, nguyện vọng chính đáng của đồng bào dân tộc thiểu số; trên cơ sở đó có những giải pháp xử lý phù hợp. Người đứng đầu Nhà nước, cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp phải thường xuyên đối thoại, tiếp xúc trực tiếp với nhân dân. Các cơ quan thông tin đại chúng chủ động định hướng dư luận xã hội và đấu tranh phòng, chống có hiệu quả các luận điệu xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các cấp ủy, tổ chức đảng vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác tốt công tác TTPBGDPL góp phần thực hiện các mục tiêu của Đảng, Nhà nước về xóa đói, giảm tỉ lệ hộ nghèo, nâng cao mức thu nhập; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh và đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số có chất lượng, tỉ lệ và cơ cấu hợp lý...
- Xây dựng và nhân rộng các mô hình phổ biến giáo dục pháp luật được lựa chọn phù hợp với đối tượng và địa bàn tuyên truyền, tiếp tục duy trì những mô hình phổ biến giáo dục pháp luật phát huy hiệu quả cao.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác TTPBGDPL ở vùng dân tộc miền núi đáp ứng yêu cầu. Bên cạnh đội ngũ chuyên trách, mang tính nòng cốt, cần có đội ngũ cộng tác viên đông đảo từ các ban, ngành, lĩnh vực. Đội ngũ Báo cáo viên, Tuyên truyền viên các cấp phải tăng cường tới cơ sở; tổ chức các hoạt động bám sát cuộc sống người dân để hướng dẫn đồng bào các dân tộc thiểu số vươn lên xóa đói, giảm nghèo, đổi mới tập quán sản xuất, phát triển kinh tế hàng hóa, xây dựng nông thôn mới. Đề cao và phát huy tốt vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào.
- Xây dựng, bổ sung quy ước, hương ước của thôn, xóm, bản, tổ dân phố để xây dựng đời sống văn hóa tiến bộ, văn minh phù hợp với từng địa phương, cơ sở.
- Xây dựng chương trình cho các đối tượng đặc thù như: đồng bào dân tộc thiểu số vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; Người đã chấp hành xong hình phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng; Người đang bị áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, thị trấn; Người lao động trong doanh nghiệp...
- Cần tăng cường hơn nữa công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác TTPBGDPL cho thanh niên. Tiếp tục mở các lớp tập huấn, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật để phổ biến pháp luật sâu rộng cho đoàn viên, thanh niên đặc biệt là đẩy mạnh tuyên truyền đối với học sinh, sinh viên; tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đối tượng là Bí thư, Phó Bí thư các đoàn xã, phường, thị trấn về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh niên; đẩy mạnh xây dựng và phát triển đội ngũ báo cáo viên liên ngành để phục vụ công tác TTPBGDPL.
- Đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác TTPBGDPL cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số.
- Thường xuyên kiện toàn Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật các cấp, yêu cầu đủ số lượng, cơ cấu, chất lượng theo quy định. Bảo đảm tỉ lệ hợp lý cán bộ là người dân tộc thiểu số trong các cấp, nhất là cán bộ chuyên trách công TTPBGDPL. Chú trọng công tác luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng một cách hợp lý đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ, cán bộ vùng đặc biệt khó khăn và cán bộ đã trải qua công tác ở vùng biên giới.
- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện, kịp thời biểu dương khen thưởng các tổ chức, cá nhân tiêu biểu có cách làm hay; uốn nắn những nơi có thiếu sót, khuyết điểm đưa công tác TTPBGDPL đi vào nề nếp đạt hiệu quả./.
Tuy nhiên hiện tại và trong thời gian tới, tại các vùng dân tộc miền núi đang và sẽ có nhiều vấn đề cần quan tâm. Đó là, việc quán triệt và triển khai thực hiện các chủ trương, quan điểm của Đảng ở nhiều nơi chưa kịp thời, hiệu quả thấp; việc thực hiện Quy chế Dân chủ cơ sở nhiều nơi còn hình thức; giải quyết những bức xúc trong đồng bào còn chậm, chưa thỏa đáng. Cán bộ người dân tộc thiểu số nhìn chung số lượng còn mỏng và yếu.
Đó là, biến đổi khí hậu và những tàn phá thiên nhiên nhiều năm qua đã làm cho môi trường sản xuất, sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số gặp nhiều rủi ro, bất trắc khó lường như mưa lũ, lở đất, mất nhà, mất ruộng, hư hỏng đường sá, cầu cống, hoặc tình trạng môi trường nước, đất, không khí xuống cấp do các khu công nghiệp trên địa bàn gây ra. Việc sản xuất lâm nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa tiếp cận được thị trường, đáp ứng nhu cầu sản phẩm sạch, chất lượng cao nên hiệu quả kinh tế còn hạn chế.
Đó là, chênh lệch giàu nghèo tiếp tục phân hóa, tệ nạn trong cộng đồng (như cờ bạc, nghiện hút) chưa giảm. Nhiều hủ tục còn tiếp tục duy trì (như tảo hôn, hôn nhân cận huyết, ma chay, cưới xin theo lối cũ…). Tình trạng tội phạm tiếp tục tăng lên và đa dạng hơn, như buôn bán ma túy, buôn bán người qua biên giới… Một số "đạo lạ" xâm nhập ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và diễn biến ngày càng phức tạp. Nhiều thế lực thù địch lợi dụng tình hình khó khăn và trình độ dân trí để xúi giục bà con dân tộc thiểu số chống đối Đảng, chính quyền.
Bối cảnh mới đặt ra rất nhiều khó khăn và thách thức, yêu cầu đặt ra đối với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là đưa chính sách dân tộc, chính sách xóa đói, giảm nghèo đến với vùng đồng bào dân tộc miền núi và duy trì phát triển kinh tế - xã hội ổn định, bền vững.
Các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay
- Tuyên truyền miệng về pháp luật, tổ chức tuyên truyền pháp luật định kỳ cho người dân tại cơ sở. Đây là biện pháp tuyên truyền trực tiếp thông qua báo cáo viên giới thiệu các quy định của pháp luật, xử lý tình huống thực tiễn, giải đáp pháp luật, theo chuyên đề phù hợp để người dân học tập thông qua các hội nghị, cuộc họp ở thôn, xóm, bản, tổ dân phố.
- Biên soạn và phát hành các tài liệu tuyên truyền pháp luật phong phú, hấp dẫn, thiết thực tới từng đối tượng. Tuỳ vào đối tượng cần tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để biên soạn, phát hành tài liệu phù hợp như sách pháp luật phổ thông, đề cương tuyên truyền pháp luật, tờ gấp tuyên truyền pháp luật, xây dựng băng tiếng, băng hình tuyên truyền pháp luật.
- Thi tìm hiểu pháp luật là hình thức được áp dụng ở hầu hết các đối tượng được tiến hành chỉ đạo điểm. Triển khai hình thức thi khác nhau đối với mỗi đối tượng cụ thể như: thi viết, thi sân khấu, thi trực tuyến trên các trang mạng thông tin điện tử đang là hình thức thi phổ biến hiện nay và phù hợp với các đối tượng không chỉ nâng cao kiến thức pháp luật cho người dự thi mà còn là môi trường học tập để cả người xem tự cập nhật kiến thức pháp luật có hiệu quả.
- Sinh hoạt Câu lạc bộ pháp luật là hình thức TTPBGDPL qua sinh hoạt của hội viên, khách mời để giao lưu, học tập, trao đổi kiến thức pháp luật cần thiết, tạo điều kiện để họ đề đạt và kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến công tác xây dựng, tuyên truyền, phổ biến và thực thi pháp luật.
- Giáo dục pháp luật trong nhà trường được thực hiện thông qua việc dạy và học pháp luật trong các nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, góp phần hình thành và bồi dưỡng ý thức công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- Tủ sách pháp luật là công cụ hữu hiệu để đưa pháp luật vào hoạt động của cơ quan nhà nước nói chung, thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu, đọc các sách, tài liệu pháp luật của tủ sách, người đọc tập hợp nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng các quy định của pháp luật vào thực tế một cách đầy đủ, có hệ thống, chính xác và thống nhất.
- Trợ giúp pháp lý là sự giúp đỡ miễn phí của các tổ chức trợ giúp pháp lý của Nhà nước cho người nghèo, trẻ em, đối tượng chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận với các dịch vụ pháp lý (tư vấn pháp luật, đại diện, bào chữa) nhằm bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và thực hiện công bằng xã hội.
- Hoạt động hoà giải ở cơ sở là việc các tổ viên hoà giải bằng hoạt động hoà giải của mình cung cấp các kiến thức pháp luật, bồi dưỡng tình cảm pháp luật cho các bên tranh chấp và những người khác trong cộng đồng dân cư nhằm mục đích hình thành ở họ sự hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật và thói quen hành động theo pháp luật.
- Hoạt động xét xử của Toà án: được ghi nhận trong Luật Tổ chức Toà án nhân dân, bằng hoạt động của mình: “Toà án giáo dục cho mọi người ý thức tôn trọng pháp luật, rèn luyện thói quen tuân thủ pháp luật, cần làm cho mọi người tin rằng bất cứ sự vi phạm pháp luật nào cũng sẽ bị Toà án và xã hội lên án, giáo dục mọi công dân ý thức tham gia vào hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm”. Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử như: Hoạt động hoà giải thông qua các vụ việc dân sự; thông qua xét xử các vụ án tại Toà án.
- Tuyên truyền pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng được đánh giá là một trong những hình thức chiếm ưu thế, ngày càng có hiệu quả và được áp dụng phổ biến đối với các đối tượng.
Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở vùng dân tộc miền núi
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở một số địa phương chưa được quan tâm thực sự. Mặc dù Chỉ thị số 32-CT/TW đã xác định rõ phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, là trách nhiệm của các ngành, các cấp nhưng đến nay vẫn có nhiều quan niệm cho rằng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật chỉ là nhiệm vụ của ngành Tư pháp nên việc chỉ đạo, lãnh đạo công tác này của cấp uỷ và chính quyền ở địa phương chưa sát sao, chưa gắn kết chặt chẽ hoạt động chuyên môn với tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Vì vậy, công tác TTPBGDPL còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế như:
Nguồn lực cho công tác phổ biến giáo dục pháp luật còn khó khăn, đội ngũ cán bộ chuyên trách về công tác phổ biến giáo dục pháp luật hầu hết đều kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế và chưa đồng đều, chế độ đãi ngộ lại quá thấp, nên chưa thực sự tâm huyết trong thực hiện nhiệm vụ, chưa thực sự làm đầu mối để chuyển tải pháp luật đến với người dân.
Đặc thù của địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa là đường xá đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt, đồng bào dân tộc thiểu số sống rải rác trên một địa bàn rộng, trình độ dân trí thấp, đặc biệt một số nơi đồng bào còn chưa biết đọc, biết viết tiếng phổ thông. Kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện đi lại, trang thiết bị và nguồn lực phục vụ cho công tác TTPBGDPL ở địa phương, nhất là cơ sở còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ.
Hoạt động TTPBGDPL có lúc vẫn còn mang tính hình thức, nặng về phong trào; việc phổ biến hiện nay mới chỉ tập trung vào các Luật và Pháp lệnh, chưa thực sự chú trọng vào các văn bản hướng dẫn thi hành; chưa đi sâu vào tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật của địa phương. Tổ chức sinh hoạt Ngày Pháp luật tại một số cơ quan, đơn vị vẫn còn hình thức, lồng ghép nhiều hoạt động, thời gian và nội dung sinh hoạt chưa thực sự chất lượng.
Nguyên nhân cơ bản của những khó khăn, hạn chế hiện nay của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là do nhận thức của một số cấp uỷ Đảng, bộ, ngành, địa phương về công tác TTPBGDPL chưa thực sự đầy đủ và chưa tương xứng với vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác này, do vậy đã cho rằng đây là nhiệm vụ của riêng cơ quan Tư pháp. Vì vậy, sự đầu tư cho công tác TTPBGDPL chưa được chú ý đúng mức về cả nhân lực, vật lực, thời gian và phương pháp. Mặc dù đã có rất nhiều các Chương trình, Đề án, Kế hoạch liên kết giữa các cơ quan, ban ngành trong công tác TTPBGDPL song việc triển khai chưa được thường xuyên, chặt chẽ, thiếu sự ràng buộc, chưa chủ động, quan tâm đến việc tổ chức chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan hữu quan để triển khai.
Giải pháp tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở vùng dân tộc miền núi
- Xây dựng, hoàn thiện thể chế về công tác TTPBGDPL ở vùng dân tộc, miền núi, đặc biệt chú trọng đồng bào dân tộc thiểu số. Kịp thời nắm được tâm tư, nguyện vọng chính đáng của đồng bào dân tộc thiểu số; trên cơ sở đó có những giải pháp xử lý phù hợp. Người đứng đầu Nhà nước, cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp phải thường xuyên đối thoại, tiếp xúc trực tiếp với nhân dân. Các cơ quan thông tin đại chúng chủ động định hướng dư luận xã hội và đấu tranh phòng, chống có hiệu quả các luận điệu xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các cấp ủy, tổ chức đảng vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác tốt công tác TTPBGDPL góp phần thực hiện các mục tiêu của Đảng, Nhà nước về xóa đói, giảm tỉ lệ hộ nghèo, nâng cao mức thu nhập; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh và đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số có chất lượng, tỉ lệ và cơ cấu hợp lý...
- Xây dựng và nhân rộng các mô hình phổ biến giáo dục pháp luật được lựa chọn phù hợp với đối tượng và địa bàn tuyên truyền, tiếp tục duy trì những mô hình phổ biến giáo dục pháp luật phát huy hiệu quả cao.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác TTPBGDPL ở vùng dân tộc miền núi đáp ứng yêu cầu. Bên cạnh đội ngũ chuyên trách, mang tính nòng cốt, cần có đội ngũ cộng tác viên đông đảo từ các ban, ngành, lĩnh vực. Đội ngũ Báo cáo viên, Tuyên truyền viên các cấp phải tăng cường tới cơ sở; tổ chức các hoạt động bám sát cuộc sống người dân để hướng dẫn đồng bào các dân tộc thiểu số vươn lên xóa đói, giảm nghèo, đổi mới tập quán sản xuất, phát triển kinh tế hàng hóa, xây dựng nông thôn mới. Đề cao và phát huy tốt vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào.
- Xây dựng, bổ sung quy ước, hương ước của thôn, xóm, bản, tổ dân phố để xây dựng đời sống văn hóa tiến bộ, văn minh phù hợp với từng địa phương, cơ sở.
- Xây dựng chương trình cho các đối tượng đặc thù như: đồng bào dân tộc thiểu số vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; Người đã chấp hành xong hình phạt tù, tái hòa nhập cộng đồng; Người đang bị áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, thị trấn; Người lao động trong doanh nghiệp...
- Cần tăng cường hơn nữa công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác TTPBGDPL cho thanh niên. Tiếp tục mở các lớp tập huấn, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật để phổ biến pháp luật sâu rộng cho đoàn viên, thanh niên đặc biệt là đẩy mạnh tuyên truyền đối với học sinh, sinh viên; tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đối tượng là Bí thư, Phó Bí thư các đoàn xã, phường, thị trấn về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh niên; đẩy mạnh xây dựng và phát triển đội ngũ báo cáo viên liên ngành để phục vụ công tác TTPBGDPL.
- Đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác TTPBGDPL cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số.
- Thường xuyên kiện toàn Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật các cấp, yêu cầu đủ số lượng, cơ cấu, chất lượng theo quy định. Bảo đảm tỉ lệ hợp lý cán bộ là người dân tộc thiểu số trong các cấp, nhất là cán bộ chuyên trách công TTPBGDPL. Chú trọng công tác luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng một cách hợp lý đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ, cán bộ vùng đặc biệt khó khăn và cán bộ đã trải qua công tác ở vùng biên giới.
- Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện, kịp thời biểu dương khen thưởng các tổ chức, cá nhân tiêu biểu có cách làm hay; uốn nắn những nơi có thiếu sót, khuyết điểm đưa công tác TTPBGDPL đi vào nề nếp đạt hiệu quả./.
Thủ tướng Anh tin tưởng đạt được thỏa thuận với Liên minh châu Âu  (17/09/2018)
Kiến nghị thu hồi hơn 75% cổ phần tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn  (17/09/2018)
Tiếp tục Phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (17/09/2018)
Họp báo Khai trương Trung tâm báo chí và thông tin về Đại hội ASOSAI 14  (17/09/2018)
Chủ tịch Quốc hội tiếp Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao Hungary  (17/09/2018)
Điều động, phê chuẩn Ủy viên Thường trực hai Ủy ban của Quốc hội  (17/09/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên