Kê khai tài sản: "Chức vụ càng cao, càng phải làm gương trước"
Bộ Chính trị vừa ban hành quy định số 85 về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý nhằm bảo đảm việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Đảng, Nhà nước về kê khai tài sản, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý các khuyết điểm, góp phần phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng.
Bên lề kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa 14, diễn ra sáng 29-5, tại Hà Nội, đại biểu Nguyễn Thái Học (đoàn Phú Yên) đã có một số chia sẻ với phóng viên nhằm đánh giá cụ thể hơn về việc thực hiện quyết định này.
- Thưa đồng chí, việc Bộ Chính trị ban hành quyết định kiểm tra, giám sát tài sản với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quả lý sẽ có tác động lan tỏa như thế nào trong việc phòng, chống tham nhũng?
Đại biểu Nguyễn Thái Học: Công tác kiểm tra, giám sát là công việc thường xuyên của Đảng và Đảng ta đã khẳng định, lãnh đạo mà không kiểm tra coi như không lãnh đạo.
Thực tế thời gian qua việc thực hiện quy định về kê khai và công khai tài sản ở một số nơi vẫn còn mang tính hình thức, do vậy khi đặt ra vấn đề này, cử tri rất đồng tình và thông qua việc kiểm tra, giám sát này có thể phát hiện những người kê khai không trung thực.
Hơn nữa, thông qua kiểm tra, giám sát cũng nhằm xem lại việc quy định kê khai như trước có đúng và phù hợp không để từ đó siết chặt lại quy định cho phù hợp với thực tiễn, bảo đảm việc thực hiện không mang tính hình thức, phục vụ cho công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
- Chắc chắn việc kiểm tra, giám sát sẽ "đụng" tới những người có chức vụ, vậy đồng chí nhìn nhận như thế nào về việc này?
Đại biểu Nguyễn Thái Học: Khi Bộ Chính trị quyết định đối tượng giám sát như vậy đã thể hiện quyết tâm của Đảng đó là không có loại trừ nào với người phải kê khai tài sản mà chức vụ càng cao sẽ phải làm gương trước.
Thực tế, với những người có chức vụ càng cao quá trình kiểm tra, giám sát có khó khăn và nhạy cảm, nhưng nếu quyết tâm vẫn có thể làm được. Đây là một trong những vấn đề thể hiện sự trong sạch, vững mạnh của Đảng, thể hiện Chính phủ có liêm chính và vì dân hay không bởi phải bắt đầu từ những vấn đề rất cụ thể và gắn liền với bản thân một đồng chí lãnh đạo.
Ngoài ra, đây không chỉ là nghĩa vụ của một cán bộ công chức mà gắn liền với sự nêu gương của các đồng chí lãnh đạo trong việc kê khai tài sản.
- Dư luận thời gian qua cũng ồn ào về khối tài sản của nhiều lãnh đạo ở địa phương? Vậy theo đồng chí cần có những chế tài gì mạnh mẽ hơn nữa nhằm đảm bảo minh bạch tài sản và minh bạch thông tin khi có dư luận phản ánh?
Đại biểu Nguyễn Thái Học: Theo tôi việc một số đồng chí lãnh đạo có tài sản nhưng nếu kê khai trung thực và nguồn hợp pháp thì cần tôn trọng và khi công khai chắc chắn người dân sẽ đồng tình.
Trong trường hợp cán bộ nhiều tài sản mà lại kê khai không trung thực thì phải qua kiểm tra, giám sát để chỉ ra địa chỉ đó ở đâu, nguồn gốc tài sản đó như thế nào?
Luật pháp đã có quy định về kê khai tài sản và công khai tài sản nhưng trên thực tế việc thực hiện ở một số nơi vẫn chưa đúng quy định, do vậy nếu lãnh đạo không trung thực trong việc kê khai phải xem xét xử lý.
Thông qua việc kiểm tra, giám sát này cần tổng kết lại thực tiễn để xem lại đối tượng nào cần phải kê khai tránh việc kê khai tràn lan.
Theo tôi, với những người chức vụ nhỏ mà không có điều kiện gì để thu nhập bất chính nếu kê khai như thế sẽ mang tính hình thức, chỉ cần tập trung cho đối tượng cụ thể nào mà thôi và đặc biệt phải có cơ chế để quản lý được thu nhập của các đồng chí lãnh đạo. Theo đó phải kiểm tra, giám sát thu nhập ngay từ đầu, để khi có tài sản thì nguồn thu đó là minh bạch.
- Đồng chí có thể nói rõ hơn về việc thực hiện quy định này?
Đại biểu Nguyễn Thái Học: Bất cứ vụ việc nào mà báo chí, công luận nêu vấn đề, cử tri quan tâm thì Người có trách nhiệm phải công khai thông tin đó theo trách nhiệm của người quản lý nhà nước như thế nào?
Như vậy, khi có vấn đề cần phải công khai, minh bạch thông tin đó để xác định được đâu là thông tin đúng, sai và đây là việc minh bạch thông tin hai chiều.
Đây là vấn đề không phải là mới mà đã được cả Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ yêu cầu. Do vậy, khi báo chí nêu vấn đề thì đây là quyền của báo chí và phải chịu trách nhiệm với thông tin đưa ra, còn cơ quan nhà nước có trách nhiệm phản hồi lại những thông tin báo chí nêu nhằm đảm bảo thông tin đến với công luận là chính xác.
- Xin cảm ơn đồng chí./.
Công tác giáo dục, quản lý kỷ luật, bảo đảm an toàn trong Quân đội  (29/05/2017)
Đoàn cán bộ Tạp chí Cộng sản thăm và làm việc tại Vương quốc Anh, Vương quốc Hà Lan  (29/05/2017)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 22 đến ngày 28-5-2017  (29/05/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lên đường thăm chính thức Hoa Kỳ  (28/05/2017)
Việt Nam dự Hội nghị ASEM về nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ  (28/05/2017)
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay