Di chúc Hồ Chí Minh: Giá trị lịch sử và ý nghĩa định hướng cho cách mạng Việt Nam
10:54, ngày 23-05-2019
TCCSĐT - Nhằm góp phần tìm hiểu sâu sắc thêm tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc và vận dụng những tư tưởng ấy vào thực tiễn cách mạng Việt Nam trong điều kiện mới, ngày 22-5-2019, tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Di chúc Hồ Chí Minh: Giá trị lịch sử và ý nghĩa định hướng cho cách mạng Việt Nam”.
Các đồng chí: PGS, TS. Đoàn Minh Huấn, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; TS. Lê Quang Tùng, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; TS. Phạm Đình Đảng, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Nguyễn Văn Công, Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đồng chủ trì Hội thảo.
Hội thảo có sự tham dự của hơn 100 đại biểu, là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, hoạt động thực tiễn; đại biểu các bộ, ngành trung ương; cùng đông đảo lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí trung ương và Hà Nội.
TS. Lê Quang Tùng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu tại Hội thảo |
Sau phát biểu đề dẫn của TS. Lê Quang Tùng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nêu những vấn đề cần tập trung thảo luận, các ý kiến phát biểu tại Hội thảo cũng như gần 50 tham luận gửi đến Hội thảo đề cập đến rất nhiều vấn đề, ở nhiều khía cạnh, liên quan đến giá trị lịch sử và ý nghĩa định hướng cho cách mạng Việt Nam của Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh như: hoàn cảnh ra đời và quá trình viết Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh; những nội dung cơ bản của Di chúc; đánh giá những giá trị lịch sử và ý nghĩa định hướng của Di chúc cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam; việc thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong 50 năm qua và định hướng cho tương lai. Có thể khái quát thành 2 mảng nội dung lớn sau:
Khẳng định Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện lịch sử vô giá của nhân dân Việt Nam
Đồng chí Nguyễn Văn Công, Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch cho biết, theo đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc bấy giờ kể lại, Bác bắt đầu viết những dòng đầu tiên của bản Di chúc vào 9 giờ sáng thứ hai ngày 10-5-1965. Và cứ đến dịp sinh nhật Bác hằng năm, đồng chí Vũ Kỳ lại đặt bản Di chúc lên bàn làm việc của Người; sau đó Bác bổ sung và giao lại cho đồng chí Vũ Kỳ cất giữ. Ngày 19-5-1969, Bác sửa lần cuối. Di chúc được công bố trong ngày tổ chức lễ truy điệu Bác Hồ (ngày 09-9-1969). Như vậy có thể thấy, bản Di chúc quan trọng này được Người khởi thảo từ năm 1965, khi đồng bào, cán bộ và chiến sĩ cả nước sôi nổi thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm sinh nhật lần thứ 75 của Người và được Người bổ sung qua các năm 1968, 1969.
Bản Di chúc lịch sử ấy đơn giản chỉ là “mấy lời để lại”, “tóm tắt vài việc”, như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói, nhưng chứa đựng sự tổng kết lớn lao, vĩ đại của người Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất, thể hiện trí tuệ mẫn tiệp, tầm nhìn xa, trông rộng của Người đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Bản Di chúc đó không chỉ là những lời căn dặn thiết tha, chứa đựng biết bao tình cảm, hoài bão và khí phách, thể hiện trong từng lời nhắc nhở, dặn dò trước lúc Người đi xa mà nó đã trở thành một tác phẩm “đặc biệt” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một tài sản vô cùng quý báu của Đảng Cộng sản Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa lịch sử, giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Theo GS, TS. Vũ Văn Hiền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, nhìn vào lịch sử nhân loại, ngay cả những nhà lãnh đạo tài ba nhất, thông thái nhất cũng không có bản di chúc nào có giá trị đích thực thiêng liêng và thực chất như vậy. Bác luôn quan niệm sự nghiệp cách mạng của chúng ta nhất định sẽ thành công, nhất định thắng lợi, nhất định sẽ đi đến độc lập, tự do, hạnh phúc cho đất nước, cho nhân dân. Bác đã dành nhiều thời gian, tập trung suy nghĩ, chỉnh sửa nhiều lần nhất cho văn bản quan trọng này Điều đó càng thể hiện tinh thần trách nhiệm, tấm lòng của Bác đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và đối với tương lai của đất nước.
Khẳng định giá trị lịch sử trường tồn của bản Di chúc, đồng chí Phạm Đình Đảng, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản cho rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu hiện rực rỡ nhất, sâu thẳm nhất về đức khiêm tốn của người Việt Nam, của một người Cộng sản. Tất cả điều đó đã hội tụ, kết tinh và chỉ đạo sự nghiệp của chúng ta từ khi Người còn sống. Và đặc biệt 50 năm vừa qua, chúng ta đã đi qua chặng đường lịch sử hết sức vinh quang trong toàn bộ lịch sử dân tộc chúng ta. Cũng đó cũng là nguyện vọng của đông đảo nhân dân. Cũng chính vì điều đó mà Đảng ta đã xếp Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong năm quốc bảo Việt Nam.
Khẳng định Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện lịch sử vô giá của nhân dân Việt Nam
Đồng chí Nguyễn Văn Công, Giám đốc Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch cho biết, theo đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc bấy giờ kể lại, Bác bắt đầu viết những dòng đầu tiên của bản Di chúc vào 9 giờ sáng thứ hai ngày 10-5-1965. Và cứ đến dịp sinh nhật Bác hằng năm, đồng chí Vũ Kỳ lại đặt bản Di chúc lên bàn làm việc của Người; sau đó Bác bổ sung và giao lại cho đồng chí Vũ Kỳ cất giữ. Ngày 19-5-1969, Bác sửa lần cuối. Di chúc được công bố trong ngày tổ chức lễ truy điệu Bác Hồ (ngày 09-9-1969). Như vậy có thể thấy, bản Di chúc quan trọng này được Người khởi thảo từ năm 1965, khi đồng bào, cán bộ và chiến sĩ cả nước sôi nổi thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm sinh nhật lần thứ 75 của Người và được Người bổ sung qua các năm 1968, 1969.
Bản Di chúc lịch sử ấy đơn giản chỉ là “mấy lời để lại”, “tóm tắt vài việc”, như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói, nhưng chứa đựng sự tổng kết lớn lao, vĩ đại của người Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hóa kiệt xuất, thể hiện trí tuệ mẫn tiệp, tầm nhìn xa, trông rộng của Người đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Bản Di chúc đó không chỉ là những lời căn dặn thiết tha, chứa đựng biết bao tình cảm, hoài bão và khí phách, thể hiện trong từng lời nhắc nhở, dặn dò trước lúc Người đi xa mà nó đã trở thành một tác phẩm “đặc biệt” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một tài sản vô cùng quý báu của Đảng Cộng sản Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa lịch sử, giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Theo GS, TS. Vũ Văn Hiền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, nhìn vào lịch sử nhân loại, ngay cả những nhà lãnh đạo tài ba nhất, thông thái nhất cũng không có bản di chúc nào có giá trị đích thực thiêng liêng và thực chất như vậy. Bác luôn quan niệm sự nghiệp cách mạng của chúng ta nhất định sẽ thành công, nhất định thắng lợi, nhất định sẽ đi đến độc lập, tự do, hạnh phúc cho đất nước, cho nhân dân. Bác đã dành nhiều thời gian, tập trung suy nghĩ, chỉnh sửa nhiều lần nhất cho văn bản quan trọng này Điều đó càng thể hiện tinh thần trách nhiệm, tấm lòng của Bác đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và đối với tương lai của đất nước.
Khẳng định giá trị lịch sử trường tồn của bản Di chúc, đồng chí Phạm Đình Đảng, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản cho rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu hiện rực rỡ nhất, sâu thẳm nhất về đức khiêm tốn của người Việt Nam, của một người Cộng sản. Tất cả điều đó đã hội tụ, kết tinh và chỉ đạo sự nghiệp của chúng ta từ khi Người còn sống. Và đặc biệt 50 năm vừa qua, chúng ta đã đi qua chặng đường lịch sử hết sức vinh quang trong toàn bộ lịch sử dân tộc chúng ta. Cũng đó cũng là nguyện vọng của đông đảo nhân dân. Cũng chính vì điều đó mà Đảng ta đã xếp Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong năm quốc bảo Việt Nam.
Các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, hoạt động thực tiễn, các đại biểu tham dự Hội thảo |
Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Di chúc là định hướng cơ bản, quan trọng đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cả hôm nay và mai sau
Nửa thế kỷ trôi qua nhưng những tư tưởng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại trong bản Di chúc vẫn là ngọn đuốc soi đường cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam. GS, TS. Hoàng Chí Bảo, chuyên gia cao cấp, thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Viện Khoa học nghiên cứu nhân tài - nhân lực (ISSTH), người đã có hơn 40 năm nghiên cứu về cuộc đời, tư tưởng, sự nghiệp của Bác Hồ cho biết, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ với 1.000 từ, nhưng Người đã làm một tổng kết lớn lý luận và thực tiễn về cách mạng Việt Nam, về sự nghiệp của Đảng, của dân tộc mà Người trọn đời gắn bó, dấn thân và dâng hiến. Người cũng đặt ra vấn đề dự báo trong tương lai. Với tất cả sự nhạy cảm và linh cảm, Người biết rằng, đổi mới là thường xuyên và lâu dài, là một cuộc chiến đấu khổng lồ, chống lại những cái cũ kỹ, hư hỏng, lỗi thời, hướng tới tiến bộ, phát triển tốt đẹp, vì thế phải dựa vào dân, tập hợp dân thành phong trào, lực lượng để dân thực hiện. GS, TS. Hoàng Chí Bảo nêu rõ, việc tìm hiểu về minh triết Hồ Chí Minh trong bản Di chúc của Người để lại cho đồng bào, đồng chí, bầu bạn quốc tế càng thêm thấu hiểu và thấu cảm về Người. Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn viết Di chúc vào dịp sinh nhật để vui chứ không buồn. Sự sống vốn mạnh hơn cái chết. Lấy sự sống để vượt lên cái chết, với Chủ tịch Hồ Chí Minh là một bản lĩnh văn hóa. Người thực sự là một hiện tượng văn hóa độc đáo.
Nhà báo Hà Đăng, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, chia sẻ: qua nhiều ý kiến báo cáo cũng như tham luận tại Hội thảo đã làm rõ nhiều nội dung trong Di chúc. Có những tham luận với góc nhìn tổng thể cũng có những báo cáo đề cập với một vấn đề cụ thể trong Di chúc và có liên hệ với tình hình thực tế. Từ đó, chúng ta càng học thêm được những điểm mới cũng như những giá trị lịch sử và giá trị định hướng mà Di chúc đã chỉ ra. Theo ông, từ Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta càng thêm thấy rõ một con người thật mà có một cuộc đời huyền thoại. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Di chúc là định hướng cơ bản, quan trọng đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cả hôm nay và mai sau, vì mục tiêu đem lại độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân, bao quát toàn diện các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…
Về mối quan hệ giữa đảng cộng sản cầm quyền với nhân dân, PGS,TS. Đoàn Thế Hanh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, lời dặn dò của Bác sau cùng chủ yếu là đặt vấn đề mối quan hệ giữa Đảng với dân, thể hiện trách nhiệm của Đảng ở 3 tư cách. Một Đảng ta là Đảng cầm quyền, hai Đảng ta là đầy tớ, ba Đảng là người lãnh đạo. Ở đây suy cho cùng vai trò, trách nhiệm thuộc về Đảng quang vinh. Làm tròn 3 trách nhiệm này; một cái đòi hỏi thuộc về phẩm chất của Đảng, hai là năng lực của đảng và cái thứ ba là thái độ, tinh thần trách nhiệm của Đảng. Tư cách là Đảng lãnh đạo thì Đảng phải lựa chọn, tuyển lựa được đội ngũ cán bộ đảng viên của Đảng có cả đức lẫn tài, đủ phẩm chất để thể hiện được vai trò lãnh đạo hoạch định đường lối đưa đất nước đi lên.
Nửa thế kỷ trôi qua nhưng những tư tưởng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại trong bản Di chúc vẫn là ngọn đuốc soi đường cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam. GS, TS. Hoàng Chí Bảo, chuyên gia cao cấp, thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Viện Khoa học nghiên cứu nhân tài - nhân lực (ISSTH), người đã có hơn 40 năm nghiên cứu về cuộc đời, tư tưởng, sự nghiệp của Bác Hồ cho biết, Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ với 1.000 từ, nhưng Người đã làm một tổng kết lớn lý luận và thực tiễn về cách mạng Việt Nam, về sự nghiệp của Đảng, của dân tộc mà Người trọn đời gắn bó, dấn thân và dâng hiến. Người cũng đặt ra vấn đề dự báo trong tương lai. Với tất cả sự nhạy cảm và linh cảm, Người biết rằng, đổi mới là thường xuyên và lâu dài, là một cuộc chiến đấu khổng lồ, chống lại những cái cũ kỹ, hư hỏng, lỗi thời, hướng tới tiến bộ, phát triển tốt đẹp, vì thế phải dựa vào dân, tập hợp dân thành phong trào, lực lượng để dân thực hiện. GS, TS. Hoàng Chí Bảo nêu rõ, việc tìm hiểu về minh triết Hồ Chí Minh trong bản Di chúc của Người để lại cho đồng bào, đồng chí, bầu bạn quốc tế càng thêm thấu hiểu và thấu cảm về Người. Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn viết Di chúc vào dịp sinh nhật để vui chứ không buồn. Sự sống vốn mạnh hơn cái chết. Lấy sự sống để vượt lên cái chết, với Chủ tịch Hồ Chí Minh là một bản lĩnh văn hóa. Người thực sự là một hiện tượng văn hóa độc đáo.
Nhà báo Hà Đăng, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, chia sẻ: qua nhiều ý kiến báo cáo cũng như tham luận tại Hội thảo đã làm rõ nhiều nội dung trong Di chúc. Có những tham luận với góc nhìn tổng thể cũng có những báo cáo đề cập với một vấn đề cụ thể trong Di chúc và có liên hệ với tình hình thực tế. Từ đó, chúng ta càng học thêm được những điểm mới cũng như những giá trị lịch sử và giá trị định hướng mà Di chúc đã chỉ ra. Theo ông, từ Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta càng thêm thấy rõ một con người thật mà có một cuộc đời huyền thoại. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Di chúc là định hướng cơ bản, quan trọng đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cả hôm nay và mai sau, vì mục tiêu đem lại độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân, bao quát toàn diện các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…
Về mối quan hệ giữa đảng cộng sản cầm quyền với nhân dân, PGS,TS. Đoàn Thế Hanh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho biết, lời dặn dò của Bác sau cùng chủ yếu là đặt vấn đề mối quan hệ giữa Đảng với dân, thể hiện trách nhiệm của Đảng ở 3 tư cách. Một Đảng ta là Đảng cầm quyền, hai Đảng ta là đầy tớ, ba Đảng là người lãnh đạo. Ở đây suy cho cùng vai trò, trách nhiệm thuộc về Đảng quang vinh. Làm tròn 3 trách nhiệm này; một cái đòi hỏi thuộc về phẩm chất của Đảng, hai là năng lực của đảng và cái thứ ba là thái độ, tinh thần trách nhiệm của Đảng. Tư cách là Đảng lãnh đạo thì Đảng phải lựa chọn, tuyển lựa được đội ngũ cán bộ đảng viên của Đảng có cả đức lẫn tài, đủ phẩm chất để thể hiện được vai trò lãnh đạo hoạch định đường lối đưa đất nước đi lên.
PGS, TS. Đoàn Minh Huấn, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản kết luận Hội thảo |
Với gần 50 tham luận được gửi đến và 08 tham luận được trình bày tại Hội thảo, có thể thấy, các nhà nghiên cứu, các học giả đều khẳng định những thành tựu mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đạt được trong thực hiện những lời căn dặn của Người suốt 50 năm qua. Nhiều kết quả, thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực đã được các tham luận phân tích rất sâu sắc, phong phú, như về tăng cường xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng trong sự nghiệp đổi mới; rèn luyện đạo đức, phong cách, phẩm chất của người cán bộ, đảng viên hiện nay; vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn; chính sách đối với người có công với cách mạng, thương bệnh binh, cựu thanh niên xung phong; phát triển kinh tế và văn hóa; xây dựng nền văn hóa mới, con người mới, về “quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ”, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ; xây dựng, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;…
Kết luận Hội thảo, PGS, TS. Đoàn Minh Huấn, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản khẳng định, năm 2019 đánh dấu chặng đường nửa thế kỷ toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện Di chúc của Người. Đặc biệt, khi các quyết nghị của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng được chỉ đạo thực hiện quyết liệt, ráo riết, đạt được những kết quả cụ thể, rõ rệt trong thời gian qua, góp phần củng cố lòng tin của các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng. Điều đó đã tiếp tục khẳng định tầm vóc tư tưởng, tầm nhìn xa của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo PGS, TS. Đoàn Minh Huấn, trong suốt 50 năm qua, những nội dung về đoàn kết, thống nhất trong Đảng; quan tâm chăm lo xây dựng đào tạo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; về nhân dân lao động... luôn được xem là những trọng điểm để các cấp, các ngành, địa phương quyết tâm thực hiện.
Đồng chí Đoàn Minh Huấn nhấn mạnh, trong giai đoạn hiện nay, thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên cần đề cao ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị, đẩy lùi hiện tượng ‘tự diễn biến,’ ‘tự chuyển hóa,’ tệ quan liêu, lãng phí, tham nhũng; thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (Khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và Chỉ thị số 05-CT/TW (ngày 15-5-2016) của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trở thành nhiệm vụ thường xuyên của toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân,” là việc làm đúng đắn và cần thiết. Vì vậy, việc kỷ niệm 50 năm ngày Bác mất và 50 năm thực hiện Di chúc của Người cũng là dịp để mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi tổ chức đảng tự soi rọi lại mình, phấn đấu xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo khối đại đoàn kết toàn dân xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh như di nguyện của Người.
Bản Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau nửa thế kỷ, càng sáng tỏ giá trị lịch sử và ý nghĩa định hướng cho cách mạng Việt Nam. Những tư tưởng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại trong Di chúc vẫn là ngọn đuốc soi đường cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam cả hôm nay và trong tương lai./.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Liên bang Nga  (22/05/2019)
Ngày làm việc thứ 3 kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV  (22/05/2019)
Lãnh đạo Chính phủ tiếp các Đoàn đại biểu người có công  (22/05/2019)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển