Thành phố Hà Nội: Bất cập trong xử lý rác thải y tế
TCCS - Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được quan tâm, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, việc xử lý chất thải y tế theo mô hình cụm vẫn chưa được phát huy trên địa bàn thành phố. Tại một số cơ sở, hệ thống xử lý nước thải hiện đã xuống cấp; hệ thống lò đốt rác thải hoạt động không hiệu quả, kiểm soát khí thải lò đốt gặp kém trở thành nguồn gây ô nhiễm môi trường thứ cấp.
Công tác tuyên truyền còn hạn chế
Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng được người dân quan tâm và đầu tư hơn. Trong quy hoạch phát triển hệ thống y tế thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã đề ra quan điểm: Phát triển sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững ở Thủ đô trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo đó, nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã được bổ sung, các bệnh viện, trạm y tế đã được xây dựng mới để đáp ứng nhu cầu của người dân không chỉ trong thành phố Hà Nội mà còn các tỉnh thành khác, kèm theo đó là vấn đề thu gom và xử lý chất thải y tế, đặc biệt là chất thải y tế nguy hại cũng cần được quan tâm nhiều hơn.
Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được quan tâm, thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền chưa được triển khai sâu rộng và thường xuyên, đối tượng tuyên truyền còn hạn chế. Tại một số cơ sở y tế, hệ thống xử lý nước thải đã được đầu tư khá lâu và hiện đã xuống cấp; hệ thống lò đốt rác thải hoạt động không hiệu quả, kiểm soát khí thải lò đốt gặp kém trở thành nguồn gây ô nhiễm môi trường thứ cấp; thiếu nguồn kinh phí đầu tư hệ thống xử lý chất thải, đầu tư trang thiết bị phương tiện thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tiêu hủy chất thải y tế. Ngoài ra, kinh phí chi cho công tác vận hành thường xuyên và bảo dưỡng hệ thống xử lý chất thải y tế của nhiều cơ sở y tế vẫn còn thiếu; chưa có cơ chế và định mức chi cho xử lý chất thải tại các cơ sở y tế trong hạng mục chi ngân sách thường xuyên. Một số cơ sở y tế có lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh ít, gặp khó khăn trong việc ký hợp đồng vận chuyển, xử lý chất thải rắn nguy hại. Việc xử lý chất thải y tế theo mô hình cụm vẫn chưa được phát huy trên địa bàn thành phố.
Vì vậy, nếu không có các giải pháp trước mắt và lâu dài để quản lý, thu gom, xử lý chất thải y tế có tính nguy hại cao, số lượng lớn, lại đang ngày càng gia tăng, sẽ dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, lúng túng khi vấn đề môi trường xảy ra.
Ký hợp đồng để hợp lệ thủ tục
Theo số liệu thống kê, tổng lượng chất thải y tế phát sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội khoảng 27.522 kg/ngày, trong đó chất thải y tế nguy hại là 8.448 kg/ngày (chiếm 30%). Ước tính, đến năm 2020, tổng lượng chất thải y tế phát sinh một ngày trên địa bàn Hà Nội là 15,8 tấn/ngày, trong đó khối lượng chất thải y tế nguy hại là 3,16 tấn/ngày. Hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội có 44 cơ sở được cấp phép xử lý chất thải nguy hại đang hoạt động, trong đó có 10 cơ sở xử lý đang ký hợp đồng thu gom, xử lý chất thải y tế với các cơ sở y tế tại Hà Nội.
Tuy nhiên, theo Chi cục Trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội Mai Trọng Thái, chỉ có duy nhất 1 cơ sở có địa điểm xử lý tại Hà Nội là Công ty URENCO 13 (khu xử lý chất thải Cầu Diễn) với công suất xử lý được cấp phép là 1.600.000 kg/năm, tương đương với khoảng 5 tấn/ngày (xử lý các chất thải y tế nguy hại lây nhiễm) theo công nghệ hấp chất thải y tế từ nguồn vốn viện trợ của tổ chức UDNP. Công nghệ đốt chất thải y tế của URENCO 13 đã xuống cấp trầm trọng và dừng hoạt động từ năm 2016, chất thải y tế lây nhiễm sau xử lý được chôn lấp trên bãi Nam Sơn, Sóc Sơn và URENCO 10 được cấp phép xử lý chất thải nguy hại (với công suất xử lý được cấp phép là 80 tấn/ngày, không bao gồm hầm chôn lấp bê tông hiện đã đầy). Ngoài ra, các cơ sở xử lý chất thải nguy hại có địa điểm xử lý bên ngoài Hà Nội, như Công ty Môi trường Thuận Thành, Công ty Môi trường Xanh, Công ty cổ phần Xử lý chất thải công nghiệp Hòa Bình…, xử lý chất thải theo công nghệ đốt là chủ yếu.
“Đáng lo ngại, việc thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại đối với các cơ sở y tế tư nhân và một số bệnh viện nhỏ do số lượng chất thải rắn y tế nguy hại không lớn nên việc ký hợp đồng vận chuyển, xử lý rác thải với các cơ sở xử lý chất thải nguy hại đã được cấp phép gặp khó khăn, giá thành vận chuyển và xử lý thường cao hơn. Vì vậy, chi phí thực hiện công tác quản lý chất thải rất lớn, dẫn đến tình trạng chỉ ký hợp đồng để hợp lệ thủ tục theo quy định, hoặc dẫn đến tần suất thu gom xử lý thực tế lớn hơn 2 ngày/lần, có khi tới 7 - 10 ngày/lần”, đồng chí Mai Trọng Thái cho biết.
Giải pháp nào xử lý hiệu quả chất thải y tế ?
Trước thực trạng này, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã phê duyệt đề án xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn Thành phố đến năm 2020, định hướng 2025 làm cơ sở cho việc xây dựng cơ chế, chính sách, các giải pháp thực hiện, triển khai dự án ưu tiên nhằm tăng cường quản lý loại chất thải. Theo đó, đến năm 2020, 100% chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn; 100% các bệnh viện, trung tâm y tế do Thành phố quản lý có hệ thống xử lý đạt chuẩn ra môi trường; 100% các cơ sở y tế phải có hệ thống phân loại, thu gom, lưu giữ chất thải y tế nguy hại theo quy định... Năm 2025, 100% số chất thải y tế nguy hại (rắn, lỏng) tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội được thu gom, xử lý đạt chuẩn môi trường.
Để thực hiện hiệu quả các mục tiêu trên, đề án cũng đưa ra các giải pháp, trong đó, nhấn mạnh việc thực thi có hiệu quả các công cụ quản lý môi trường, đặc biệt là không cấp phép hoạt động đối với các cơ sở y tế lần đầu đi vào hoạt động mà không có phương án xử lý chất thải đạt quy chuẩn môi trường theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Được biết, kết quả điều tra, quan trắc 23 mẫu nước thải (trước và sau xử lý) và 3 mẫu bùn thải tại 23 cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Hà Nội, do Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện, gồm 15 bệnh viện, 2 trung tâm y tế, 6 phòng khám có hệ thống xử lý nước thải cho thấy: Hệ thống xử lý nước thải tại các trung tâm y tế quận, huyện không vận hành hoặc vận hành kém hiệu quả và xuống cấp. Đối với các bệnh viện thuộc tuyến trung ương được khảo sát, lấy mẫu, mặc dù hệ thống xử lý nước thải được vận hành liên tục, nhưng hiệu quả xử lý vẫn chưa bảo đảm theo yêu cầu./.
Theo dự báo tại quy hoạch xử lý chất thải rắn thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đến năm 2020 khối lượng chất thải của các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trung bình mỗi năm khoảng 90 tấn/ngày (trong đó chất thải y tế nguy hại lây nhiễm khoảng 24 tấn/ngày); đến năm 2030 sẽ phát sinh khoảng 150 tấn/ngày (trong đó chất thải y tế nguy hại lây nhiễm khoảng 40 tấn/ngày); cùng với tiến độ triển khai của các dự án xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố, có thể nâng tỷ lệ xử lý chất thải nguy hại nói chung lên>355 tấn/ngày.
Hà Nội với công tác an sinh xã hội và những việc cần làm ngay  (17/12/2019)
Thành phố Hà Nội nỗ lực giảm thiểu khí thải nhà kính  (14/12/2019)
Ra quân giữ vững trật tự đô thị cần sự kiên quyết và lâu dài  (02/12/2019)
Đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến ở Hà Nội  (01/12/2019)
- Quyết tâm đưa Vĩnh Phúc cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Tỉnh Vĩnh Phúc và iMarket Việt Nam ký kết Bản ghi nhớ về việc nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp và sân golf
- Vĩnh Phúc sẽ phân bổ, giao chi tiết vốn đầu tư công năm 2025 cho các dự án trước ngày 31-12-2024
- Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc: Phấn đấu năm 2025 nằm trong top 10 về chuyển đổi số
- Vĩnh Phúc: Tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm tiểu thủ công nghiệp
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay