Tăng cường và phát triển quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Nhật Bản theo lời mời của Thủ tướng Nội các Nhật Bản Ta-rô A-sô.
Tuyên bố chung Việt Nam - Nhật Bản khẳng định: “Hai bên bày tỏ vui mừng trước sự phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước Việt Nam và Nhật Bản trong những năm gần đây, đồng thời nhất trí phát triển quan hệ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á đã được xây dựng giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản. Hai bên thống nhất sẽ hợp tác chặt chẽ trong các vấn đề quan hệ song phương, cũng như trong các vấn đề của khu vực châu Á và cộng đồng quốc tế, trên cơ sở tin tưởng và lợi ích chung, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phồn vinh ở châu Á”.
Các nhà lãnh đạo Nhật Bản đã đón tiếp Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh nồng nhiệt, trọng thể, theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã hội kiến Nhật Hoàng A-ki-hi-tô, Hội đàm với Thủ tướng Ta-rô A-sô, gặp lãnh đạo các giới chính trị, kinh tế... của Nhật Bản; thăm một số cơ sở kinh tế - văn hóa ở Tô-ki-ô và Phư-cư-ô-ca. Các cuộc hội đàm, hội kiến, các hoạt động liên quan diễn ra trong không khí chân thành, cởi mở và hiểu biết lẫn nhau. Hai bên khẳng định, sự hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản đang được mở rộng không chỉ trong quan hệ song phương mà cả ở khu vực và trên trường quốc tế.
Lãnh đạo cấp cao hai nước hài lòng trước quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Nhật Bản có những tiến triển vượt bậc trên các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, giao lưu nhân dân... và ở tất cả các cấp, sau khi hai văn kiện chung, gồm Tuyên bố chung “Hướng tới đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” được công bố tháng 10-2006 và “Chương trình hợp tác hướng tới quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản” được công bố tháng 11-2007. Nhiều chuyến thăm cấp cao giữa hai nước đã được thực hiện trong những năm qua.
Năm 2008, hai bên đã tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản. Tháng 4-2009, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Phư-cư-ô-ca đã được thành lập. Trong lĩnh vực kinh tế, mục tiêu đến năm 2010 đạt 15 tỉ USD tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước đã được hoàn thành trước hai năm vào năm 2008 và tháng 12-2008, hai nước đã ký Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA). Các hoạt động giao lưu văn hòa và giao lưu nhân dân đã được mở rộng; hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo, du lịch, lao động... cũng được tăng cường.
Việt Nam và Nhật Bản có tiềm năng to lớn để phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Phía Việt Nam đánh giá cao và bày tỏ cảm ơn chân thành những hỗ trợ có hiệu quả về viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Chính phủ Nhật Bản đối với việc phát triển kinh tế -xã hội, xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam; đánh giá cao việc mở rộng đầu tư trực tiếp tư nhân của Nhật Bản ở Việt Nam.
Phía Nhật Bản cũng đánh giá cao những chính sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội và kiềm chế lạm phát, duy trì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam; bày tỏ tin tưởng Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển và đạt được những thành tựu mới trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát huy vai trò tích cực ở khu vực và trên thế giới.
Nhằm thực hiện có hiệu quả các thỏa thuận cấp cao, hai bên nhấn mạnh một số biện pháp cụ thể, thiết thực. Đó là duy trì việc tiến hành các chuyến thăm hằng năm ở cấp cao; đồng thời tăng cường hơn nữa trao đổi và hợp tác giữa các bộ, ngành; thúc đẩy hơn nữa giao lưu giữa các chính đảng, giao lưu nghị viện; giao lưu giữa các địa phương và nhân dân hai nước. Hai bên tin tưởng rằng, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản sẽ đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển quan hệ kinh tế giữa hai nước.
Phía Nhật Bản đánh giá cao quyết tâm phòng, chống tham nhũng của Việt Nam liên quan ODA của Nhật Bản. Hai bên sẽ hợp tác chặt chẽ nhằm thực hiện có hiệu quả ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam; tiếp tục đẩy mạnh hợp tác nhằm thực hiện các dự án đã thỏa thuận như Đường bộ cao tốc Bắc - Nam, Đường sắt cao tốc Bắc - Nam, Khu công nghệ cao Hòa Lạc...; coi trọng và thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo; giao lưu thanh thiếu niên, đồng thời, tôn trọng truyền thống văn hóa của nhau và mở rộng hợp tác trong việc bảo vệ các di sản văn hóa.
Trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Đoàn đại biểu cấp cao nước ta lần này, hai bên cam kết sẽ hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong các tổ chức diễn đàn quốc tế mà hai nước đều là thành viên như Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Á-Âu (ASEM), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS)...
Chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thành công tốt đẹp, nâng quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên tầm cao mới, ổn định và bền vững theo khuôn khổ đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á. Chào mừng thành công của chuyến thăm, nhân dân Việt Nam sẽ cùng nhân dân Nhật Bản làm hết sức mình vun đắp cho mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước không ngừng phát triển toàn diện, ổn định, lâu dài, vì lợi ịch của hai dân tộc, vì hòa bình, phồn vinh ở khu vực và thế giới./.
Những câu chuyện không bao giờ cũ về Điện Biên Phủ: Quân lệnh như sơn  (23/04/2009)
Yêu cầu đổi mới trong phát triển nguồn nhân lực quản lý giáo dục  (23/04/2009)
Ngân hàng nhà nước Việt Nam sẽ được hiện đại hóa một cách căn bản  (22/04/2009)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên