Ngân hàng nhà nước Việt Nam sẽ được hiện đại hóa một cách căn bản
TCCSĐT - Ngày 21-4-2009, được sự uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Nguyễn Văn Giàu và Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt nam, Bà Victoria Kwakwa đã chính thức ký kết Hiệp định Tài trợ và Hiệp định đồng tài trợ của Chính phủ Nhật Bản và các văn kiện pháp lý có liên quan của Dự án “Hệ thống thông tin quản lý và hiện đại hoá ngân hàng” (Fanancial Sector Modernisation and Information Management System - FSMIMS).
Tổng mức đầu tư của Dự án là 71,830 triệu USD, trong đó: vốn vay Ngân hàng thế giới là 60 triệu USD; vốn đồng tài trợ PHRD của Chính phủ Nhật Bản: 0,83 triệu USD; và vốn đối ứng 11 triệu USD.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN); Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC) và Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam (DIV) là cơ quan thực hiện Dự án. Dự án dự kiến được thực hiện từ 2009 đến 2014.
Phát biểu tại Lễ ký kết, ông Nguyên Văn Giàu nhấn mạnh, toàn thế giới đang đứng trước một cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng chưa từng có và diễn biến vô cùng phức tạp. Nó bắt nguồn từ những yếu kém trong hệ thống tài chính, gây ra những tác động xấu chưa từng có và ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của hầu hết các quốc gia, bao gồm cả các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản và châu Âu. Cho đến nay, các quốc gia đang nỗ lực tìm kiếm những giải pháp phù hợp để đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng này.
Qua diễn biến của cuộc khủng hoảng này, chúng ta càng nhận ra được vai trò then chốt của các ngân hàng trung ương trong việc đối phó, khắc phục và ngăn ngừa khủng hoảng. Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương không thể hoạt động hiệu quả nếu như không có một hệ thống thông tin quản lý hữu hiệu hỗ trợ cho các chức năng hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ cũng như đảm bảo an toàn của toàn hệ thống nhằm ổn định giá trị đồng tiền, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững.
Nhận thức được tầm quan trọng này, ngành ngân hàng của Việt Nam đang tích cực triển khai Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam từ nay đến 2010 và định hướng đến 2020, trong đó chú trọng tới việc đổi mới cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trở thành một ngân hàng trung ương mạnh, tạo nền tảng để đến sau 2010 phát triển Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành ngân hàng trung ương đạt trình độ tiên tiến, ngang tầm với các ngân hàng trung ương trong khu vực châu Á.
Dự án “Hệ thống thông tin quản lý và hiện đại hoá ngân hàng” là một trong những hỗ trợ thiết thực và quý báu của Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Nhật bản góp phần giúp Việt Nam thực hiện Đề án phát triển ngành ngân hàng của Chính phủ đã đặt ra. Việc thực hiện thành công Dự án sẽ giúp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng được một nền tảng công nghệ đồng bộ, tiên tiến cho hệ thống thông tin quản lý của một ngân hàng trung ương theo thông lệ quốc tế nhằm giúp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc thu thập, phân tích và sử dụng thông tin có hiệu quả, phục vụ tốt cho việc thực hiện các chức năng chính là hoạch định, thực thi chính sách tiền tệ và thành tra giám sát an toàn hệ thống, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong xu thế hội nhập. Ngoài ra, Dự án cũng sẽ góp phần xây dựng một cơ chế chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý kinh tế vĩ mô khác của Chính phủ, giúp cho các cơ quan này trong việc ra các quyết định đúng đắn, kịp thời vào đúng thời điểm cần thiết./.
Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh hội kiến Chủ tịch Hạ viện và Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản  (22/04/2009)
Tổng Bí thư Nông Ðức Mạnh hội kiến Chủ tịch Hạ viện và Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản  (22/04/2009)
Khôi phục và phát triển làng nghề trong nông thôn ở Vĩnh Long  (22/04/2009)
Khôi phục và phát triển làng nghề trong nông thôn ở Vĩnh Long  (22/04/2009)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển