Những câu chuyện không bao giờ cũ về Điện Biên Phủ: Quân lệnh như sơn
- Tình hình địch đã thay đổi. Quyết tâm tiêu diệt Trần Đình (bí danh của Điện Biên Phủ trong chiến dịch) vẫn giữ vững. Nay thay đổi cách đánh. Vì vậy, ra lệnh cho các đồng chí từ 17 giờ hôm nay kéo pháo ra khỏi trận địa, lui về địa điểm tập kết, chuẩn bị lại. Triệt để chấp hành mệnh lệnh? Không giải thích. Đầu dây đằng kia, tiếng đồng chí Phạm Ngọc Mậu - Chính ủy pháo binh đáp:
- Rõ ! Xin triệt để chấp hành mệnh lệnh.
14 giờ 30 phút, nối liên lạc điện thoại với đồng chí Vương Thừa Vũ - Tư lệnh Đại đoàn 308.
Chú ý nhận lệnh: Tình hình thay đổi. Đại đoàn các đồng chí có nhiệm vụ hướng về Luông Pra-băng tiến quân, dọc đường gặp địch tùy điều kiện cụ thế mà tiêu diệt. Giữ vững lực lượng, có lệnh, trở về ngay. Giữ liên lạc vô tuyến điện.
Khi được hỏi mới trả lời.
- Rõ! (Đồng chí Vương Thừa Vũ đáp).
- Triệt để chấp hành mệnh lệnh?
- Xin chỉ thị về sử dụng binh lực như thế nào?
- Toàn quyền quyết định, từ một tiểu đoàn đến toàn đại đoàn. Hậu cần tự giải quyết. Đúng 4 giờ chiều nay xuất phát.
- Xin triệt để chấp hành mệnh lệnh !
Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ thị cho một số bộ phận nhỏ, mang theo một đài vô tuyến điện, đi về phía Mộc Châu, mỗi ngày ba lần đánh điện báo cáo "Đại đoàn 308 đã về tới...". Điện mật, xen đôi tiếng không dùng mật mã. Do những bức điện này, lúc đầu, địch đã tưởng 308 đang quay về đồng bằng. Tại mặt trận Điện Biên Phủ, mặc dù mỗi người còn có những băn khoăn suy nghĩ khác nhau, nhưng toàn thể cán bộ, chiến sỹ đã triệt để chấp hành mệnh lệnh lui quân, biểu thị một niềm tin, một tinh thần kỷ luật tuyệt vời. Đại đoàn 312 cùng các chiến sỹ pháo binh trong bảy ngày đêm ròng rã, đã kéo pháo ra an toàn trên con đường hiểm trở bị máy bay và pháo địch biến thành con đường lửa.
Đại đoàn 308 lúc đầu được giao nhiệm vụ đánh thọc sâu vào Sở chỉ huy của tập đoàn cứ điểm. Cách đánh này gọi là "Oa tâm chiến thuật" (thọc thẳng vào tim). Khi Đảng ủy Mặt trận quyết định thay đổi phương thức tác chiến từ "đánh nhanh thắng nhanh" sang "đánh chắc tiến chắc" thì Đại đoàn được lệnh cấp tốc tiến quân sang Luông Pra-băng, tạo điều kiện cho quân ta kẻo pháo ra và xúc tiến mọi việc chuẩn bị để thực hiện "đánh chắc thắng".
Đây là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn: chiến trường chưa được chuẩn bị, tình hình địch cụ thể chưa rõ, khó nhất là không có bảo đảm hậu cần. Đại đoàn trưởng Vương Thừa Vũ là một con người "quân lệnh như sơn". Nhận lệnh trực tiếp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua điện thoại, Đại đoàn trưởng hiểu rằng nhiệm vụ Đại đoàn thay đổi đột ngột, nhất định phải có sự thay đổi ở tầm chiến lược, bây giờ chưa rõ thì sau sẽ tìm hiểu. Vấn đề trước mắt là suy nghĩ về quyết tâm tác chiến và triệu tập hội ý Thường vụ Đảng ủy Đại đoàn.
Thời gian rất gấp, lúc nhận lệnh là 14 giờ 30 mà 16 giờ đã phải xuất phát. Đi toàn đại đoàn hay đi một trung đoàn? Đi toàn đại đoàn thì có đủ lực lượng để tạo hiệu quả lớn và chủ động ứng phó với mọi tình huống bất trắc, nhưng khó khăn về hậu cần là không dễ giải quyết. Thường vụ Đảng ủy Đại đoàn hội ý cấp tốc, hạ quyết tâm đi toàn đại đoàn, đúng 4 giờ chiều xuất phát, vừa đi vừa làm công tác chính trị giải quyết tư tưởng cho cán bộ, chiến sỹ. Sở chỉ huy nhẹ do Đại đoàn phó Cao Văn Khánh đi trước, có nhiệm vụ nắm tình hình địch và liên hệ với bộ đội Pa thét Lào để phối hợp tác chiến. Đại đoàn phó Cao Văn Khánh chỉ huy Trung đoàn Thủ đô 102 hình thành một mũi tiến quân về Mường Sài. Đại đoàn trưởng Vương Thừa Vũ và chính ủy Lê Quang Đạo (Phó chủ nhiệm chính trị mặt trận được cử xuống Đại đoàn 308 thay Chính ủy Song Hào bị ốm không đi chiến dịch) chỉ huy mũi chủ yếu: Trung đoàn 36 trên trước hướng về phía Luông Pra-băng, Trung đoàn 88 còn bận tham gia kẻo pháo của mặt trận, sẽ tiến sau, làm dự bị.
Toàn đại đoàn chia làm hai cánh quân lập tức lên đường, mỗi người chỉ có năm lạng gạo, tiến quân thần tốc, gặp địch là đánh, tự giải quyết hậu cần, sau 10 ngày giải phóng toàn bộ khu vực sông Nậm Hu, tiến sát đến Luông Phra-băng. Được lệnh quay về, lại thần tốc trở lại, kịp tham gia đợt đầu cuộc đại tiến công tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Mười năm sau, nhân dịp kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, một số các Tư lệnh đại đoàn nói với Đại tướng Võ Nguyên Giáp ý nghĩ của mình. Chính ủy Đại đoàn công pháo Phạm Ngọc Mậu nói: "Khi có lệnh kéo pháo ra, đúng là: được lời như cởi tấm lòng!". Đại đoàn trưởng 312 Lê Trọng Tấn nói: "Nếu không có quyết định chuyển phương châm ngày đó thì phần lớn chúng tôi sẽ không có mặt trong kháng chiến chống Mỹ". Đại đoàn trưởng 308 Vương Thừa Vũ nói: Tôi nghĩ nếu lần đó cứ "đánh nhanh giải quyết nhanh" thì cuộc kháng chiến có thể phải lui lại mười năm!"./.
Kỳ sau: Câu chuyện thứ tư: Đòn chiến lược thứ năm
Yêu cầu đổi mới trong phát triển nguồn nhân lực quản lý giáo dục  (23/04/2009)
Ngân hàng nhà nước Việt Nam sẽ được hiện đại hóa một cách căn bản  (22/04/2009)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển