Những sự kiện trong nước đáng chú ý trong tuần (từ 9-3-2009 đến 15-3-2009)
1. Không nên làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông
Ngày 9-3-2009, trả lời câu hỏi của phóng viên về quan điểm của Việt Nam trước tin ngày 5-3-20009, Thủ tướng Ma-lai-xi-a Ba-đa-uy đã thăm Đá Hoa Lau thuộc quần đảo Trường Sa và tuyên bố chủ quyền đối với hòn đảo này cùng vùng biển phụ cận, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng cho biết: "Lập trường của Việt Nam về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là rõ ràng. Trong quá trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho các tranh chấp đối với hai quần đảo này, Việt Nam cho rằng các bên liên quan cần tuân thủ Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC), không nên có hành động làm phức tạp thêm tình hình, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực".
2. Quốc vương Ma-lai-xi-a thăm chính thức Việt Nam
Từ ngày 12-3 đến ngày 15-3-2009, nhận lời mời của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Quốc vương Ma-lai-xi-a Tu-an-ku Mi-dan và Hoàng hậu đã sang thăm chính thức Việt Nam. Đoàn đã hội kiến với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và đã được Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tiếp thân mật. Trong buổi hội kiến, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nhấn mạnh, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Quốc vương và Hoàng hậu Ma-lai-xi-a đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước, đồng thời khẳng định, chính sách nhất quán của Việt Nam là tăng cường hợp tác với tất cả các nước trên thế giới, nhất là trong khối ASEAN. Quốc vương Ma-lai-xi-a nhấn mạnh, Ma-lai-xi-a xác định ưu tiên mở rộng quan hệ với Việt Nam; các bộ, ngành hai nước thống nhất được chương trình hợp tác cụ thể nhằm đưa quan hệ giữa hai nước đi vào chiều sâu. Đề cập vấn đề hợp tác trên biển Đông, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nêu rõ, hai nước đã ký bản ghi nhớ về xây dựng báo cáo chung về ranh giới thềm lục địa 200 hải lý và mong muốn Ma-lai-xi-a cùng tích cực đôn đốc thực hiện, sớm thống nhất về vùng đánh bắt cá của ngư dân hai nước. Những vụ vi phạm, cần được giải quyết trên tinh thần hữu nghị và hợp tác. Quốc vương Ma-lai-xi-a ghi nhận ý kiến này và hứa sẽ chuyển cho Chính phủ giải quyết.
3. Mốc phát triển mới trong hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam với Ca-ta và Cô-oét
Ngày 12-3-2009, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm của đoàn cấp cao Chính phủ Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu tới Ca-ta và Cô-oét. Chuyến thăm lần này tạo bước chuyển mạnh mẽ trong hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam với hai nước Trung Đông này qua việc các bên đạt được nhiều thỏa thuận, ký kết nhiều văn kiện hợp tác. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các nhà lãnh đạo hai nước đã trao đổi sâu rộng, cởi mở, thân tình và nhất trí cao về nhiều biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy quan hệ song phương giữa Việt Nam với từng nước trên nhiều lĩnh vực. Các nhà lãnh đạo hai nước mà đoàn Việt Nam tới thăm đều khẳng định quyết tâm củng cố hơn nữa quan hệ đoàn kết, hữu nghị và hợp tác với Việt Nam, mong muốn phối hợp chặt chẽ với Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế và khu vực. Các bên nhất trí gia tăng việc trao đổi đoàn ở các cấp trong thời gian tới nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và góp phần thúc đẩy thực hiện các thoả thuận cấp cao đã đạt được. Lãnh đạo hai nước cam kết triển khai có hiệu quả các dự án đầu tư tại Việt Nam, sẽ khuyến khích và hỗ trợ tích cực doanh nghiệp đầu tư, làm ăn tại Việt Nam. Đồng thời, lãnh đạo hai nước cũng cam kết tạo điều kiện thuận lợi để hàng hoá Việt Nam vào thị trường hai nước và qua đó vào thị trường vùng Vịnh. Lãnh đạo hai nước khẳng định sẽ tích cực xem xét việc sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
4. Lãnh đạo thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường
Ngày 12-3-2009, Bộ Chính trị đã có Chỉ thị số 31-CT/TƯ về lãnh đạo thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường. Theo Chỉ thị, thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường là vấn đề quan trọng, nhạy cảm, liên quan đến tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, cần được tiến hành thận trọng, có bước đi thích hợp. Để thực hiện tốt mục tiêu thí điểm này, Bộ Chính trị yêu cầu: Cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền các cấp nơi thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường tổ chức quán triệt đầy đủ, sâu sắc chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội tới cán bộ, đảng viên, nhân dân. Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương, các văn bản của các cơ quan có thẩm quyền cấp trên quy định, hướng dẫn việc thực hiện thí điểm này.
5. Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công Thương Việt Nam sang thăm Lào
Ngày 13-3-2009, Thủ tướng Lào Bua-xỏn Búp-phả-văn (Buasone Bouphavanh) đã tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Công Thương nước ta, do Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng dẫn đầu, đang thăm và làm việc tại Lào. Trong chuyến thăm lần này, Việt Nam và Lào ký Hiệp định quá cảnh hàng hoá nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá hai nước quá cảnh sang nước thứ 3. Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Năng lượng - Mỏ của Lào đã ký Biên bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này. Hai bên kiểm điểm, đánh giá việc triển khai thực hiện các nội dung hợp tác đã được thoả thuận, thảo luận biện pháp thúc đẩy hợp tác phát triển trong thời gian tới. Hai bên dành thời gian thảo luận việc thực hiện Hiệp định về dành cho nhau những ưu đãi đặc biệt đã được ký kết, thảo luận về chứng nhận xuất xứ hàng hoá... Hai bên bàn về việc tổ chức thực hiện các dự án đã ký của Việt Nam tại Lào, trong đó có các dự án điện để hướng tới mục tiêu sản xuất 5.000 MW điện vào năm 2020, bàn biện pháp tăng kim ngạch xuất khẩu giữa hai nước để đạt giá trị trao đổi thương mại 1 tỉ USD vào năm 2010 và 2 tỉ USD vào năm 2015 và tổ chức Hội chợ hàng Việt Nam vào tháng 9 tới tại Lào.
6. Thường trực Chính phủ làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông (VNPT) và Tổng Công ty viễn thông quân đội (Viettel)
Ngày 13-3-2009, phát biểu tại buổi làm việc của Thường trực Chính phủ với lãnh đạo Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông (VNPT) và Tổng Công ty viễn thông quân đội (Viettel), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, hai đơn vị chủ lực trong ngành công nghệ thông tin cần khẩn trương xây dựng chiến lược phát triển, đưa nước ta trở thành cường quốc về công nghệ thông tin. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao những thành tựu mà VNPT và Viettel đạt được trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là trên lĩnh vực viễn thông. Hai đơn vị này đã “đi tắt đón đầu” hội nhập thành công, góp phần quan trọng phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ ra những hạn chế như: đầu tư hạ tầng, triển khai 3G và Chính phủ điện tử chậm; bộ máy và cơ chế, chính sách còn nhiều vướng mắc; chất lượng dịch vụ hạn chế. Về kế hoạch phát triển của VNPT và Viettel trong thời gian tới nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập, Thủ tướng nêu rõ mục tiêu là phải đưa nước ta trở thành cường quốc về công nghệ thông tin.
7. Ngành Tuyên giáo Việt Nam và Lào tăng cường hợp tác ở cả cấp trung ương và địa phương
Ngày 14-3-2009, tại trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng đã tiếp thân mật Đoàn đại biểu cấp cao Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào do đồng chí Phăn-đuông-chít Vông-xả, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban dẫn đầu, đang ở thăm và làm việc tại nước ta. Đồng chí Trương Tấn Sang hoan nghênh chuyến thăm, làm việc của Đoàn và bày tỏ vui mừng trước những kết quả đã đạt được trong việc thực hiện kế hoạch hợp tác của hai Ban trong năm 2008, góp phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của hai nước. Đồng chí đánh giá cao kết quả hội đàm, ký kết thỏa thuận hợp tác năm 2009 giữa Ban Tuyên huấn Trung ương Lào và Ban Tuyên giáo Trung ương Việt Nam trong các lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tuyên huấn; phối hợp tuyên truyền những thành tựu đổi mới của hai nước, đặc biệt là sự hợp tác chặt chẽ trong việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử quan hệ đặc biệt giữa hai nước. Trong thời gian tới, ngành Tuyên giáo hai nước cần tăng cường sự hợp tác, trao đổi kinh nghiệm không chỉ ở cấp trung ương mà còn giữa ban tuyên giáo các tỉnh kết nghĩa, tỉnh biên giới để sự hợp tác có hiệu quả hơn nữa. Đồng chí Phăn-đuông-chít Vông-xả trân thông báo kết quả hội đàm và thỏa thuận hợp tác với Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trong năm 2009; công tác tổ chức các hội thảo khoa học tại Lào và Việt Nam chuẩn bị những tư liệu quan trọng để biên soạn lịch sử quan hệ đặc biệt giữa hai nước.
8. Trao tặng 21 giải thưởng Công nghệ thông tin - truyền thông Việt Nam 2008
Tam Điệp suy nghĩ và vươn lên từ mảnh đất của chính mình  (16/03/2009)
Từ mô hình liên kết các nhà trong phát triển cây cao su ở Sơn La  (16/03/2009)
Từ mô hình liên kết các nhà trong phát triển cây cao su ở Sơn La  (16/03/2009)
Kết quả triển khai Nghị quyết 30 của Chính phủ  (16/03/2009)
Từ Đa-vốt đến Ho-sam  (16/03/2009)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên