Kết quả triển khai Nghị quyết 30 của Chính phủ
Để triển khai thực hiện Nghị quyết số 30/2008/ NQ-CP về những giải pháp cấp bách ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 12/2009/QĐ-TTg ngày 19-1-2009, trong đó, đưa ra kế hoạch công tác cụ thể giao cho các bộ và cơ quan ngang bộ. Kết quả triển khai bước đầu như sau:
1. Về các chương trình an sinh xã hội
Trong năm 2008, ngân sách trung ương đã hỗ trợ triển khai các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội với tổng kinh phí đạt 23.745 tỉ đồng, theo ba nhóm chính sách: nhóm chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng như đồng bào dân tộc thiểu số, ngư dân, trẻ em... : 3.409 tỉ đồng; nhóm chính sách miễn giảm các chính sách đóng góp của dân: 1.536 tỉ đồng; nhóm chính sách tín dụng ưu đãi: 10.700 tỉ đồng.
Trong năm 2009, các bộ, ngành trung ương đang nghiên cứu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các chính sách an sinh xã hội, như: Đề án “Hỗ trợ huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững giai đoạn 2009-2020”; Đề án “Chính sách nhà ở cho đối tượng xã hội có nhu cầu giải quyết nhà ở”; điều chỉnh tiền lương tối thiểu cho các đối tượng trong khu vực hành chính sự nghiệp; điều chỉnh tăng trợ cấp đối với các đối tượng là người có công, hưu trí; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ nghỉ việc; điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng đối với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài...
Cùng với việc tiếp tục thực hiện các chính sách an sinh xã hội của năm 2008, hai tháng đầu năm 2009, Chính phủ đã triển khai một số chính sách an sinh xã hội:
- Hỗ trợ đối với người lao động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế(1).
- Xuất gạo dự trữ: Đến cuối tháng 2-2009, xuất 20.350 tấn gạo (tương đương 182 tỉ đồng) hỗ trợ cho 12 địa phương cứu đói giáp hạt và hỗ trợ Tết Nguyên đán Kỷ sửu.
- Hỗ trợ người nghèo đón Tết Nguyên đán Kỷ Sửu: Các địa phương đã thực chi cho các đối tượng hưởng trợ cấp đạt khoảng 1.684 tỉ đồng. Việc hỗ trợ tiền cho người nghèo được tiến hành công khai, minh bạch. Chính phủ sẽ xử lý kỷ luật nghiêm khắc đối với những sai phạm ở một số địa phương trong công tác hỗ trợ người nghèo dịp tết Nguyên đán vừa qua.
2. Về các chính sách giãn, giảm thuế(2)
Kết quả giãn, giảm thuế: Việc tạm hoãn thời điểm áp dụng thuế thu nhập cá nhân đến hết tháng 5-2009 theo thông Thông tư số 27/2009/TT-BTC và kiến giảm 30% số thuế phải nộp, giãn 9 tháng đối với 70% số thuế thu nhập doanh nghiệp còn lại theo Thông tư số 3/2009/TT-BTC và Thông tư số 12/2009/TT-BTC, ngày 13-1-2009, của Bộ Tài chính đã giúp các doanh nghiệp có thêm nguồn vốn để duy trì sản xuất - kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
3. Về điều hành thuế xuất nhập khẩu và giá xăng dầu
Điều hành thuế xuất nhập khẩu: Kết quả, giảm thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu đầu vào của sản xuất trong nước phục vụ ngành dệt may (từ 5% xuống 0%)... ; giảm thuế nhập khẩu để khuyến khích xuất khẩu như: than (giảm từ 20% xuống 10%)... ; tăng thuế nhập khẩu để góp phần hỗ trợ một số ngành, lĩnh vực sản xuất trong nước như giấy in, giấy viết, giấy in báo...
Điều hành giá xăng dầu: Để giúp các doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, trong điều kiện giá xăng dầu quốc tế đã nhích lên, tháng 2-2009 liên bộ Tài chính -Công Thương đã thống nhất giữ ổn định giá xăng, giảm giá dầu diesel (500 đồng/lít), giá dầu hoả (500 đồng/lít) và 2 lần giảm thuế nhập khẩu xăng từ 35% xuống 25% và từ 25% xuống 20%.
4. Về cải cách thủ tục hải quan
Triển khai thực hiện Thông tư số 05/2009/TT-BTC, ngày 13-1-2009, của Bộ Tài chính hướng dẫn giãn thời gian ân hạn nộp thuế nhập khẩu, cải cách thủ tục thông quan hàng hoá xuất, nhập khẩu và tỷ lệ phế liệu, phế phẩm không phải chịu thuế nhập khẩu trong gia công hàng hoá xuất, nhập khẩu, nhập nguyên liệu sản xuất hàng hoá nhập khẩu. Các cục hải quan địa phương trực tiếp kiểm tra và quyết định kéo dài thời gian nộp thuế thay vì Tổng cục Hải quan thực hiện như trước, bảo đảm sự minh bạch, tránh gây phiên hà cho người nộp thuế.
Thực hiện quy định về tiêu chí chấp hành tốt pháp luật hải quan (chỉ xem xét nợ thuế quá hạn 90 ngày tại thời điểm doanh nghiệp đăng ký tờ khai, không xem xét tiêu chí nợ thuế quá 90 ngày trong vòng 365 ngày tính từ ngày đăng ký tờ khai hải quan trở về trước) được doanh nghiệp đánh giá cao, vì thông quan hàng hoá được thực hiện nhanh hơn, góp phần giảm chi phí, thời gian đi lại cho doanh nghiệp.
5. Về đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước
Ngay từ tháng 12-2008, liên bộ Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư đã kịp thời ban hành văn bản hướng dẫn một số vấn đề liên quan đến điều hành vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn trái phiếu chính phủ năm 2008; hướng dẫn việc tiếp tục giải ngân và hạch toán số vốn còn lại thuộc kế hoạch năm 2008, trong 6 tháng đầu năm 2009 - đối với vốn đầu tư trong cân đối ngân sách 2008, và trong năm 2009 - đối với trái phiếu chính phủ.
Đối với nguồn trái phiếu chính phủ, Bộ Tài chính đã thông báo về việc tiếp tục thanh toán đến hết năm 2009 cho các dự án thuộc kế hoạch năm 2008. Đồng thời, liên bộ Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án phân bổ 36.000 tỉ đồng trong kế hoạch năm 2009 do Quốc hôi thông qua và phương án phân bổ vốn bổ sung theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
6. Về bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng thương mại
Triển khai Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg, ngày 21-1-2009, của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng thương mại, Bộ Tài chính đã phối hợp với Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành quy chế hướng dẫn việc quản lý và sử dụng Quỹ dự phòng bảo lãnh vay vốn; cơ chế phối, kết hợp giữa Ngân hàng Phát triển Việt Nam với các ngân hàng thương mại trong việc bảo lãnh doanh nghiệp vay vốn và các vấn đề liên quan khác. Đồng thời, Bộ Tài chính cũng đã cân đối nguồn để cấp vốn ban đầu (200 tỉ đồng) cho Quỹ dự phòng bảo lãnh tín dụng.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã có công văn số 264/NHPT-BL-HTUT về việc hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng thương mại; tổ chức tập huấn cho lãnh đạo các chi nhánh và cán bộ chủ chốt, đồng thời tổ chức gặp mặt các ngân hàng thương mại tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để phổ biến phương thức triển khai thực hiện.
Cho đến nay, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã ký hợp đồng bảo lãnh đối với 16 ngân hàng thương mại và chuẩn bị ký với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam trong tháng 3-2009.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 52/TB-VPCP, ngày 18-2-2009, Bộ Tài chính đã có công văn số 1925/BTC/TCNH, ngày 20-2-2009, đề nghị Ngân hàng Phát triển Việt Nam rà soát lại hướng dẫn của mình và báo cáo các khó khăn, vướng mắc khi triển khai thực hiện. Để tháo gỡ khó khăn trong việc xác định khách hàng có đủ điều kiện được bảo lãnh, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong việc đưa ra các tiêu thức và thực hiện kiểm tra, xác định khách hàng không có nợ đọng thuế. Đồng thời, chỉ đạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam rà soát các văn bản hướng dẫn để chỉnh sửa kịp thời.
7. Về phát hành trái phiếu ngoại tệ huy động vốn trên thị trường trong nước
Ngày 13-2-2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 211/QĐ-TTg về phát hành trái phiếu ngoại tệ huy động vốn trên thị trường trong nước.
Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước đang khẩn trương xây dựng phương án phát hành, cụ thể về khối lượng, kỳ hạn, lãi suất, để kịp triển khai phát hành trước ngày 15-3-2009.
8. Về điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước
Trong hai tháng đầu năm 2009, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành các công cụ chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá linh hoạt, phù hợp với mục tiêu kích cầu, khuyến khích sản xuất, xuất khẩu, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an toàn thanh toán. Cụ thể là, điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản bằng VND; điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi VND. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại thực hiện các biện pháp về tín dụng, lãi suất nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các tổ chức, cá nhân, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và lưu thông hàng hoá, ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.
Từ Đa-vốt đến Ho-sam  (16/03/2009)
Giải quyết nhu cầu bức xúc về nhà ở cho sinh viên, công nhân  (15/03/2009)
Doanh nghiệp được hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ lãi suất  (15/03/2009)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên