Doanh nghiệp được hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ lãi suất
Thống đốc Nguyễn Văn Giàu giải thích sự khẳng định trên thông qua một dẫn giải cụ thể: Theo quy định hiện nay thì các NHTM đang áp dụng lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp phổ biến ở mức 10%/năm; nếu một doanh nghiệp thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất vay theo Quyết định 131 của Thủ tướng Chính phủ chỉ phải trả lãi suất vay vốn ngân hàng là 6%/năm, 4% còn lại là phần được hỗ trợ lãi suất do Nhà nước cấp bù cho doanh nghiệp. Như vậy, rõ ràng là doanh nghiệp đã giảm được chi phí lãi suất, từ đó có điều kiện thuận lợi hơn để giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.
Theo tính toán của NHNN, với gói kích cầu 17.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất của Chính phủ, các doanh nghiệp thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất sẽ được vay tới 420.000 tỉ đồng vốn đưa vào sản xuất, kinh doanh.
Như vậy, chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ là nhằm trực tiếp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn giá rẻ (lãi suất thấp) để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Theo thống kê của NHNN, tính đến ngày 13-3, vốn cho vay hỗ trợ lãi suất của các NHTM đã đạt con số 144.312 tỉ đồng. Trong đó vốn cho vay hỗ trợ lãi suất của các NHTM nhà nước và Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương đạt 114.537 tỷ đồng, của nhóm các NHTM cổ phần đạt 26.837 tỉ đồng, của nhóm các ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng 100% vốn nước ngoài đạt 2.983 tỉ đồng./.
Giới thiệu chính sách mới trên các số Công báo từ ngày 16-2-2009 đến ngày 04-3-2009  (15/03/2009)
Thường trực Chính phủ làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, Tổng Công ty viễn thông Quân đội và Tập đoàn Công nghiệp cao-su Việt Nam  (14/03/2009)
Hội thảo “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội”  (14/03/2009)
Hội thảo “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội”  (14/03/2009)
Triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác cán bộ nữ  (14/03/2009)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên