Tam Điệp suy nghĩ và vươn lên từ mảnh đất của chính mình
Thị xã Tam Điệp được thành lập ngày 17-12-1982, nằm ở phía tây nam tỉnh Ninh Bình, địa hình bán sơn địa, nhiều núi đá vôi, đồi dốc, ruộng trũng... Hơn 25 năm qua, Đảng bộ và nhân dân nơi đây luôn trăn trở tìm hướng khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương để xây dựng thị xã ngày càng phát triển.
Chất lượng lãnh đạo của Đảng bộ - nhân tố hàng đầu thực hiện hiệu quả các mục tiêu đề ra
Đảng bộ thị xã Tam Điệp đặc biệt coi trọng việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, lấy đây làm nòng cốt tăng cường năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trên mọi mặt. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước thường xuyên được tiến hành thông qua tổ chức nghiên cứu, quán triệt và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết X của Đảng, Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIX, Nghị quyết Đảng bộ thị xã Tam Điệp lần thứ VII, gắn với tích cực triển khai cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", tạo không khí học tập, thi đua sôi nổi, rộng khắp trong thị xã.
Thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc tập trung dân chủ, tăng cường quản lý, phân công công tác cho cán bộ, đảng viên phù hợp với yêu cầu thực tiễn và năng lực cán bộ được Đảng bộ Tam Điệp coi là yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng hoạt động và sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Gắn với đó, trung bình mỗi năm Đảng bộ thị xã kết nạp từ 120 đến 150 đảng viên, được lựa chọn từ những người ưu tú, ưu tiên cán bộ trẻ, có trình độ học vấn cao để nâng cao chất lượng công việc hơn. Không chỉ chú trọng tập hợp, phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, đoàn thể, Đảng bộ thị xã tăng cường sâu sát cơ sở, gần gũi người dân, bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa đồng bào tôn giáo và đồng bào không theo tôn giáo trên địa bàn, nhằm tăng cường đoàn kết trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo thành sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi các mục tiêu nghị quyết Đảng bộ thị xã đề ra.
Chủ động, sáng tạo trong phát triển kinh tế làm cơ sở bền vững cho phát triển văn hóa - xã hội
Xuất phát từ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể của thị xã, với quyết tâm, đồng thuận cao, Đảng bộ tìm ra hướng phát triển kinh tế - xã hội hợp lý, biến cái không thuận lợi thành ưu thế riêng có của mình. Thị xã quy hoạch một phần vùng đất bằng cho phát triển các dự án công nghiệp, nhằm đưa công nghiệp thành "mũi nhọn" kinh tế trong vùng, với các công trình trọng điểm đang hoạt động hiệu quả: Nhà máy xi-măng Tam Điệp (công suất 1,4 triệu tấn/năm), Nhà máy cán thép Tam Điệp (công suất 36 vạn tấn/năm), dây chuyền chế biến rau quả của Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao... Các dự án thuộc khu công nghiệp Tam Điệp và những cơ sở công nghiệp khác đi vào hoạt động làm tăng nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng trong cơ cấu kinh tế của thị xã. Từ đó, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh, tích cực đầu tư xây dựng hơn 540 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nâng giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 531 triệu đồng, tăng 85,2% so với năm 2005.
Một phần vùng đất bằng kết hợp với đồi dốc, ruộng trũng, Đảng bộ chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ. Với trên 5.797 ha đất nông nghiệp, chiếm 54% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó 1.043 ha đất trồng lúa, Tam Điệp hình thành hai vùng kinh tế rõ rệt: vùng trồng lúa cung cấp lương thực và vùng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả phục vụ chế biến xuất khẩu. Chủ trương phát triển nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, Đảng bộ khuyến khích các hộ gia đình đưa giống lúa, cây, con có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng (giống lúa lai, KD18, dứa Cay-en, dê lai Bách thảo, bò lai Sin, lợn siêu nạc...) vào sản xuất. Kinh tế vườn đồi, vườn rừng, trang trại phát triển theo hướng sản xuất kinh doanh tổng hợp, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, đem lại giá trị kinh tế cao, như mô hình hộ gia đình nông dân và cánh đồng trên 50 triệu đồng/ha/năm. Đồng thời, phát triển mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô vừa và nhỏ, mở rộng nuôi nhím, hươu, nai, thỏ, ong... Đối với diện tích trồng lúa nước, khuyến khích người dân tranh thủ cấy thêm vụ lúa tái sinh, hằng năm cung cấp thêm hàng ngàn tấn lương thực, đưa sản lượng lúa bình quân từ 380 kg/người năm 2003 lên 746 kg/người năm 2007. Mô hình này hiện đang được nhiều nơi học hỏi kinh nghiệm để nhân rộng.
Đến nay thị xã có gần 200 trang trại với tổng diện tích hơn 596 ha, thu nhập trên 5.462 triệu đồng, tăng 1.647,6 triệu đồng so với năm 2005. So với năm 2005, sản lượng chè búp đạt 841 tấn, tăng 55,9%; sản lượng cây ăn quả đạt 3.380 tấn, tăng gấp 2 lần... Mô hình nuôi cá ruộng trũng kết hợp với cấy lúa đạt hiệu quả kinh tế cao, nâng giá trị sản phẩm 1 ha đất canh tác tới 28 triệu đồng, tăng hơn 6 triệu đồng/ha...
Hoạt động phát triển du lịch, dịch vụ cũng được Đảng bộ thị xã quan tâm chỉ đạo, nhằm khai thác và tận dụng tối đa nguồn nhân lực của địa phương, tạo thêm nhiều việc làm mới và góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Không chỉ nổi tiếng với khu di tích lịch sử danh thắng Tam Điệp - Biện Sơn, hiện khu du lịch sinh thái hồ Đồng Thái, dự án sân gôn 54 lỗ hồ Yên Thắng với tổng số vốn đầu tư khoảng 100 triệu USD đang mở ra triển vọng phát triển du lịch mới cho thị xã trong thời gian tới.
Nhờ huy động tốt nguồn lực tổng hợp về cả điều kiện tự nhiên và con người, những quyết sách hợp thời, hợp lòng người, Đảng bộ Tam Điệp đã lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch đề ra. Chỉ riêng năm 2007, tổng giá trị sản xuất đạt 2.350,5 tỉ đồng, gấp hơn 52 lần so với năm đầu mới thành lập thị xã, và tăng 816,5 tỉ đồng so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 19,52%, thu nhập bình quân đầu người là 8,61 triệu đồng, tăng 61%; cơ cấu công nghiệp - xây dựng chiếm 78,15%.
Nâng cao đời sống văn hóa - xã hội về cả chất và lượng
Xác định giáo dục - đào tạo là công tác quan trọng quyết định chất lượng nguồn nhân lực và tốc độ phát triển của thị xã, Đảng bộ tăng cường chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập. Đến nay, 100% trường học từ bậc mầm non đến trung học cơ sở đều có nhà cao tầng kiên cố. Số học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng... hằng năm đạt tỷ lệ cao. Trường trung học dạy nghề, trung tâm học tập cộng đồng của các xã, phường hoạt động hiệu quả, tạo không khí thi đua học tập rộng khắp. Hệ thống đài phát thanh, truyền hình được nâng cấp về trang thiết bị, các sân bãi, sân chơi được cải tạo, xây mới; 3 đơn vị đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100% số xã, phường có phòng truyền thông và cán bộ phụ trách truyền thông... góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng sống của người dân.
Nhờ chính sách phát triển kinh tế đồng bộ, hằng năm thị xã tạo thêm việc làm mới cho 2.300 lao động (kế hoạch đề ra là 2.000 lao động), giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới xuống còn 5,47%. Chất lượng công tác xây dựng, phát triển Đảng cũng tiến bộ: 87,6% số đảng bộ, chi bộ đạt trong sạch, vững mạnh, năm 2007 có 156 người được kết nạp vào Đảng, vượt so với kế hoạch đề ra. Tình hình kinh tế - xã hội ổn định đã góp phần tích cực củng cố an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, phát huy được sức mạnh toàn dân trong phòng ngừa, đấu tranh, hạn chế tệ nạn xã hội trên địa bàn.
Tuy nhiên, quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộ Tam Điệp vẫn còn không ít hạn chế, khó khăn: Kinh tế thị xã dù phát triển với tốc độ cao song chưa đều; cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, nhưng ngành dịch vụ vốn được coi là thế mạnh của thị xã còn phát triển chậm. Công tác quản lý đô thị còn nhiều bất cập, nhất là quản lý quy hoạch xây dựng và tài nguyên môi trường. Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên ở một số tổ chức cơ sở đảng chưa thực sự được coi trọng, nên vẫn còn tình trạng đảng viên vi phạm kỷ luật đảng...
Những kinh nghiệm bước đầu
Thứ nhất, không ngừng tăng cường tính chủ động, sáng tạo, đoàn kết, huy động tối đa nội lực, tiềm năng của thị xã để tạo thành sức mạnh tổng thể thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra.
Thời gian tới, Tam Điệp tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội ... theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, song vẫn giữ được bản sắc của vùng đất Đồng Giao lịch sử, “hòa nhập” nhưng không “hòa tan” trong quá trình hội nhập kinh tế sôi động ngày nay.
Thứ hai, đầu tư hơn nữa cho hai hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo "mũi nhọn": thu thập ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, và tăng cường đầu tư nâng cao chất lượng công tác cán bộ, cải cách hành chính để bảo đảm đề ra các chủ trương hợp lý, hợp lòng dân, có đội ngũ cán bộ ngang tầm yêu cầu công việc.
Thứ ba, luôn chú trọng bảo đảm lợi ích chính đáng cho nhân dân, đề ra chủ trương phát triển hợp lý, hài hòa các lợi ích để tạo thành động lực khuyến khích người dân chủ động làm giàu ngay trên mảnh đất của mình, có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững.
Thứ tư, kịp thời biểu dương, nêu gương các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp... "người tốt, việc tốt", làm ăn đạt hiệu quả cao trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhằm tạo sự thi đua rộng khắp, gắn với hưởng ứng Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".
Trước mắt, Đảng bộ thị xã Tam Điệp xác định tổng thể, đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau:
Một là, không ngừng tăng cường sự chủ động, sáng tạo, đoàn kết, thống nhất giữa tổ chức đảng với nhân dân, lắng nghe nguyện vọng chính đáng của họ; tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của Đảng bộ nhằm tạo nhận thức đúng đắn ở mỗi người dân... Từ đó, tạo thành sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra.
Hai là, kết hợp chặt chẽ giữa việc phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, phát triển các chương trình, dự án kinh tế - xã hội với sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của địa phương để tạo thành thế phát triển "kiềng ba chân" vững chắc.
Ba là, tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ - du lịch... theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, song vẫn bảo đảm giữ được bản sắc của vùng đất Đồng Giao lịch sử, "hòa nhập" nhưng không "hòa tan" trong quá trình hội nhập kinh tế sôi động ngày nay.
Bốn là, định kỳ hằng năm, Đảng bộ thị xã chỉ đạo tổ chức tọa đàm để các doanh nghiệp trên địa bàn có cơ hội nêu những nguyện vọng, khó khăn, vướng mắc của mình, từ đó, kịp thời điều chỉnh và đề ra đường lối lãnh đạo phát triển kinh tế hợp lý, sát thực tế hơn./.
Từ mô hình liên kết các nhà trong phát triển cây cao su ở Sơn La  (16/03/2009)
Từ mô hình liên kết các nhà trong phát triển cây cao su ở Sơn La  (16/03/2009)
Kết quả triển khai Nghị quyết 30 của Chính phủ  (16/03/2009)
Từ Đa-vốt đến Ho-sam  (16/03/2009)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên