Hội nghị gặp mặt cán bộ lãnh đạo cấp cao nghỉ hưu
Sáng 29-3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị cán bộ lãnh đạo cấp cao nghỉ hưu. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị.
Dự Hội nghị có các đồng chí: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; các đồng chí nguyên Tổng Bí thư: Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước: Trần Đức Lương, Trương Tấn Sang; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Văn An, Nguyễn Sinh Hùng; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng và tương đương, đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương và Văn phòng Trung ương Đảng.
Hội nghị đã nghe các Ủy viên Bộ Chính trị báo cáo một số vấn đề nổi bật thời gian qua về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, công tác đối ngoại, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Tại Hội nghị, các cán bộ lãnh đạo cấp cao nghỉ hưu đã đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm với Đảng, Nhà nước.
Phát biểu tại Hội nghị, thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu cảm ơn và chúc các nguyên cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước mạnh khỏe, trường thọ, minh mẫn, tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho Đảng, cho đất nước.
Qua nghe các báo cáo, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho biết rất phấn khởi về những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là năm 2018, nhưng tuyệt đối không được chủ quan, không được say sưa với thắng lợi, ngủ quên trên vòng nguyệt quế, vì trước mắt còn nhiều khó khăn, tình hình diễn biến còn nhiều phức tạp.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định những kết quả trong thời gian vừa qua là sự nỗ lực chung của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị và đặc biệt có sự đóng góp rất quý báu của các nguyên lãnh đạo, các lão thành, các lãnh đạo trong hệ thống chính trị.
“Các đồng chí không chỉ ủng hộ, mà còn đóng góp ý kiến, là hạt nhân ở tất cả các vùng miền trên đất nước, là chỗ dựa hết sức vững chắc cho Đảng, cho hệ thống chính trị để xây dựng đường lối, triển khai thực hiện đường lối và kiểm tra giám sát”, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ.
Trân trọng lắng nghe, tiếp thu ý kiến, đóng góp tâm huyết, chân thành của các cán bộ nguyên là lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước đã nêu tại Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu rõ tình hình luôn luôn đổi mới, đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới cả lý luận và thực tiễn; mong muốn các nguyên cán bộ lãnh đạo cấp cao tiếp tục đóng góp kinh nghiệm, trí tuệ, cùng Đảng, Nhà nước lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội đất nước, xây dựng Đảng vững mạnh.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bày tỏ đồng tình, trân trọng các ý kiến tâm huyết, trí tuệ của các đại biểu, nhấn mạnh con người là yếu tố quan trọng, văn hóa soi đường cho quốc dân đi, đạo đức là nền tảng tinh thần của xã hội.
Đặc biệt là sắp tới tập trung chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ XIII thành công tốt đẹp, tiếp tục vững bước đi lên, nhất định phải đi lên, phải bảo vệ cho được thành quả cách mạng của Đảng, của dân tộc./.
Dự thảo báo cáo về công tác thu hồi tài sản tham nhũng tại Đà Nẵng  (29/03/2019)
Công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý I năm 2019  (29/03/2019)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên