Công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý I năm 2019
TCCSĐT - Sáng 29-3-2019, tại Hà Nội, Tổng Cục Thống kê tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý I năm 2019. Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thống kê chủ trì họp báo.
Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Bích Lâm nhận định, kinh tế - xã hội nước ta những tháng đầu năm 2019 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới có xu hướng tăng trưởng chậm lại, cùng với các yếu tố rủi ro, thách thức gia tăng. Hoạt động thương mại và đầu tư thế giới giảm, bất đồng giữa các nước lớn về định hình hệ thống thương mại toàn cầu ngày càng sâu sắc. Ở trong nước, nhờ thuận lợi từ những kết quả ấn tượng đạt được trong năm 2018, nền kinh tế những tháng đầu năm 2019 tiếp tục chuyển biến tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp nhưng cũng đối mặt nhiều khó khăn, thách thức với sự tăng trưởng chậm lại của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực; giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp; biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh trên vật nuôi diễn biến phức tạp…
Tuy nhiên, với phương châm hành động của Chính phủ năm 2019 là “Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, bứt phá, hiệu quả”, ngay từ những ngày đầu năm, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành và địa phương tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội quý I năm 2019 tiếp tục chuyển biến tích cực. Những kết quả cơ bản có thể kể đến là:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I năm 2019 đạt mức tăng trưởng 6,79%, tuy thấp hơn mức tăng trưởng của quý I năm 2018 nhưng cao hơn tăng trưởng quý I trong các năm của giai đoạn 2011 - 2017. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát thấp nhất trong 3 năm trở lại đây (2017 - 2019). Động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, số lượng doanh nghiệp mới được thành lập tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm có xu hướng giảm dần. An sinh xã hội được quan tâm thực hiện. Năng lực sản xuất của nền kinh tế mở rộng, tạo đà cho kinh tế phát triển trong những quý tiếp theo.
Về cơ cấu nền kinh tế quý I năm 2019, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 10,16%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 35,25%; khu vực dịch vụ chiếm 44,04%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,55%. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%, đóng góp 4,9% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,63%, đóng góp 51,2%; khu vực dịch vụ tăng 6,5%, đóng góp 43,9%.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành thủy sản tăng 5,1%, đạt mức tăng trưởng cao nhất của quý I trong 9 năm trở lại đây. Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 8,95% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 3,14 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế. Ngành khai khoáng tăng trưởng âm (giảm 2,2%), làm giảm 0,15 điểm phần trăm mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế do sản lượng dầu thô khai thác giảm 10,3% và khí đốt tự nhiên giảm 2,4%. Ngành xây dựng duy trì mức tăng trưởng khá với 6,68%, đóng góp 0,39 điểm phần trăm. Trong khu vực dịch vụ, bán buôn và bán lẻ tăng 7,82% so với cùng kỳ năm trước, là ngành có đóng góp cao nhất vào mức tăng trưởng chung.
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý I năm 2019 cho thấy, có 33,7% số doanh nghiệp đánh giá tình hình sản xuất năm nay tốt hơn năm trước; 25,8% số doanh nghiệp đánh giá tình hình gặp nhiều khó khăn và 40,5% số doanh nghiệp cho rằng sản xuất kinh doanh đang được ổn định.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3-2019 giảm 0,21% so với tháng trước, trong đó 7/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm. CPI bình quân của quý I năm 2019 tăng 2,63% so với bình quân cùng kỳ năm 2018, đây là mức tăng bình quân quý I thấp nhất trong 3 năm trở lại đây (2017 - 2019). CPI tháng 3-2019 tăng 0,69% so với tháng 12-2018 và tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2018.
Lạm phát cơ bản tháng 3-2019 giảm 0,06% so với tháng trước và tăng 1,84% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân quý I năm 2019 tăng 1,83% so với bình quân cùng kỳ năm trước./.
Luân chuyển gắn với bố trí cán bộ chủ chốt không là người địa phương ở tỉnh Quảng Ninh: Thực tiễn và kinh nghiệm  (28/03/2019)
Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị tốt đẹp, hợp tác nhiều mặt với Các tiểu vương quốc Arab thống nhất  (28/03/2019)
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình: Chăm lo cho gia đình chính sách là trách nhiệm của toàn xã hội  (28/03/2019)
Hoạt động trong ngày của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ  (28/03/2019)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên