Đại hội đồng Liên minh hợp tác xã khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8 thông qua một số văn kiện quan trọng
Ngày 5-12-2008, tại Hà Nội, kỳ họp Đại hội đồng Liên minh hợp tác xã quốc tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ICA - AP) lần thứ 8 đã kết thúc. Tham dự kỳ họp có hơn 400 đại biểu quốc tế đến từ 35 quốc gia, các tổ chức thành viên của Liên minh hợp tác xã quốc tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các đại biểu của một số tổ chức hợp tác xã các nước trên thế giới, các tổ chức quốc tế và các vị lãnh đạo cao nhất của Liên minh hợp tác xã quốc tế, Liên minh hợp tác xã quốc tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương cùng các đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế tại Hà Nội.
Tại kỳ họp lần này, Đại hội đồng Liên minh hợp tác xã khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã nhất trí thông qua: Biên bản của Đại hội đồng lần thứ 7 tổ chức tại Cô-lôm-bô (Sri Lan-ca) ngày 18-8-2006; Điều lệ mới của Đại hội đồng Liên minh hợp tác xã khu vực châu Á - Thái Bình Dương; Chiến lược của Đại hội đồng Liên minh hợp tác xã khu vực châu Á - Thái Bình Dương và ngân sách năm 2009-2012; Kế hoạch năm 2009 của Đại hội đồng Liên minh hợp tác xã khu vực châu Á - Thái Bình Dương; Điều lệ của Ủy ban nghiên cứu Đại hội đồng Liên minh hợp tác xã khu vực châu Á - Thái Bình Dương và bầu ra Ban lãnh đạo mới của Đại hội đồng Liên minh hợp tác xã khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhiệm kỳ 2009-2012.
Đại hội đồng Liên minh hợp tác xã khu vực là kỳ họp được tổ chức 2 năm một lần vào những năm không tổ chức Đại hội đồng toàn cầu. Đây là nơi để các đại biểu đưa ra những đề xuất, trao đổi thông qua những quyết định cao nhất nhằm thúc đẩy phong trào hợp tác xã trong khu vực và của các nước thành viên.
Trước khi diễn ra kỳ họp này, Diễn đàn hợp tác xã khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 5; Hội nghị Ủy ban hợp tác xã nghề cá quốc tế (ICFO); Diễn đàn thanh niên trong khu vực hợp tác xã; Hội nghị Ủy ban phụ nữ của Liên minh hợp tác xã khu vực châu Á - Thái Bình Dương; Hội nghị Tổ chức ngân hàng hợp tác xã châu Á - Thái Bình Dương (ICBA); Hội nghị Ủy ban hợp tác xã thanh niên khu vực châu Á - Thái Bình Dương; Diễn đàn phụ nữ Liên minh hợp tác xã khu vực châu Á - Thái Bình Dương; Hội nghị Ủy ban nghiên cứu hợp tác xã (ICACCR); Hội nghị Trường học và phát triển nguồn nhân lực cho hợp tác xã; Hội nghị tổ chức hợp tác xã nông nghiệp quốc tế (ICAO) và Ủy ban hợp tác xã nông nghiệp; Hội nghị Ủy ban phát triển nguồn nhân lực toàn cầu (HRCD); Hội nghị hợp tác xã tiêu dùng quốc tế (CCI) và Ủy ban hợp tác xã tiêu dùng Liên minh hợp tác xã khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã được tổ chức bên lề Đại hội. Đây là những hội nghị và diễn đàn nhằm giúp các tổ chức hợp tác xã thành viên có cơ hội trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, thiết lập các mối quan hệ hợp tác phát triển.
Trong thời gian diễn ra kỳ họp từ ngày 2-12 đến ngày 6-12-2008, Liên minh hợp tác xã Việt Nam đã tổ chức Hội chợ quốc tế “Hợp tác xã, Doanh nghiệp nhỏ và vừa 2008” tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ, Hà Nội.
Với 400 gian hàng giới thiệu các sản phẩm, máy móc phục vụ nông nghiệp hàng tiêu dùng, hàng dệt may, hàng công nghiệp, cơ khí, ô-tô, điện tử, hàng nông sản, thủy sản, thực phẩm chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ và các thiết bị phục vụ chăn nuôi, chế biến thức ăn gia súc... của các hợp tác xã, các liên hiệp hợp tác xã, các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ và vừa của các tỉnh, thành phố trong cả nước, cũng như các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh, Ban Tổ chức hy vọng, đây sẽ là cơ hội giúp các hợp tác xã, các doanh nghiệp nhỏ và vừa xúc tiến thương mại, tìm kiếm cơ hội hợp tác, liên doanh, liên kết và phát triển thị trường mới.
Liên minh hợp tác xã quốc tế các khu vực châu Âu, châu Á - Thái Bình Dương, châu Mỹ, châu Phi được tổ chức nhằm theo dõi, hỗ trợ, phát triển phong trào hợp tác xã ở các quốc gia thành viên trong từng khu vực. Hiện, Liên minh hợp tác xã quốc tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương là Liên minh khu vực lớn nhất thế giới về số lượng hợp tác xã và số xã viên (chiếm 66,25% toàn thế giới) với hơn 530 triệu xã viên với 59 tổ chức hợp tác xã đại diện cho 22 quốc gia./.
Công bố 4 Luật vừa được Quốc hội thông qua  (05/12/2008)
Hội Cựu Chiến binh Việt Nam nêu cao phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”  (05/12/2008)
Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị CG 2008  (04/12/2008)
Khai mạc Hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam  (04/12/2008)
Luật Thi hành án dân sự - lần đầu tiên được ban hành  (04/12/2008)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên