Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị CG 2008
Thưa các vị Đại sứ, các vị Trưởng đại diện, các vị Trưởng đoàn,
Thưa các quý vị và các bạn,
Tôi rất vui mừng tham dự và phát biểu khai mạc Hội nghị thường niên Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2008. Thay mặt Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tôi nhiệt liệt chào mừng các quý vị đại biểu và các bạn đã đến dự Hội nghị hôm nay.
Thưa các quý vị và các bạn,
Hội nghị lần này của chúng ta được tổ chức trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị kết thúc năm thứ 3 - năm bản lề của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010. Năm nay là năm chúng tôi gặp nhiều khó khăn như những tháng đầu năm lạm phát, giá cả tăng cao, nhập siêu lớn, đã tác động tiêu cực đến ổn định kinh tế vĩ mô, cùng với thiên tai dịch bệnh, gây nhiều thiệt hại và khó khăn đối với sản xuất và đời sống của nhân dân. Trước tình hình này, chúng tôi đã chủ động đề ra và thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng hợp lý bền vững, trong đó kiềm chế lạm phát là mục tiêu ưu tiên hàng đầu. Đến nay đã đạt được kết quả quan trọng: Lạm phát đã được kiềm chế, xuất khẩu 11 tháng tăng hơn 34% so với cùng kỳ; nhập siêu giảm mạnh; đầu tư nước ngoài tăng cao, vốn đăng ký đạt trên 60 tỉ USD, là mức cao nhất từ trước tới nay; kinh tế vĩ mô được ổn định; tăng trưởng GDP cả năm ước đạt 6,7%; thu ngân sách vượt 23,5% kế hoạch năm; các lĩnh vực xã hội, môi trường có nhiều tiến bộ; an sinh xã hội được bảo đảm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 13%.
Đạt được những thành tựu khá toàn diện như vậy, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của chính mình, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đánh giá cao sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của cộng đồng quốc tế, trong đó nguồn ODA có vai trò hết sức quan trọng. Trong 15 năm qua, kể từ năm 1993 đến nay, thông qua nguồn ODA, các Nhà tài trợ mà các vị và các bạn có mặt hôm nay là những đại diện, đã luôn đồng hành cùng Việt Nam trong quá trình khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, kể cả những lúc nhà tài trợ gặp khó khăn.
Nhờ có sự hỗ trợ bởi các khoản vốn và những kinh nghiệm phát triển quý báu từ nguồn ODA, nhiều cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của Việt Nam đã được cải thiện và Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực xã hội, như y tế, giáo dục, tăng cường thể chế, bảo vệ môi trường, phát triển nông thôn, đặc biệt là trong công tác xóa đói giảm nghèo... Nhân dịp này, thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam, tôi xin gửi đến các Nhà tài trợ, các quý vị và các bạn những lời cảm ơn chân thành nhất.
Thưa các quý vị và các bạn,
Từ những tháng cuối năm nay, để hạn chế tối đa những tác động bất lợi của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới, chủ động ngăn ngừa suy giảm kinh tế trong nước và nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ năm 2009 mà Quốc hội của chúng tôi vừa thông qua, góp phần góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010, Chính phủ Việt Nam chủ trương thực hiện đồng bộ các giải pháp đã đề ra, trong đó tập trung vào 5 nhóm giải pháp lớn sau đây.
Một là, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc và có chính sách hỗ trợ phù hợp cho người sản xuất kinh doanh và cho doanh nghiệp.
Hai là, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, cùng với việc tập trung bố trí và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ, tiếp tục đẩy mạnh việc thu hút và giải ngân nhanh vốn đầu tư từ các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp dân doanh trong nước, vốn ODA; tập trung vốn cho các dự án lớn, có hiệu quả, sử dụng nhiều nguyên vật liệu trong nước và lao động, sớm đưa vào sử dụng.
Ba là, bảo đảm an sinh xã hội, trong đó triển khai ngay từ đầu năm chính sách bảo hiểm thất nghiệp; chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện còn có tỷ lệ hộ nghèo cao trong cả nước; đồng thời tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách hiện có để trợ giúp cho các đối tượng thụ hưởng về an sinh xã hội; cứu trợ kịp thời người dân vùng bị thiên tai, dịch bệnh.
Bốn là, thực hiện chính sách tài chính tiền tệ linh hoạt, phù hợp, kịp thời, có hiệu quả vừa bảo đảm an toàn hệ thống, không để lạm phát trở lại, vừa phục vụ tốt việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu; kích cầu đầu tư và tiêu dùng; bảo đảm an sinh xã hội.
Năm là, tập trung điều hành quyết liệt, linh hoạt, kịp thời và phù hợp với tình hình mới, trong đó chú trọng thực hiện có hiệu quả hơn nữa việc đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng chống tham nhũng, tiếp tục tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư kinh doanh; nâng cao năng lực dự báo, phân tích đề xuất kịp thời chủ trương chính sách; nâng cao hiệu quả và phát huy vai trò của các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp nhà nước; làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, công khai minh bạch.
Thưa các quý vị và các bạn,
Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới chưa có khả năng kết thúc sớm, đang tác động tiêu cực đến các nền kinh tế. Nhiệm vụ đặt ra cho năm 2009 đối với Việt Nam là rất nặng nề, được thực hiện trong điều kiện có nhiều khó khăn. Cùng với sự nỗ lực phấn đấu của chính mình, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đánh giá cao sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn hơn nữa của cộng đồng quốc tế.
Tôi vui mừng được biết Hội nghị của chúng ta lần này tập trung thảo luận các chủ đề về tình hình kinh tế vĩ mô và chính sách của Chính phủ; hài hòa hóa thủ tục và hiệu quả viện trợ; quản trị công và cải cách thể chế; biến đổi khí hậu; cam kết ODA và các hỗ trợ của cộng đồng tài trợ. Tôi tin tưởng Hội nghị lần này của chúng ta, thông qua việc trao đổi, thảo luận thẳng thắn và tin cậy lẫn nhau, cùng hướng vào mục tiêu hỗ trợ công cuộc phát triển của Việt Nam, chúng tôi sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu và tiếp tục nhận được nguồn tài trợ to lớn của cộng đồng các nhà tài trợ.
Chúng tôi luôn trân trọng từng đồng vốn ODA và bảo đảm thực hiện các cam kết với trách nhiệm cao với các Nhà tài trợ. Chính phủ Việt Nam sẽ nỗ lực và tập trung chỉ đạo để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng nguồn ODA.
Chúc Hội nghị của chúng ta thành công tốt đẹp.
Chúc các vị và các bạn sức khỏe và hạnh phúc.
Tôi sẵn sàng lắng nghe và trao đổi ý kiến với các quý vị và các bạn.
Xin cảm ơn!
Khai mạc Hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam  (04/12/2008)
Luật Thi hành án dân sự - lần đầu tiên được ban hành  (04/12/2008)
Năm 2008, ngân sách nhà nước dành cho công tác an sinh xã hội tăng gấp 8 lần năm trước  (04/12/2008)
Kinh tế Hoa Kỳ chính thức suy thoái  (04/12/2008)
Phát huy lợi thế hợp tác xã trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu  (04/12/2008)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên