Nhiều chương trình văn hóa, văn nghệ, thể thao và du lịch đặc sắc dịp Kỷ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt và Lễ hội Hoa Lư
Theo Ban Tổ chức, từ đầu năm đến nay, Ninh Bình đã tổ chức gần 20 hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng. Trong giai đoạn cuối tháng 4, và tháng 5 sẽ là giai đoạn cao điểm với khoảng 20 hoạt động/nhóm hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, cuộc thi, trưng bày triển lãm.
Trong số các hoạt động đã diễn ra, nổi bật nhất là Hội thảo khoa học quốc gia "Vai trò của Nhà nước Đại Cồ Việt trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam” do tỉnh Ninh Bình phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Hội khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức sáng 12-4.
Tại hội thảo, các tham luận đã nêu bật và làm sáng rõ sự kiện đánh dẹp, thu phục 12 sứ quân, chấm dứt thời kỳ xung đột, cát cứ. Việc xưng đế hiệu Đại Thắng Minh Hoàng đế của Đinh Tiên Hoàng được xem như là sự tiếp nối quốc thống của các Vua Hùng dựng nước; đồng thời cũng là sự khẳng định vị thế độc lập tự chủ của Nhà nước Đại Cồ Việt. Nêu bật ý nghĩa lịch sử của việc thống nhất quốc gia, coi đó là sự kiện có tính bước ngoặt, mở ra thời đại phong kiến độc lập, tự chủ của dân tộc ta. Sự kiện lập ra Nhà nước Đại Cồ Việt chính là sự kiến tạo của Nhà nước Trung ương tập quyền đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đặt nền móng vững chắc cho sự cường thịnh của đất nước trong tiến trình phát triển; làm rõ hơn việc tổ chức, xây dựng lực lượng quân đội, sử dụng nghệ thuật quân sự trong công cuộc bảo vệ đất nước, đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và cùng với đó là việc củng cố tăng cường thiết chế bộ máy nhà nước quân chủ, quan tâm xây dựng pháp luật và đề cao pháp luật của Nhà nước Đại Cồ Việt. Hội thảo cũng khẳng định một bước tiến quan trọng trong việc trị nước của nhà nước phong kiến độc lập tự chủ. Các hoạt động ngoại giao mềm dẻo nhưng cương quyết với các chính sách thúc đẩy xây dựng, phát triển kinh tế, khuyến khích phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp của Nhà nước Đại Cồ Việt cho thấy sự ảnh hưởng và vai trò của Nhà nước Đại Cồ Việt trong tiến trình lịch sử dân tộc. Vai trò của phật giáo, những phong tục, tập quán và lễ hội dân gian truyền thống của thời kỳ Nhà nước Đại Cồ Việt là những giá trị di sản cũng được làm sáng tỏ trên cơ sở những phát hiện mới, tư liệu và nhận thức mới, cùng với việc bảo tồn và phát huy giá trị những di sản lịch sử văn hoá hiện nay. Phát biểu kết luận Hội thảo, GS. NGND. Phan Huy Lê, Chủ tịch danh dự Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đánh giá: Hội thảo mang tầm vóc, phạm vi lịch sử khá lớn, với sự tham gia của rất nhiều các nhà khoa học từ trung ương đến địa phương, quy tụ nhiều học giả trên rất nhiều các lĩnh vực; với nhiều vấn đề quan trọng, nhiều vấn đề mới được đề cập đến một các sâu sắc. GS. NGND. Phan Huy Lê cũng khẳng định Kinh đô Hoa Lư đã hoàn thành xuất sắc sứ mạng lịch sử của mình, để lại dấu ấn sâu đậm trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, là di tích lịch sử quốc gia cần tiếp tục tôn tạo, bảo tồn và phát triển; cùng với kho tàng văn hoá dân gian đặc sắc cần tiếp tục được gìn giữ, phát huy. Đặc biệt GS. NGND. Phan Huy Lê cũng nhấn mạnh công lao to lớn của Đinh Tiên Hoàng trong công cuộc thống nhất sơn hà; tiến lên một tầm cao mới là xây dựng nước Đại Cồ Việt độc lập và sự tồn tại của Nhà nước Đại Cồ Việt trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam.
Những kết quả của Hội thảo sẽ là điểm tựa, nền tảng, là cơ sở khoa học, là dữ liệu để tiếp tục nghiên cứu những vấn đề về lịch sử, làm sâu sắc thêm những giá trị lịch sử văn hoá của vùng đất Cố đô, đồng thời giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ phát huy những giá trị văn hoá lịch sử, của di sản trong phát triển du lịch, góp phần vào sự phát triển của địa phương.
Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Hào khí Ninh Bình”, tổ chức tối 18-4, bao gồm 2 phần với các tác phẩm âm nhạc thuộc nhiều thể loại hát chèo, hát văn, các vũ khúc, ca khúc truyền thống và hiện đại được tập thể nghệ sỹ, diễn viên Nhà hát Chèo Ninh Bình cùng nhiều nghệ sỹ nổi tiếng của Trung ương dàn dựng, biểu diễn.
Phần 1 với chủ đề “ Hào khí Ninh Bình - Rạng rỡ non sông” gồm các ca khúc có nội dung ca ngợi quê hương Ninh Bình với bề dày về truyền thống văn hóa, lịch sử, nơi có nhiều danh lam thắng cảnh, nơi sản sinh ra nhiều văn thần, võ tướng, anh hùng, danh sỹ có nhiều công trạng hiển hách trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Phần 2 với tên gọi “Việt Nam ngày mới” là chuỗi những ca khúc mang âm hưởng tươi vui, hào hùng, trẻ trung và tràn đầy hứng khởi về tình yêu quê hương, đất nước, một đất nước với ý chí quật cường, tinh thần đoàn kết, cần cù lao động, sáng tạo, đang trên đà đi lên, hội nhập và phát triển mạnh mẽ.
“Hào khí Ninh Bình” là chương trình nghệ thuật đặc biệt, được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, đạt chất lượng nghệ thuật cao, tạo ấn tượng đặc biệt đối với khán giả; xứng đáng là một sự kiện văn hóa giàu ý nghĩa, mang tính điểm nhấn trong chuỗi các hoạt động văn hóa nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt và Lễ hội Hoa Lư năm 2018.
Lễ kỷ niệm và khai mạc Lễ hội Hoa Lư sẽ được tổ chức tại Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, xã trường Yên, huyện Hoa Lư vào ngày 24-4. Sau phần nghi lễ sẽ là Chương trình nghệ thuật chào mừng với chủ đề “Rực sáng Thiên anh hùng ca Đại Cồ Việt” và bắn pháo hoa. Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Ban Tổ chức xác định Lễ kỷ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt và khai mạc Lễ hội Hoa Lư là điểm nhấn quan trọng nhất của toàn bộ chương trình kỷ niệm.
Lễ hội Hoa Lư (xưa còn gọi là hội Trường Yên, hội Cờ Lau; gần đây là Lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư, lễ hội Trường Yên…) được hình thành và duy trì từ nghìn năm nay. Qua các tài liệu cho thấy, ở mỗi triều đại phong kiến lễ hội có thể được tổ chức dưới những quy mô khác nhau, khi thì như một lễ hội làng, hội vùng, cũng có khi là một quốc lễ. Về thời gian tổ chức lễ hội cũng có thay đổi. Thời vua Lý, Trần, Lê, Mạc đều lấy ngày kỵ của vua Đinh (ngày 16-8 âm lịch) làm ngày lễ để tưởng nhớ, tri ân công đức Đinh Tiên Hoàng đế. Đến thời vua Khải Định thì lấy ngày vua Đinh đăng quang ngôi Hoàng đế là ngày 10-3 âm lịch làm ngày lễ. Lễ hội Hoa Lư năm nay được tổ chức với quy mô cấp tỉnh, thời gian 04 ngày từ 24 đến 27-4, bao gồm phần lễ (10 nghi thức) và phần hội (22 hoạt động, bao gồm biểu diễn nghệ thuật, hội trại thanh niên, tổ chức các trò chơi dân gian, thi đấu thể thao và tổ chức các cuộc thi và trưng bày).
Một điểm nhấn trong thời gian diễn ra Lễ hội Hoa Lư là Chương trình nghệ thuật với chủ đề “Tự hào non nước Ninh Bình” vào ngày 27-4, bao gồm các ca khúc hay ca ngợi quê hương Ninh Bình, ca ngợi, tôn vinh Nhà nước Đại Cồ Việt với phần diễu hành nghệ thuật với 9 xe mô hình.
Tiếp theo Lễ hội Hoa Lư là Lễ hội Tràng An 2018 với chủ đề “Tràng An kết nối di sản”, được tổ chức từ 29-4 đến 03-5 tại Đền Suối Tiên, Khu du lịch sinh thái Tràng An, là dịp để người dân Cố đô chào đón bạn bè các nước ASEAN, các nước trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cùng hội tụ, giao lưu văn hóa với 10 sân khấu được dàn dựng ngay trên các tuyến đường thủy trong Khu du lịch sinh thái Tràng An.
Kết hợp các hoạt động văn hóa, lễ hội với xúc tiến, quảng bá du lịch, trong dịp kỷ niệm này Ninh Bình còn tổ chức Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2018 chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Bích Động” với các hoạt động chính diễn ra bên dòng sông Ngô Đồng thuộc tuyến du lịch Đình Các - Hang Cả - Hang Hai - Hang Ba nhằm góp phần kích cầu du lịch mùa thấp điểm, tăng lượng khách tham quan và doanh thu hoạt động du lịch. Tuần du lịch cũng là cơ hội để Ninh Bình tiếp tục trao đổi, hợp tác về du lịch với các địa phương cả nước và quốc tế; tiếp tục khẳng định uy tín và thương hiệu du lịch Ninh Bình - Điểm đến an toàn, hấp dẫn, văn minh, thân thiện, mến khách.
Với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, kỷ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt và Lễ hội Hoa Lư không chỉ tôn vinh giá trị lịch sử của Nhà nước Đại Cồ Việt trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn tạo dựng nền tảng để xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam nói chung, Ninh Bình nói riêng, đáp ứng yếu cầu phát triển bền vững trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay./.
Mục tiêu chưa trọn vẹn  (20/04/2018)
Thủ tướng hội đàm với Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi  (20/04/2018)
Thủ tướng sẽ thăm chính thức Singapore, dự Hội nghị cấp cao ASEAN  (20/04/2018)
Việt Nam hoan nghênh Hàn Quốc và Triều Tiên thúc đẩy đối thoại  (20/04/2018)
Thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa các tỉnh, thành đồng bằng sông Cửu Long với các đối tác Nhật Bản  (20/04/2018)
Phản ứng của Việt Nam về thông tin Mỹ xem xét gia nhập CPTPP  (20/04/2018)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên