Đồng Tháp: Tăng cường và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận
TCCSĐT - Thực tiễn cho thấy, những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Tháp trong những năm gần đây đều có dấu ấn của sự đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với công tác dân vận. Trong thời gian tới, Đồng Tháp sẽ tăng cường công tác dân vận hơn nữa để nhân rộng nhiều mô hình tiêu biểu.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận phù hợp với thực tế của tỉnh đã mang lại hiệu quả thiết thực
Quán triệt Nghị quyết 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa XI “về tăng cường và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”, Tỉnh ủy Đồng Tháp đã ban hành Chương trình hành động số 177-CTr/TU, với quan điểm, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với công tác dân vận phải phù hợp với thực tế của tỉnh và có được sự đồng thuận trong nhân dân, xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân; chú trọng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là điều kiện sống, lao động, học tập, sáng tạo, nghỉ ngơi, chăm sóc sức khỏe, mọi chủ trương phải được sự góp ý, bàn bạc của người dân. Triển khai trong thực tế, Tỉnh ủy đã thực hiện lãnh đạo công tác dân vận thông qua:
Phát huy vai trò của chính quyền các cấp. Ủy ban nhân dân, thủ trưởng cơ quan, đơn vị các ngành chính quyền, các cấp ủy đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng về công tác dân vận, cụ thể hóa Nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Theo đó, Ủy ban nhân dân xây dựng chỉ thị, kế hoạch thực hiện Nghị quyết của các ngành với những mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể để thực hiện. Nhờ vậy, công tác dân vận của chính quyền ngày càng phát huy hiệu quả, bộ máy chính quyền chuyển biến rõ nét từ quản lý sang phục vụ; Quy chế dân chủ ở cơ sở được phát huy và đi vào nền nếp, tạo sự đoàn kết, thống nhất và đồng thuận trong xã hội. Cơ quan quản lý nhà nước các cấp tập trung nhiều giải pháp nhằm triển khai, thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, lấy công tác dân vận làm nòng cốt gắn với mô hình “Chính quyền làm dân vận khéo”; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm trong giải quyết công việc; giảm dần thủ tục hành chính không cần thiết; phong cách phục vụ được nâng lên.
Phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội. Từ nhiều năm nay, hoạt động của các tổ chức này có nhiều bước chuyển tích cực, nội dung bám sát các nghị quyết của cấp ủy các cấp, nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền và sự chỉ đạo của ngành dọc cấp trên. Phương thức hoạt động hướng mạnh về cơ sở, tăng cường công tác hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn; làm tốt công tác đoàn kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân vào tổ chức; đề ra nhiều giải pháp từng bước khắc phục biểu hiện hành chính trong hoạt động. Tích cực tham gia và đóng vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chương trình, đề án trọng tâm và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Xây dựng nhiều mô hình hoạt động thí điểm bước đầu mang lại kết quả nhất định.
Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy về công tác dân vận. Hằng năm, Tỉnh ủy đều xây dựng Chương trình kiểm tra, giám sát riêng cho công tác dân vận. Ban Dân vận Tỉnh ủy và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy chủ trì phối hợp với các cơ quan tham mưu giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy xây dựng Chương trình kiểm tra, giám sát về việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của trung ương và của tỉnh về công tác dân vận.
Hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết, công tác dân vận của tỉnh Đồng Tháp đã thể hiện được vai trò quan trọng đóng góp cho sự nghiệp phát triển chung của tỉnh nhờ có đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Công tác cải cách thủ tục hành chính được chú trọng xây dựng theo hướng hiện đại, vì nhân dân phục vụ, đáp ứng nhu cầu hội nhập. Điển hình, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; ứng dụng phần mềm quản lý văn bản eOffice; triển khai phương án khảo sát sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với các cơ quan hành chính nhà nước; việc trả kết quả các thủ tục hành chính bằng đường bưu điện; triển khai các giải pháp cải thiện chỉ số quản lý hành chính công trong năm 2015 được xếp thứ 10/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Từ thực tiễn làm tốt công tác dân vận, đã xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay như mô hình cán bộ công chức cấp xã “Thứ Sáu nghe dân nói” được tổ chức thực hiện trong toàn tỉnh; phát huy tốt chuyên mục “Dân vận và đời sống”, Chương trình “Đồng hành cùng nhân dân”, “Đối thoại cùng chính quyền” trên sóng phát thanh truyền hình nhằm xây dựng chính quyền thân thiện, tạo sự hài lòng của người dân. Các tổ chức chính trị - xã hội tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình thực hiện dân vận khéo. Liên đoàn Lao động “Nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn tham gia xây dựng, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp”; xây dựng và triển khai mô hình “Tổ công nhân tự quản ở nhà trọ trong khu dân cư và khu nhà tập thể trong doanh nghiệp”. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh thực hiện mô hình “Hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc, bảo vệ môi trường phát triển bền vững theo các tiêu chí “5 không, 3 sạch” góp phần xây dựng nông thôn mới”. Hội Cựu chiến binh tỉnh vận động xây nhà “Tình nghĩa Điện Biên” và thực hiện Đề án nhà ở cho hội viên gặp khó khăn. Hội Nông dân tỉnh có nhiều hoạt động hỗ trợ chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ, dạy nghề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và vận động hội viên, nông dân tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” cùng với phong trào “Nông dân tích cực sản xuất, kinh doanh giỏi”. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của tỉnh triển khai mô hình “Học kỳ trong quân đội”, “Thắp sáng đường quê” trong toàn tỉnh; giới thiệu việc làm cho thanh niên, vận động thanh niên xuất khẩu lao động,... Các tổ chức Hội khác có nhiều hoạt động gắn với lợi ích thiết thực của người dân như: nhân đạo, từ thiện, các dự án chương trình y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, hiến máu tình nguyện khuyến học khuyến tài, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam, người tàn tật, tư vấn phát luật,...
Những chuyển biến trên đã góp phần đưa Đồng Tháp phát triển kinh tế - xã hội theo hướng tích cực, quốc phòng - an ninh được giữ vững. Cụ thể, năm 2014 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,64%, đến năm 2015 đạt 8,02%, thu nhập bình quân đầu người đạt 32,6 triệu đồng. Đa số nhân dân trong tỉnh đồng tình với chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào, cuộc vận động lớn ở địa bàn dân cư. Tiêu biểu nhất là phong trào “Chung tay xây dựng nông thôn mới”, tính đến hết 6 tháng đầu năm 2016 toàn tỉnh đã có 27 xã đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới và có 19 xã được công nhận, 89 xã đạt 10-18 tiêu chí và 3 xã đạt 9 tiêu chí. Việc triển khai thực hiện 3 đột phá chiến lược: Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp đến năm 2020 với tầm nhìn đến năm 2030, Đề án phát triển Du lịch giai đoạn 2015 - 2020 và Chương trình đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài đã nhận được sự quan tâm và đồng thuận của các tầng lớp nhân dân (Năm 2015, đưa 580 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài đạt 100,69% so với kế hoạch).
Bên cạnh những chuyển biến tích cực, công tác dân vận của Đồng Tháp còn những hạn chế nhất định:
Thứ nhất, vẫn còn một số cấp ủy và đảng viên nhận thức chưa đầy đủ về công tác dân vận theo Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Từ đó, đã dẫn đến vai trò chỉ đạo và định hướng của một số cấp ủy có những mặt còn hạn chế.
Thứ hai, công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận ở một số đơn vị chưa được quan tâm đúng mức, thiếu kịp thời.
Thứ ba, công tác nắm bắt và dự báo tình hình đôi lúc chưa đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra. Việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành; số vụ khiếu nại tồn đọng còn nhiều, chưa giải quyết dứt điểm; sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm làm công tác dân vận một số ít cán bộ cơ quan chính quyền còn hạn chế.
Thứ tư, công tác phối hợp giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội với chính quyền các cấp đôi lúc chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao. Vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội chưa thể hiện rõ nét.
Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trên do vai trò định hướng chỉ đạo của một số cấp ủy về công tác dân vận cũng như vai trò tham mưu của một số đơn vị chưa được thể hiện rõ nét. Nhất là thời gian qua, cấp ủy các cấp phải tập trung nhiều cho công tác chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp do đó việc lãnh đạo sơ kết, tổng kết đôi lúc chậm tiến độ. Cơ chế phối hợp giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội với chính quyền có nơi chưa đồng bộ, nhất là việc nắm tình hình và đề ra giải pháp giải quyết các vụ việc phát sinh. Việc chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm công tác dân vận chưa thực sự đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
Phát huy những bài học kinh nghiệm, triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới
Đúc kết những thành quả quá trình quán triệt, triển khai Nghị quyết đến nay, Đảng bộ Đồng Tháp có được một số bài học kinh nghiệm. Đó là:
1- Nơi nào được sự quan tâm sâu sát của cấp ủy đảng, chính quyền chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác dân vận, cộng với cán bộ làm công tác dân vận có phẩm chất đạo đức, có trình độ, năng lực thực tiễn và nhiệt tình với công việc thì nơi đó công tác dân vận đạt hiệu quả cao.
2- Để công tác tham mưu được kịp thời và hiệu quả nhất thiết phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ở cơ sở đối với công tác dân vận. Như vậy, các địa phương cần thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; nhất là việc gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với nhân dân; hướng về cơ sở, thường xuyên theo dõi, hướng dẫn hoạt động; nắm chắc và dự báo được tình hình nhân dân.
3- Thường xuyên làm tốt công tác bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận; chuẩn hóa đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ dân vận, mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp... là những phương thức trực tiếp góp phần giúp nhanh chóng các cấp ủy tăng cường lãnh đạo, đổi mới công tác dân vận, nhất là đổi mới phương thức lãnh đạo đối với hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội.
Năm 2016 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Đại hội Đảng bộ các cấp, do đó các cơ quan, đơn vị làm công tác dân vận trong tỉnh cần cụ thể hóa chủ trương của cấp ủy về công tác dân vận và triển khai thực hiện trong những năm tiếp theo đạt kết quả cao. Cụ thể, cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Một là, tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 177-CTr/TU ngày 07-8-2013 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, tham mưu cấp ủy sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết này. Đồng thời, tập trung thực hiện có hiệu quả công tác dân vận chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, trong đó chính quyền các cấp cụ thể hóa Chỉ thị số 05/CT-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh về “Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác dân vận chính quyền trong tình hình mới” theo hướng gần dân, sát dân; phát huy dân chủ ở cơ sở và cải cách thủ tục hành chính gắn với triển khai, thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Hai là, tập trung tuyên truyền, tổ chức triển khai, quán triệt, học tập Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp trong đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp về công tác dân vận, triển khai thực hiện từng năm và cả nhiệm kỳ. Tham mưu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Kết luận về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU khóa IX về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và kiện toàn tổ chức của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội.
Ba là, phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh đến năm 2020 với tầm nhìn 2030, Đề án phát triển Du lịch giai đoạn 2015 - 2020, chương trình đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và chào mừng kỷ niệm 40 năm thành lập tỉnh. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình phối hợp giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội với chính quyền, lực lượng vũ trang về công tác vận động quần chúng; công tác tôn giáo.
Bốn là, tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức tổng kết việc thí điểm mô hình “Tổ dân vận khóm, ấp”; sơ kết mô hình “Tổ nhân dân tự quản cộng đồng”; sơ kết đánh giá việc lãnh đạo khắc phục biểu hiện hành chính trong hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; sơ kết 03 năm thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TU về phân công đảng viên sinh hoạt trong các đoàn thể. Cùng với, tiếp tục theo dõi hoạt động mô hình “Tổ chức Đảng, đoàn thể trong cánh đồng liên kết Bình Tiến” xã Phú Đức, huyện Tam Nông để nhân rộng mô hình; tập trung triển khai thực hiện mô hình vận động hộ gia đình thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” đến năm 2020 cho 34 xã điểm của tỉnh./.
Festival sinh viên Việt Nam tại châu Âu lần hai diễn ra ở Pháp  (10/08/2016)
Kiến nghị đầu tư hệ thống thám sát bão bằng máy bay, tên lửa  (10/08/2016)
Dành gần 700 triệu đồng cứu trợ người dân bị lũ quét ở Lào Cai  (10/08/2016)
Thủ tướng lưu ý Quảng Ngãi chú trọng đầu tư kinh tế nông nghiệp  (10/08/2016)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm trưởng ban Chỉ đạo phòng chống khủng bố  (09/08/2016)
Đại sứ quán Việt Nam chủ trì lễ kỷ niệm Ngày ASEAN ở Argentina  (09/08/2016)
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm