Giải pháp tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở Gia Lai hiện nay
TCCSĐT - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy "Cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi". Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã là giải pháp trọng tâm trong xây dựng, hoàn thiện chính quyền cơ sở.
Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX cũng đã xác định: "Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân, trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở". Do đó, gắn việc nâng cao chất lượng hoạt động chính quyền cơ sở với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trở thành vấn đề quan trọng, góp phần củng cố, xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh.
Về chất lượng cán bộ, công chức cấp xã và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại Gia Lai
Tại Gia Lai, theo thống kê tính đến 30-12-2014 tổng số cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã của tỉnh là 4.765 người, trong đó có 3.199 nam (chiếm 67.14 %), 1.566 nữ (chiếm 32.86 %); có 1.464 người dân tộc thiểu số (chiếm 30,72 %). Về trình độ các mặt cụ thể như sau:
Về trình độ học vấn:
Cán bộ chuyên trách: Tiểu học có 109 người (4,56%); THCS có 873 người (36,53%), THPT có 1.408 người (58,91%).
Công chức xã: Tiểu học có 02 người (0,08%), THCS có 122 người (5,13%), THPT có 2.251 người (94,78 %).
Về trình độ chuyên môn:
Cán bộ chuyên trách: Số chưa qua đào tạo là 1.029 người (43,05%), sơ cấp là 153 người (6,4%), trung cấp 852 người (35,65%), cao đẳng 27 người (1,23%); đại học 326 người (13,64%); sau đại học 3 người (0,13 %).
Công chức xã: Số chưa qua đào tạo là 25 người (1,05%), sơ cấp là 41 người (1,72%), trung cấp 1.360 người (57,26%), cao đẳng 249 người (10,48%); đại học 697 người (29,35%); sau đại học 3 người (0,13 %).
Về trình độ lý luận chính trị:
Số cán bộ chuyên trách chưa qua đào tạo 323 người (13,51%), sơ cấp 675 người (28,24%), trung cấp 1.256 người (52,55%), cao cấp 136 người (5,69%).
Công chức xã: Chưa qua đào tạo 1.161 người (48,88%), sơ cấp 718 người (30,23%), trung cấp 491 người (20,67%), cao cấp 05 người (0,21%).
Về kiến thức quản lý nhà nước:
Cán bộ chuyên trách: Chưa qua đào tạo, bồi dưỡng 1.578 người (66,03%), sơ cấp 762 người (31,88%), trung cấp 49 người (2,05%), đại học 01 người (0,04%).
Công chức xã: Chưa qua đào tạo, bồi dưỡng là 1.811 người (76,25%), sơ cấp 532 người (22,4%), trung cấp 21 người (0,88%), đại học 11 người (0,46%).
Về kiến thức bổ trợ:
Số cán bộ chuyên trách có trình độ tin học văn phòng trở lên là 346 người (14,48%), có 1.200 người có khả năng giao tiếp bằng tiếng dân tộc tại chỗ (50,21%).
Công chức xã có trình độ tin học văn phòng trở lên là 1.848 người (77,81%), có 884 người có khả năng giao tiếp bằng tiếng dân tộc tại chỗ chiếm (37,22%).
Qua khảo sát cũng nhận thấy, hiện nay nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, công chức cấp xã là rất lớn. Theo đó, bổ túc văn hóa khoảng 995 người; đào tạo về trung cấp chuyên môn trở lên cho 1.124 người (gồm 1.058 cán bộ chuyên trách và 66 công chức); đào tạo về trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên của cán bộ chuyên trách cấp xã là 850 người, sơ cấp lý luận chính trị trở lên cho công chức chuyên môn ở xã 740 người; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho 3.389 người (gồm 1.578 cán bộ chuyên trách và 1.811 công chức chuyên môn); bồi dưỡng về tin học văn phòng cho 1.975 người (gồm 1.448 cán bộ chuyên trách và 527 công chức chuyên môn); bồi dưỡng tiếng dân tộc cho 1.217 người (gồm 200 cán bộ chuyên trách và 1.017 công chức chuyên môn); bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho 1.776 người và nhu cầu bồi dưỡng khác theo chức danh, vị trí việc làm, kỹ năng cho 4.320 lượt cán bộ, công chức cấp xã.
Trong thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của Gia Lai đã được triển khai và thực hiện dưới nhiều hình thức, nội dung khác nhau và có nhiều chuyển biến tích cực; công tác bồi dưỡng lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức bổ trợ và đào tạo bổ túc văn hóa, chuẩn hóa, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức cấp xã liên tục được tăng cường, mở rộng và duy trì thường xuyên. Bản thân cán bộ, công chức cấp xã sau khi tham gia các chương trình đào tạo hoặc bồi dưỡng đã nắm được những vấn đề cơ bản về lý luận, được bồi dưỡng và hoàn thiện những kỹ năng cần thiết trong công việc, trở về công tác cơ bản đã phát huy được năng lực nghiệp vụ, tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương; việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh cũng đã góp phần tạo nguồn, bổ sung đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, nhất là đã nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính chủ động, tự giác, phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức.
Tuy nhiên, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh vẫn còn một số bất cập, hạn chế như: Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã lớn nhưng tiến độ, kế hoạch mở lớp và xác định đối tượng đào tạo, bồi dưỡng còn chậm; Một số chỉ tiêu về đào tạo, bồi dưỡng chưa đạt như dự tính; Công tác đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn cán bộ, công chức cấp xã còn gặp nhiều khó khăn về nguồn kinh phí, do đó làm cho chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã chưa thực sự ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ thực tế hiện nay.
Nguyên nhân của những bất cập trên thể hiện ở một số khía cạnh sau:
Việc rà soát, đánh giá chất lượng và phân loại các mặt trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn còn chậm. Tỷ lệ chưa qua đào tạo về nghề nghiệp, học vấn còn cao, công tác đánh giá, phân loại trình độ và kỹ năng còn chưa kịp thời. Bên cạnh đó, việc lựa chọn cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng chưa được quan tâm theo hướng thực hiện đúng đối tượng và nội dung đào tạo, đồng thời chưa gắn với quy hoạch sử dụng cán bộ.
Cán bộ, công chức cơ sở, nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, cán bộ có tuổi, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên tâm lý còn ngại đi học; công tác đào tạo, bồi dưỡng còn tình trạng chạy theo số lượng, chưa cử đúng đối tượng đào tạo, học chưa đúng chuyên ngành cần đào tạo, bồi dưỡng vì thế chưa đáp ứng được nhu cầu công việc của cơ quan, tổ chức.
Nội dung và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chưa cao; chương trình, tài liệu đào tạo, chưa thực sự phù hợp với từng đối tượng cán bộ. Việc đào tạo, bồi dưỡng nhìn chung vẫn còn nặng về lý thuyết, chưa chú ý bồi dưỡng về kỹ năng quản lý điều hành, tổ chức thực hiện, nhất là xử lý những tình huống trong thực tiễn tại cơ sở. Thêm vào đó là chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức cấp xã được cử đi đào tạo, bồi dưỡng tuy đã được điều chỉnh, bổ sung, nâng cao hơn so với trước, nhưng vẫn thấp.
Giải pháp tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại Gia Lai trong thời gian tới
Khắc phục những hạn chế nêu trên giai đoạn từ nay đến năm 2020, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở Gia Lai cần hướng vào một số giải pháp trọng tâm sau đây:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và đội ngũ cán bộ công chức xã về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể trong đào tạo, bồi dưỡng tại địa phương.
Thứ hai, rà soát lại tổng thể đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn về số lượng, chất lượng theo từng nhóm chức danh, gắn với vị trí công việc hiện tại của họ để xác định rõ những mặt hạn chế và yếu kém. Dựa vào các tiêu chí nói trên để đào tạo, bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa sử dụng lâu dài, hay bổ sung, thay thế; chú trọng đến cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số, cán bộ, công chức là nữ.
Thứ ba, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã là nhằm trang bị, củng cố và nâng cao kiến thức, năng lực thực tiễn, điều hành và thực thi công vụ. Do đó, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phải kết hợp trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng và nghiệp vụ tại cơ sở.
Thứ tư, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của địa phương cần gắn liền với xem xét phân loại nhu cầu đào tạo của cán bộ, công chức cấp xã. Xem xét nhu cầu nào là quan trọng, là cần thiết và trước mắt, nhu cầu nào cần đào tạo ngay. Đồng thời, cần có cơ chế đặc biệt tiếp tục khuyến khích cán bộ, công chức không ngừng tự học tập, tự bồi dưỡng. Có thể học dưới nhiều hình thức khác nhau như: học tập trung, học ngoài giờ; học tại chức, từ xa, liên thông…
Thứ năm, chú trọng đặc biệt vào chương trình và biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng. Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần được đổi mới theo hướng thiết thực, sát với đối tượng và mục tiêu đào tạo. Hướng tới sửa đổi, bổ sung vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã phù hợp theo từng chức danh, vị trí việc làm. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần xác định tính đặc thù của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là địa bàn miền núi còn có những yếu kém về trình độ học vấn, nghề nghiệp và kiến thức bổ trợ nên tài liệu cần được xây dựng phù hợp, gắn lý luận với thực tiễn, chú ý rèn luyện những kỹ năng cần thiết của cán bộ, công chức xã.
Thứ sáu, chú trọng vào xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên làm công tác giảng dạy tại Trường Chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khác trên địa bàn có cơ cấu hợp lý, có trình độ, năng lực thực tiễn. Bên cạnh đó, cần chú trọng vào đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, hiện đại. Việc giảng dạy nên kết hợp mời các cán bộ, công chức có kinh nghiệm thực tiễn về quản lý trên địa bàn đến trao đổi với học viên trong các chuyên đề bồi dưỡng.
Thứ bảy, cần đánh giá, tổng quát khách quan và minh bạch chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã sau đào tạo, bồi dưỡng đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý cán bộ, công chức chính quyền cấp xã sau đào tạo, bồi dưỡng từ đó có điều chỉnh kịp thời với hoạt động này tại địa phương.
Nâng cao năng lực và trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là nhân tố quyết định đến hiệu lực và hiệu quả hoạt động của chính quyền và cải cách hành chính nhà nước ở cơ sở hiện nay. Nghị định số 18/2010/NЬCP ngày 05¬-3¬-2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cũng đã nhấn mạnh: "Đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm nhằm trang bị, cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp cần thiết để làm tốt công việc được giao". Do đó, để thực hiện được mục tiêu nói trên công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã cần phải được đổi mới một cách cơ bản, toàn diện, đồng bộ, có hệ thống, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thực sự trở thành giải pháp hữu hiệu nhất đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện chính quyền cơ sở hiện nay./.
Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để các doanh nghiệp Hoa Kỳ làm ăn lâu dài tại Việt Nam  (25/08/2016)
Tái cơ cấu nông nghiệp phải gắn với phát triển kinh tế nông thôn  (25/08/2016)
Chuyển mạnh tư duy ngoại giao phục vụ phát triển bền vững  (25/08/2016)
Kiểm tra thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng: Việc chậm, chủ quan là chính  (25/08/2016)
Sớm đưa vụ phá rừng khu vực thủy điện Đồng Nai 5 ra xét xử  (25/08/2016)
Thủ tướng tiếp Đại sứ Pháp tại Việt Nam  (25/08/2016)
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm