Hội thảo khoa học “Một số định hướng chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”
TCCS - Ngày 3-11-2023, tại Hải Phòng, Trường chính trị Tô Hiệu, Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Kinh tế Việt Nam và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Một số định hướng chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
PGS, TS. Vũ Trọng Lâm, Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật; TS. Nguyễn Kim Pha, Hiệu trưởng Trường Chính trị Tô Hiệu; TS. Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế; đồng chí Nguyễn Đình Vinh, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng chủ trì hội thảo.
Dự hội thảo có các đồng chí: Thượng tướng, PGS.TS Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; TS Lê Hải, Ủy viên Ban Biên tập, Trưởng Ban Tạp chí Cộng sản điện tử; lãnh đạo thành phố Hải Phòng cùng đông đảo các nhà khoa học, nhà nghiên cứu.
Phát biểu khai mạc hội thảo, đồng chí Nguyễn Đình Vinh, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng khẳng định vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia cũng như của từng địa phương.
Theo đồng chí Nguyễn Đình Vinh, Hội thảo khoa học “Một số định hướng chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” được tổ chức nhằm tổng hợp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo, các nhà khoa học và chuyên gia về đánh giá thực trạng, vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố, từ đó đề xuất các định hướng, giải pháp chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Phát biểu chào mừng hội thảo, TS Nguyễn Kim Pha, Hiệu trưởng Trường Chính trị Tô Hiệu cho biết, trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn biến rất nhanh, tác động sâu rộng và đa chiều trên phạm vi toàn cầu thì đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số ngày càng trở thành nhân tố quyết định đối với năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trước xu thế chung đó, Hải Phòng cần nhanh chóng bắt nhịp để phát triển nhanh và bền vững.
Hiệu trưởng Trường Chính trị Tô Hiệu nhấn mạnh, hội thảo được tổ chức là hoạt động có ý nghĩa rất thiết thực và tin tưởng rằng, trên cơ sở nhận thức rõ thực trạng, vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố; từ kinh nghiệm quốc tế, trong nước, với các bài học kinh nghiệm được rút ra, hội thảo sẽ thu được kết quả là những giải pháp chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thành phố Hải Phòng.
Báo cáo đề dẫn tại hội thảo, PGS, TS Vũ Trọng Lâm, Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật nhấn mạnh, Hội thảo khoa học “Một số định hướng chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” là hoạt động khoa học có ý nghĩa nhằm tiếp tục khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước coi phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; và sự quán triệt rất có hiệu quả của thành phố Hải Phòng trong đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và của cả nước; có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững tầm cỡ khu vực châu Á và thế giới.
Để phát huy mạnh mẽ hơn nữa tiềm năng, thế mạnh và nguồn lực đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thay mặt Ban Tổ chức hội thảo, PGS.TS Vũ Trọng Lâm đề nghị các nhà khoa học, đại biểu tập trung thảo luận, làm rõ 4 vấn đề cơ bản:
Một là, khẳng định và làm sâu sắc hơn vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với sự phát triển của đất nước và của thành phố Hải Phòng trong bối cảnh tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó tập trung làm sáng rõ những tác động đến kinh tế biển đặc trưng của Hải Phòng.
Hai là, phân tích, đánh giá sát, đúng thực trạng, những đóng góp của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng và các đơn vị trực thuộc; chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân.
Ba là, chỉ ra những vấn đề mới đang đặt ra cần phải tiếp tục nghiên cứu, tổng kết để bổ sung, hoàn thiện lý luận và chủ trương về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của thành phố Hải Phòng trong tình hình mới;
Bốn là, đề xuất những giải pháp thiết thực, khả thi để chuyển hóa các nguồn lực thành giá trị thực tiễn nhằm đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, quyết tâm xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và của cả nước; có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững tầm cỡ khu vực châu Á và thế giới, như khẳng định của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 45-NQ/TW, ngày 24-1-2019, “Về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Trên tinh thần đó, các đại biểu đã bám sát chủ đề, yêu cầu của hội thảo, trình bày các tham luận trong hai phiên nội dung, tương ứng với hai chủ đề lớn: Những định hướng chiến lược bao trùm và định hướng những mô hình phát triền. Trong đó, Thượng tướng, PGS, TS Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương trình bày tham luận “Mô hình tăng trưởng kinh tế dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (innovation) của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (mô hình của Việt Nam)”; PGS, TS Bùi Thị Ngọc Lan, nguyên Quyền Viện trưởng Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trình bày tham luận “Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến nguồn nhân lực, lao động, việc làm và một số gợi ý cho thành phố Hải Phòng”…
Gần 20 bài tham luận có chất lượng của các nhà khoa học đã được ban tổ chức lựa chọn đưa vào kỷ yếu và 6 ý kiến phát biểu trực tiếp tại hội thảo đã góp phần đề xuất một số định hướng chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045./.
Thành phố Hải Phòng thực hiện dân chủ ở cơ sở trong doanh nghiệp ngày càng thực chất và rộng rãi, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ  (14/10/2023)
Những vấn đề mới về phát huy sức mạnh nhân dân trong giai đoạn phát triển đất nước hiện nay  (13/10/2023)
Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ của Trung Quốc và một số gợi ý tham chiếu cho tỉnh Quảng Ninh  (09/10/2023)
Ra mắt cuốn sách “Cuba - Việt Nam: Hai dân tộc, một lịch sử”  (04/10/2023)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay