Pháp luật về quản lý các thị trường tài chính
Chủ động hội nhập toàn diện vào nền kinh tế thế giới, thị trường tài chính Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể trong thời gian qua và đang đứng trước những cơ hội và thách thức rất lớn.
Việc duy trì một nền tài chính phát triển ổn định và bền vững, giảm thiểu nguy cơ khủng hoảng là một trong những nhiệm vụ cấp bách và quan trọng nhất đối với các cơ quan lập pháp và quản lý nhà nước trong việc điều tiết hiệu quả thị trường tài chính trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Nhằm cung cấp cho các cơ quan lập pháp, các cơ quan quản lý, các nhà nghiên cứu cũng như các doanh nghiệp tài liệu tham khảo về điều tiết thị trường tài chính quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia phối hợp với Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế và Tổ chức ADETEF tại Việt Nam tổ chức biên dịch và xuất bản cuốn sách Pháp luật và quản lý các thị trường tài chính của tác giả Jean-Paul Valette. Cuốn sách được dịch từ nguyên bản tiếng Pháp do Nhà xuất bản Gualino Esditeur xuất bản năm 2005.
Cuốn sách này giới thiệu tổng quan về lịch sử phát triển và cơ chế điều tiết thị trường tài chính của Liên minh châu Âu và một số quốc gia phát triển, trong đó tập trung giới thiệu về khuôn khổ pháp lý và cơ chế điều tiết thị trường tài chính của Pháp, một quốc gia được coi là có thị trường tài chính phát triển trải qua một giai đoạn lịch sử lâu dài từ thế kỷ XIII.
Cuốn sách gồm 5 chương, được chia thành hai phần lớn:
Phần 1: Sự phát triển của hoạt động điều tiết các thị trường tài chính
Chương 1: Cơ chế điều tiết tài chính trên phạm vi toàn quốc, trong Liên minh châu Âu và tại một số quốc gia.
Chương 2: Pháp luật về quản lý các thị trường tài chính ở Pháp thế kỷ XX
Phần 2: Cải cách quản lý thị trường tài chính của Cộng hòa Pháp.
Chương 1: Luật An ninh tài chính ngày 1-8-2003
Chương 2: Thành lập cơ quan quản lý thị trường tài chính
Chương 3: Vai trò điều tiết về mặt pháp lý của Cơ quan quản lý thị trường tài chính.
Phát biểu của đồng chí Nông Ðức Mạnh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XII  (19/07/2007)
Lời khai mạc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XII của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng  (19/07/2007)
Công tác hậu phương quân đội ở Quân khu Thủ đô  (19/07/2007)
Làm dịu nỗi đau sau chiến tranh  (19/07/2007)
Quảng Trị nỗ lực trong công tác đền ơn đáp nghĩa  (19/07/2007)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên