"Cổ" và "phần" của ai?
Năm nay làng tôi tổ chức hội rất lớn. Nhờ đó tôi mới có dịp gặp lại Kh., người bạn cùng thôn, bây giờ là Tổng giám đốc một tổng của Bộ Z. Chuyện ngắn, chuyện dài rồi trở về chuyện gia đình, con cái... Nhân tiện tôi đánh bạo hỏi Kh. là tôi có đứa con đầu tốt nghiệp đại học đã hơn một năm rồi nhưng chưa xin được việc làm. Kh. sốt sắng hỏi ngành học của cháu rồi đưa tôi tấm danh thiếp và hẹn ra Tổng công ty để lo việc cho cháu.
Đúng hẹn, tôi ra Tổng công ty. Do có việc đột xuất Kh. không có mặt ở tổng và giao cho cô thư ký tiếp. Cô rất niềm nở và luôn miệng nói rằng Tổng giám đốc dịp này bận lắm, suốt ngày phải đi họp, vì hàng loạt các công ty thành viên đã và đang cổ phần hóa. Rồi cô đưa tôi lá thư viết tay của Kh. giới thiệu xuống một công ty cổ phần thành viên. Tôi rất hồi hộp bởi trên dọc đường đi thấy nhà mới mọc lên san sát, rất nhiều biển đề tên công ty cổ phần A, công ty cổ phần B, công ty cổ phần Z.
Đến nơi hẹn, tôi vào gặp anh giám đốc công ty cổ phần H. Chưa kịp uống nước, anh hỏi luôn: Nếu cháu thi tuyển được vào đây làm việc cháu có tiền để mua cổ phiếu không? Tôi hơi sững người vì chưa chuẩn bị cho câu hỏi đó. Tôi đáp, gia đình tôi chỉ mong cháu có việc làm thôi, chứ mua cổ phiếu thì không có tiền. Anh giám đốc nói luôn, công ty bây giờ đã cổ phần hóa rồi chúng tôi phải lo đủ mọi thứ từ A đến Z, từ việc làm, hướng kinh doanh của công ty, rồi đến mua công nghệ, máy móc, thiết bị... Tất cả do Đại hội đồng cổ đông quyết định, mà Đại hội cổ đông chẳng giấu gì anh thực chất là của mấy ông đại gia thôi. Tôi buột miệng hỏi, sao công ty nhà nước mà lại là của các đại gia? thì được trả lời ngay: hiện nay ở tổng công ty tôi có tình trạng là thế, một số công ty mang tiếng là của nhà nước, khi cổ phần hóa theo quy trình hướng dẫn là nhà nước sẽ nắm cổ phần chi phối, nhưng lúc thực hiện lại bị các đại gia chi phối. Vì họ có tiền, họ mua lại hết các cổ phiếu, họ thôn tính dần, rồi họ làm chủ, tiến tới họ là những "ông chủ"; ngay tôi là giám đốc còn bị dọa nếu không "biết điều" thì họ cho "ngồi chơi xơi nước" để thuê giám đốc khác. Hai vấn đề nổi cộm nhức nhối nhất là đánh giá tài sản và giải quyết lao động, có thể nói còn nhiều sai sót. Việc định giá tài sản được các nhà kinh tế bình luận là "biến vàng thành đất sét", vì giá đáng 10 được "đánh" giá là 1, thậm chí là 0,1. Sau đó chia thành cổ phiếu ưu tiên bán cho người lao động ở công ty và một số bán ra ngoài. Số người lao động ở công ty thì làm gì có nhiều tiền, sau khi được chia rồi được mua cổ phiếu ưu tiên, chỉ 3 đến 6 tháng là tức tốc "bán lúa non", bán ngầm, bán nổi, bán trao tay... thế là dồn vào mấy đại gia có tiền thôi. Họ là những "ông chủ" đích thực còn bọn tôi chỉ là chủ hờ. Thuận đà anh giám đốc kể tiếp: ở ta hiện nay có một số đại gia kiểu "Maphia" chuyên đi thôn tính các công ty. Họ ngắm nghía cứ công ty nào ngon ngon là tìm mọi cách để "làm thịt", gay lắm anh ạ, tiền và tài sản của nhà nước trôi vào túi các đại gia hết. Tôi lại hỏi tiếp, thế cấp trên, rồi bộ chủ quản sao không can thiệp? thì được trả lời: không can thiệp được, vì họ "quản lý" chi phối từ khâu đầu đến khâu cuối anh ạ... Còn vấn đề nhức nhối thứ hai là lao động, thì họ giải quyết bằng nhiều cách, muôn hình muôn vẻ, ai không chịu nổi cứ tự xin thôi việc hoặc tìm chỗ khác; số tuổi đã khá cao tay nghề kém họ vận động hưởng chế độ "một cục" hoặc nghỉ hưu non, ai không đồng ý thì họ cho hưởng lương hành chính có thời hạn để tự đi tìm việc làm đến khi hết hạn thì thôi; còn lại những người làm việc được và bộ máy lãnh đạo từ giám đốc trở xuống thì họ "chỉ huy" điều hành thông qua Đại hội cổ đông. Vì vậy ngay ban đầu tôi hỏi cháu có tiền để mua cổ phiếu không là còn hy vọng có thể ở đây được, nếu không tôi cũng không dám chắc có lo việc và trả lương cho cháu được không. Ông tổng giám đốc là người rất tốt, đã giới thiệu anh xuống đây, tôi rất nể, nhưng bây giờ ông ấy cũng không còn quyền lực như trước nữa đâu, rất mong anh thông cảm.
Ra về lòng tôi ngổn ngang bao nỗi niềm. Những tưởng chỉ có ở nông thôn mới có nhiều chuyện phức tạp rối rắm, nào ngờ câu chuyện cổ phần hóa mà tôi thấy được còn rối rắm và nghiệt ngã hơn nhiều... Thôi đành về nói với vợ, với con đừng trách Kh. làm gì vì không phải tại cậu ấy, chỉ tại cái kẽ hở trong quản lý khi thực hiện cổ phần hóa mà có bao nhiêu cái "cổ" người ta chia "phần" cả rồi, mình không có chỗ ở đó!!
Lối thoát nào cho Đô-ha?  (17/07/2007)
Sợi dây chuyền vàng" của tình hữu nghị Việt - Ấn  (17/07/2007)
Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược giữa VN và Ấn Độ  (17/07/2007)
Ba mươi năm quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào (1977-2007)  (17/07/2007)
An Giang 20 năm xây dựng và phát triển  (17/07/2007)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay