Năm 2030: GDP toàn cầu đạt 72.000 tỉ USD
Theo báo cáo do Ngân hàng thế giới (WB) vừa công bố, tiến trình toàn cầu hóa với sự phát triển ngày càng sâu rộng của kinh tế thị trường, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, sẽ làm cho thu nhập của thế giới trong 25 năm tới tăng nhanh hơn so với giai đoạn 1980-2005, đưa tổng giá trị GDP toàn cầu từ 35.000 tỉ USD lên 72.000 tỉ USD vào năm 2030.
Từ năm 2006 đến năm 2030, trao đổi buôn bán hàng hóa dịch vụ của thế giới có thể tăng lên hơn 3 lần. Những nước đang phát triển tiếp tục đẩy mạnh cải cách theo hướng kinh tế thị trường (trung tâm là Trung Quốc, Ấn Độ…) có thể đóng góp gần ½ vào mức tăng chung này và chiếm tỷ trọng 65% tổng giá trị thương mại toàn cầu trong 25 năm tới. Các nền kinh tế ở các nước đang phát triển ước tính đạt mức tăng trưởng bình quân 7% trong năm 2006, và tuy có thể tăng chậm lại nhưng vẫn sẽ ở mức trên 6% trong các năm 2007 và 2008, so với mức tăng bình quân 2,6% của các nước phát triển.
Báo cáo của WB đưa ra những nhận định lạc quan, cho rằng nhìn tổng thể thì toàn cầu hóa sẽ mang lại lợi ích cho nhiều người nghèo. Năm 2030 có 1,2 tỉ người tại các nền kinh tế phát triển (chiếm 5% dân số thế giới) sẽ được xếp vào tầng lớp trung lưu so với khoảng 400 triệu người (với sức mua vào khoảng 4.000-17.000 USD) hiện nay.
“Canh bạc cuối cùng” của Tổng thống G.Bu-sơ  (06/03/2007)
Phát triển dịch vụ chất lượng cao ở Đồng Nai  (06/03/2007)
Phát huy dân chủ trong Đảng để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng  (06/03/2007)
Về cách học và vận dụng “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”  (06/03/2007)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển