An Giang phấn đấu đến năm 2020 đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bằng mức trung bình của cả nước
22:15, ngày 22-10-2015
TCCSĐT - Chiều 22-10-2015, sau 03 ngày làm việc với tinh thần nghiêm túc, đoàn kết, dân chủ, trách nhiệm, Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020, đã kết thúc thành công.
Đại hội nhất trí thông qua Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020, với mục tiêu chung là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ và hiệu quả quản lý của chính quyền, phát huy dân chủ, kỷ cương, khai thác mạnh mẽ lợi thế trong liên kết vùng và lợi thế so sánh của địa phương, huy động nguồn lực xã hội, tập trung phát triển nông nghiệp theo chiều sâu tạo nền tảng phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và công nghiệp nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế của An Giang bằng mức trung bình của cả nước, đến năm 2020 quy mô nền kinh tế nằm trong nhóm khá của khu vực đồng bằng sông Cửu Long”.
Nghị quyết đề ra 15 chỉ tiêu chủ yếu trong nhiệm kỳ 2015-2020 là: (1) Tốc độ tăng tổng sản phẩm địa phương (GRDP) bình quân 5 năm đạt 7%; (2) GRDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 48,6 triệu đồng/người; (3) Tổng vốn đầu tư xã hội 5 năm đạt khoảng 148.000 tỷ đồng; (4) Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 6,05 tỷ USD; (5) Thu ngân sách 5 năm đạt 31.985 tỷ đồng; (6) Tỷ lệ học sinh đi học trong độ tuổi đến năm 2020: mẫu giáo đạt 70%, tiểu học đạt 100%, trung học cơ sở đạt 80%, trung học phổ thông và tương đương đạt 50%; (7) Có 50% số trường học đạt chuẩn quốc gia; (8) Tỷ lệ lao động qua đào tạo so với tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân đến năm 2020 đạt 65%; (9) Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn 2016 - 2020) bình quân 1,5%/năm; (10) Quy mô dân số đến năm 2020 khoảng 2.175.000 người; (11) Đến năm 2020 đạt 08 bác sĩ/vạn dân; (12) Tỷ lệ bảo hiểm y tế toàn dân đạt 80%; (13) Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch, nước hợp vệ sinh đạt 90%; (14) Có 60 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới; (15) Bình quân mỗi năm kết nạp 3.000 đảng viên, đạt tỷ lệ 3,13% dân số.
Để đạt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, Đại hội thống nhất xác định 3 khâu đột phá mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh sẽ tập trung sức thực hiện trong nhiệm kỳ tới. Đó là:
- Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập, đặc biệt là nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Đổi mới mạnh mẽ khâu tuyển chọn, đánh giá và bổ nhiệm cán bộ chủ chốt các cấp.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung khâu giảm thủ tục hành chính nhằm cải thiện môi trường thu hút đầu tư.
- Đầu tư và ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế. Tập trung cho lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
Đại hội đã bầu 53 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa X. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã họp phiên thứ nhất bầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 15 đồng chí; bầu Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy gồm 11 đồng chí. Đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy An Giang khóa X. Các đồng chí: Vương Bình Thạnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy khóa IX, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Võ Anh Kiệt, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa IX, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy An Giang khóa X, nhiệm kỳ 2015-2020.
Phát biểu bế mạc Đại hội, đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang, kêu gọi Đảng bộ, quân và dân toàn tỉnh phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng, ra sức quán triệt, triển khai thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X. Đồng chí nhấn mạnh: An Giang là tỉnh nông nghiệp và có thế mạnh về thương mại. Quan điểm phát triển của tỉnh trong nhiệm kỳ 2015-2020 xác định nông nghiệp và du lịch là hai mũi nhọn, phát triển theo hướng không ngừng nâng cao chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh và xây dựng nền kinh tế xanh tạo nền tảng để phát triển thương mại - dịch vụ, công nghiệp chế biến và xây dựng.
Trong 5 năm tới, tỉnh sẽ chú trọng kết hợp tốt giữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn với quá trình đô thị hóa, mở rộng các khu đô thị, các khu công nghiệp, dịch vụ năng động; đảm bảo cho mọi người dân có cơ hội tham gia và hưởng thụ thành quả của sự phát triển. Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể cần chú trọng phát huy mạnh mẽ vai trò của nhân dân và doanh nghiệp trong đầu tư phát triển và thực thi chính sách. Phát triển kinh tế - xã hội của An Giang phải được đặt trong sự tương tác với các nước, các vùng, miền trong nước và nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Phát triển kinh tế phải gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định biên giới, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa - xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu để bảo đảm tính bền vững./.
Nghị quyết đề ra 15 chỉ tiêu chủ yếu trong nhiệm kỳ 2015-2020 là: (1) Tốc độ tăng tổng sản phẩm địa phương (GRDP) bình quân 5 năm đạt 7%; (2) GRDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 48,6 triệu đồng/người; (3) Tổng vốn đầu tư xã hội 5 năm đạt khoảng 148.000 tỷ đồng; (4) Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 6,05 tỷ USD; (5) Thu ngân sách 5 năm đạt 31.985 tỷ đồng; (6) Tỷ lệ học sinh đi học trong độ tuổi đến năm 2020: mẫu giáo đạt 70%, tiểu học đạt 100%, trung học cơ sở đạt 80%, trung học phổ thông và tương đương đạt 50%; (7) Có 50% số trường học đạt chuẩn quốc gia; (8) Tỷ lệ lao động qua đào tạo so với tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân đến năm 2020 đạt 65%; (9) Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn 2016 - 2020) bình quân 1,5%/năm; (10) Quy mô dân số đến năm 2020 khoảng 2.175.000 người; (11) Đến năm 2020 đạt 08 bác sĩ/vạn dân; (12) Tỷ lệ bảo hiểm y tế toàn dân đạt 80%; (13) Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch, nước hợp vệ sinh đạt 90%; (14) Có 60 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới; (15) Bình quân mỗi năm kết nạp 3.000 đảng viên, đạt tỷ lệ 3,13% dân số.
Để đạt các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, Đại hội thống nhất xác định 3 khâu đột phá mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh sẽ tập trung sức thực hiện trong nhiệm kỳ tới. Đó là:
- Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập, đặc biệt là nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Đổi mới mạnh mẽ khâu tuyển chọn, đánh giá và bổ nhiệm cán bộ chủ chốt các cấp.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung khâu giảm thủ tục hành chính nhằm cải thiện môi trường thu hút đầu tư.
- Đầu tư và ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế. Tập trung cho lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
Đại hội đã bầu 53 đồng chí vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa X. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã họp phiên thứ nhất bầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy gồm 15 đồng chí; bầu Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy gồm 11 đồng chí. Đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy An Giang khóa X. Các đồng chí: Vương Bình Thạnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy khóa IX, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Võ Anh Kiệt, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa IX, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy An Giang khóa X, nhiệm kỳ 2015-2020.
Phát biểu bế mạc Đại hội, đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang, kêu gọi Đảng bộ, quân và dân toàn tỉnh phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng, ra sức quán triệt, triển khai thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X. Đồng chí nhấn mạnh: An Giang là tỉnh nông nghiệp và có thế mạnh về thương mại. Quan điểm phát triển của tỉnh trong nhiệm kỳ 2015-2020 xác định nông nghiệp và du lịch là hai mũi nhọn, phát triển theo hướng không ngừng nâng cao chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh và xây dựng nền kinh tế xanh tạo nền tảng để phát triển thương mại - dịch vụ, công nghiệp chế biến và xây dựng.
Trong 5 năm tới, tỉnh sẽ chú trọng kết hợp tốt giữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn với quá trình đô thị hóa, mở rộng các khu đô thị, các khu công nghiệp, dịch vụ năng động; đảm bảo cho mọi người dân có cơ hội tham gia và hưởng thụ thành quả của sự phát triển. Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể cần chú trọng phát huy mạnh mẽ vai trò của nhân dân và doanh nghiệp trong đầu tư phát triển và thực thi chính sách. Phát triển kinh tế - xã hội của An Giang phải được đặt trong sự tương tác với các nước, các vùng, miền trong nước và nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Phát triển kinh tế phải gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định biên giới, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa - xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu để bảo đảm tính bền vững./.
Dư luận quốc tế đánh giá cao việc Việt Nam trúng cử ECOSOC  (22/10/2015)
Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Kinh tế Xã hội Liên hợp quốc  (22/10/2015)
Khai mạc Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XV  (22/10/2015)
Vĩnh Long sau 5 năm xây dựng nông thôn mới  (22/10/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển