Thành tựu đột phá trong chương trình vũ trụ nhiều kỳ vọng của Trung Quốc
Thành tựu đột phá quan trọng
Ngày 28-9-2008 là một cột mốc quan trọng trên con đường vạn dặm chinh phục vũ trụ của người Trung Quốc: tàu vũ trụ “Thần Châu-7” có người lái mang theo 3 nhà du hành Trung Quốc, trong đó có một người lần đầu tiên đi bộ ra ngoài khoảng không vũ trụ, đã hạ cánh an toàn tại Nội Mông sau chuyến bay kéo dài 68 giờ thu thút sự chú ý của hàng tỉ người trên Trái Đất. Kết quả khám nghiệm ngay sau chuyến bay chứng tỏ 3 nhà du hành vũ trụ ở trong trạng thái sức khỏe tốt. Thời tiết ở Nội Mông khi con tàu hạ cánh thật đẹp, không khí mát mẻ, gió nhẹ nhưng vẫn đủ sức đưa đẩy các làn mây trắng trên bầu trời cùng hội nhập trong một cuộc vũ hội trên không như có ý làm cho cảnh vật trên sân bay vũ trụ thêm ấn tượng khó quên. Một đội cứu hộ và trực thăng đã được cử tới phi trường đón các nhà du hành vũ trụ trở về Trái Đất. Ngay khi cửa trực thăng vừa mở, các nhà du hành vũ trụ mỉm cười bước ra, vẫy chào những người dân Trung Quốc đang ngắm nhìn họ từ vũ trụ trở về. Như vậy là, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 3, sau Nga (năm 1961) và Mỹ (năm 1962) đưa người vào không gian và lần này cũng là nước thứ 3 đưa người “đi bộ” ra ngoài khoảng không vũ trụ.
“Thần Châu-7” là tàu vũ trụ thứ 3 trong chương trình phóng tàu vũ trụ của Trung Quốc trong 5 năm gần đây. Trước đây, Trung Quốc đã phóng tàu “Thần Châu-5” vào tháng 10-2003 và “Thần Châu-6” vào tháng 10-2005. Đây là những bước đi quan trọng đưa Trung Quốc tới mốc xây dựng Phòng thí nghiệm thường trực trên quỹ đạo. Không ít chuyên gia nhận định, Trung Quốc đang chạy đua với Nga và Mỹ trong một chương trình đầy kỳ vọng là chinh phục Mặt Trăng và Sao Hỏa.
Nhà du hành vũ trụ Trung Quốc Trác Chí Cương, người vừa đi bộ ra ngoài khoảng không vũ trụ, phát biểu ngay khi ra khỏi khoang hạ cánh xuống mặt đất: “Đây là một chuyến bay vẻ vang nhưng đầy thách thức và kết quả thật mỹ mãn”. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố: “Đây là thành tựu rất quan trọng trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ của Trung Quốc. Ông Lưu Ngụy Mân, Giám đốc Viện lý hoá Lan Châu (thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc) cho biết, “Thần Châu-7” mang theo 11 mẫu chất nhờn bôi trơn vào không gian để thử nghiệm. Những chất bôi trơn này đóng vai trò quan trọng cho sự an toàn và hiệu quả của tàu “Thần Châu-7”. Thành công của Trung Quốc với tàu vũ trụ “Thần Châu-7” mở đường cho Trung Quốc xây dựng trạm quỹ đạo bằng cách kết nối hai trạm Thần Châu với nhau trong tương lai.
Mục tiêu đưa người lên Mặt Trăng và Sao Hỏa
Từ năm 2006, Trung Quốc đã từng công bố nội dung cụ thể của Kế hoạch phát triển khoa học vũ trụ giai đoạn 2006-2010 nhằm hướng đến mục tiêu chinh phục Mặt Trăng và Sao Hỏa. Kế hoạch này đề ra 6 mục tiêu chính, bao gồm: đưa kính thiên văn hiện đại do Trung Quốc chế tạo lên quỹ đạo để quan sát các “hố đen” trong Vũ Trụ; triển khai Chương trình tàu vũ trụ có người lái và thăm dò Mặt Trăng; phóng vệ tinh thí nghiệm khoa học vũ trụ; tham gia Chương trình thăm dò môi trường Sao Hỏa với Nga; cùng với Nga triển khai Chương trình vệ tinh quan sát bằng tia cực tím và tham gia Chương trình vệ tinh nhỏ với Pháp nhằm quan sát các hoạt động phun trào trên Mặt Trời.
Để thăm dò Mặt Trăng và Sao Hỏa, Trung Quốc hợp tác với Nga chế tạo một con tàu vũ trụ chuyên dùng để khảo sát hai hành tinh đặc biệt này. Ông Y-u-ri Nô-sen-cô (Yury Nosenko), Phó Giám đốc cơ quan vũ trụ của Nga “Roskosmos”, cho biết, Nga và Trung Quốc cùng hợp tác phát triển một vệ tinh cỡ nhỏ để di chuyển trên quỹ đạo xung quanh Sao Hỏa. Theo kế hoạch đã được hai bên nhất trí, trong 2 năm 2008-2009, Nga và Trung Quốc sẽ phóng 1 hoặc 2 vệ tinh lên quỹ đạo Sao Hỏa để làm thí nghiệm chuyển thông tin về Trái Đất. Cũng theo tiết lộ của ông Y-u-ri Nô-sen-cô, Nga có thể sẽ giúp đỡ Trung Quốc tiến hành cộng vệc thám hiểm Mặt Trăng trong khuôn khổ chương trình vũ trụ của Trung Quốc. Theo kế hoạch, Nga sẽ phóng một vệ tinh nghiên cứu Mặt Trăng vào năm 2012 và đề nghị Trung Quốc tham gia dự án, nhằm chuẩn bị điều kiện để đưa các nhà du hành vũ trụ của Nga và Trung Quốc lên hành tinh này. Với sự giúp đỡ của Nga, Trung Quốc sẽ phóng trạm tự động không người lái lên Mặt Trăng và mang mẫu đất đá từ đó về Trái Đất vào năm 2017.
Chương trình chinh phục Mặt Trăng của Trung Quốc gồm 3 giai đoạn. Trong giai đoạn 1, năm 2007, Trung Quốc đã phóng vệ tinh thăm dò mang tên “Chị Hằng” lên quỹ đạo xung quanh Mặt Trăng để thu thập thông tin, lập bản đồ không gian ba chiều và nghiên cứu tài nguyên mỏ trên Mặt Trăng. Giai đoạn 2, các nhà khoa học Trung Quốc dự kiến sẽ đưa xe tự hành lên bề mặt Mặt Trăng vào năm 2012. Với chiếc xe gắn bánh do rô-bốt điều khiển này, các nhà khoa học Trung Quốc hy vọng sẽ biết thêm thông tin về môi trường trên Mặt Trăng và thành phần đất đá ở đó. Ước tính vào năm 2017, một tàu vũ trụ sẽ được phóng lên Mặt trăng khác với nhiệm vụ mang về mẫu đất của hành tinh này để chuẩn bị dữ liệu phục vụ chuyến bay có người lái của Trung Quốc lên Mặt Trăng nhằm chọn địa điểm xây dựng thành phố trên Mặt Trăng trong tương lai. Tuy nhiên, đối với Trung Quốc, Mặt Trăng chỉ là trạm dừng chân để họ tiến xa hơn nữa vào Vũ Trụ. Liên Xô trước đây đã phóng tàu “Luna-10” đầu tiên thế giới lên quỹ đạo Mặt Trăng vào ngày 4-4-1966, sau đó vài tháng Mỹ phóng tàu vũ trụ “Lunar Orbiter-1” lên quỹ đạo.
Khả năng cạnh tranh với Mỹ
Chi phí cho chương trình nghiên cứu chinh phục vũ trụ mang nhiều kỳ vọng của Trung Quốc ước tính khoảng 2,3 tỉ USD, còn rất khiêm tốn so với ngân sách của Cơ quan hàng không vũ trụ quốc gia Mỹ (NASA). Chỉ riêng trong năm 2005, ngân sách của NASA đã vào khoảng 16 tỉ USD! Còn kế hoạch của Mỹ đưa người Mỹ trở lại Mặt Trăng vào năm 2018 là 104 tỉ USD!
Với ngân sách khổng lồ dành cho NASA, Mỹ dự kiến sẽ vượt xa Trung Quốc và Nga trên con đường chinh phục Mặt Trăng. Đối với Mỹ, năm 2020 sẽ có 4 phi công vũ trụ đổ bộ xuống Mặt Trăng. Bốn năm sau đó, Cơ quan hàng không vũ trụ quốc gia của Mỹ (NASA) sẽ cắt băng khánh thành một thành phố - vườn, chính xác hơn là một căn cứ thường trực có người sinh sống trên Mặt Trăng. Theo “Chiến lược nghiên cứu toàn cầu” (“Global Exploration Strategy”) của NASA được trình bày tại Hội nghị lần thứ II về nghiên cứu vũ trụ, thì trước mắt NASA sẽ tập trung thiết kế xây dựng căn cứ có người ở trên Mặt Trăng và lắp đặt các phương tiện kỹ thuật. Theo Nhóm thiết kế căn cứ trên Mặt Trăng của Mỹ, phương án tốt nhất cho căn cứ trên Mặt Trăng có thể sẽ là xây dựng tại một địa điểm gần một trong các địa cực của hành tinh này vì tại đó dễ thu được năng lượng từ các hệ thống pin Mặt Trời. Nhưng sự lựa chọn cuối cùng sẽ được quyết định sau khi phóng tàu vũ trụ do thám Mặt Trăng "Lunar Reconnaisance Orbiter" dự định đưa lên quỹ đạo vào tháng 10-2008. Đây là nội dung có ý nghĩa quyết định để Mỹ tiếp tục chinh phục Vũ Trụ, bởi "tiền đồn trên Mặt Trăng" không chỉ có ý nghĩa quan trọng để nghiên cứu và khai thác tài nguyên trên bề mặt Mặt Trăng mà còn được sử dụng để huấn luyện các chuyến bay có người lái lên Sao Hỏa và các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời. Theo dự kiến của NASA, đội thi công đầu tiên sẽ được Mỹ phóng lên Mặt Trăng vào năm 2020 như cam kết của Tổng thống Mỹ G.W.Bu-sơ. Sau đó, sẽ bắt đầu chương trình kéo dài 180 ngày để chuẩn bị cho phi công bay lên Sao Hoả. Tàu vũ trụ để đưa phi công Mỹ lên Mặt Trăng sẽ được xây dựng vào năm 2012, chậm nhất là vào năm 2014. Trước khi bắt đầu xây dựng, NASA sẽ chế tạo nhiều hệ thống rô-bốt với chức năng trợ giúp công việc của các phi công vũ trụ trong tương lai. Những rô-bốt này sẽ tiến hành khảo sát địa hình, phân tích môi trường tự nhiên và tạo mọi điều kiện để loại bỏ các nguy cơ khi tàu vũ trụ đưa các phi công đổ bộ lên Mặt Trăng. Dự kiến, Mỹ sẽ chế tạo hàng loạt rô-bốt để đưa lên làm các cư dân cho “Thành Phố Mặt Trăng” trong tương lai./.
Khoang đổ bộ Thần Châu 7 trở về trái đất an toàn  (30/09/2008)
Huy động mọi lực lượng khắc phục hậu quả bão số 6  (30/09/2008)
Đồng chí Trường Chinh, tấm gương chiến sĩ cộng sản kiên cường, suốt đời phấn đấu vì lý tưởng cao đẹp của dân tộc và thời đại.  (29/09/2008)
Những sự kiện trong nước đáng chú ý trong tuần từ 22-9 đến 28-9-2008  (29/09/2008)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần từ 22-9 đến 28-9-2008  (29/09/2008)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần từ 22-9 đến 28-9-2008  (29/09/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên