Kiên trì nguyên tắc giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng và vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong sửa đổi Hiến pháp năm 1992
1- Chủ nghĩa Mác - Lê-nin và thực tiễn các nhà nước trên thế giới đã khẳng định rằng, khi xã hội phát triển đến trình độ làm xuất hiện các đảng chính trị của các giai cấp thì hiến pháp chính là cơ sở pháp lý tối cao cho việc sử dụng quyền lực chính trị của giai cấp thống trị theo nguyên tắc thép (nguyên tắc không thể khác được) về sự lãnh đạo của đảng chính trị đối với quá trình xây dựng và thực thi hiến pháp của quốc gia. Đối với Việt Nam hiện nay, điều đó cũng không phải là ngoại lệ. Thực tiễn từ khi trở thành Đảng cầm quyền (từ năm 1945), Đảng Cộng sản Việt Nam đã, đang và sẽ kiên trì nguyên tắc thép đó - nguyên tắc về việc giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quá trình xây dựng và thực thi Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin về cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa; lãnh đạo thành công việc thiết lập nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; lần lượt xây dựng các bản hiến pháp, tạo dựng cơ sở pháp lý cho Nhà nước Việt Nam: Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992. Mỗi bản Hiến pháp đều ghi nhận những thành quả cách mạng to lớn mà nhân dân ta đạt được trong mỗi thời kỳ cách mạng, tạo cơ sở pháp lý cho sự phát triển ngày càng bền vững của đất nước và cho sự mở rộng mối quan hệ ngày càng toàn diện với các quốc gia trong khu vực và thế giới. Những thành tựu cơ bản trong xây dựng và thực thi Hiến pháp của nhân dân ta đều gắn liền với sự lãnh đạo toàn diện của Đảng.
Quá trình thực thi Hiến pháp năm 1992 đến nay đã hơn 20 năm. So với năm 1992, tình hình đất nước và quốc tế đã có những thay đổi lớn lao. Tình hình đó khách quan đặt ra sự cần thiết phải bổ sung Hiến pháp năm 1992. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), thực hiện chủ quyền nhân dân, Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tiếp tục khẳng định ý chí của nhân dân và chủ quyền của quốc gia; phát huy dân chủ, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, bảo vệ môi trường; thực hiện công bằng xã hội; tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới... dưới ngọn cờ của Đảng.
Chúng tôi đánh giá rất cao việc Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi năm 2013) đã mở rộng và cụ thể hóa hơn đối với Điều 4:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
2. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.
3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Có thể xem đây là sự kết tinh nổi bật của việc giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng nói chung và đối với Nhà nước nói riêng trong tình hình mới.
2- Trên cơ sở bám sát Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), các văn kiện của Đảng và các nghị quyết, kết luận của Trung ương, của Bộ Chính trị về mục đích, yêu cầu, về những quan điểm cơ bản, định hướng lớn của việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Nghiên cứu Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, chúng tôi thấy, điều đặc biệt đáng phải cân nhắc là, trong Dự thảo đã bỏ hai nội dung quan trọng hàng đầu về chế độ kinh tế trong Hiến pháp năm 1992: “…trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng”, “Kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển, nhất là trong những ngành và lĩnh vực then chốt, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân”. Nếu xét về hình thức thì đó là “sự thụt lùi so với Hiến pháp năm 1992”; là chưa thực hiện triệt để nguyên tắc kiên trì, giữ vững và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) nhấn mạnh: “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo… Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”(1). Phải chăng, việc bỏ hai nội dung quan trọng hàng đầu đó trong Dự thảo Hiến pháp là biểu hiện của sự chệch hướng xã hội chủ nghĩa? Do đó, rất cần phải suy nghĩ và khắc phục điểm này.
Hơn nữa, về mặt thực tiễn đây là cuộc đấu tranh gay go của Đảng nhằm đề phòng sai lầm chệch hướng trong phát triển kinh tế đất nước hiện nay. Nếu không đưa nội dung: “trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng” vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 thì hậu quả sẽ khôn lường cho con đường phát triển của đất nước.
Nói gọn lại, theo chúng tôi, cần thống nhất nhận thức về tính tất yếu và tầm quan trọng của nguyên tắc thép - nguyên tắc giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng và vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước; đồng thời, vạch trần mọi âm mưu, thủ đoạn, mọi luận điệu xuyên tạc và chống phá hai vấn đề trên./.
-----------------------------------------------------
(1) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.73-74
Làm gì và làm thế nào để thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ?  (28/08/2013)
Giải quyết vấn đề lao động trẻ em và trẻ em lang thang trong Chiến lược bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em  (28/08/2013)
Hải Phòng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2011 - 2020  (28/08/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên