Hội thảo: Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế
Tham dự hội thảo có PGS. TS Vũ Văn Phúc, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, đồng chí Nguyễn Trần Nam, thứ trưởng Bộ Xây dựng, cùng hơn 100 đại biểu đến từ các bộ, ban, ngành, vụ, viện nghiên cứu khoa học và các trường đại học.
Toàn cảnh hội thảo - Ảnh: Trọng Nguyên
|
Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế là vấn đề mà bất cứ quốc gia nào trên thế giới đều phải quan tâm, điều chỉnh trong quá trình vận hành nhằm đạt được mục tiêu phát triển kinh tế đất nước. Ở Việt Nam vấn đề này đã được đề cập và thực hiện trong nhiều năm trước, nhờ vậy đã đưa được nền kinh tế phát triển, giữ vững ổn định an ninh chính trị xã hội trong những năm qua. Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng kinh tế hiện nay còn biểu hiện sự phát triển chủ yếu theo bề rộng, chưa bền vững; chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. Vì vậy, đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Với hơn 30 tham luận, hội thảo đã tập trung thảo luận những lý thuyết, mô hình tăng trưởng kinh tế trên thế giới, nhấn mạnh thực trạng phát triển kinh tế của Việt Nam, từ đó khẳng định sự đổi mới mô hình tăng trưởng hiện nay của nước ta phải theo mô hình tăng trưởng chủ yếu dựa trên những ý tưởng và có tính sáng tạo, tập trung vào chất lượng, coi trọng giáo dục, công nghệ tiên tiến, bảo đảm sự phát triển theo chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Các đại biểu đều nhất trí việc đổi mới, cơ cấu lại nền kinh tế phải được bắt đầu từ tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ, mà cần phải có sự đổi mới cả về tư duy của các cấp lãnh đạo từ trung ương, đến các địa phương và từng doanh nghiệp; cần áp dụng thể chế tiên tiến của các nước phát triển trên thế giới; khắc phục những khiếm khuyết hiện tại trong nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư công, hình thành các khu kinh tế, khu công nghiệp; cải cách bộ máy nhà nước, trong đó quan trọng nhất là phải tách bạch hoạt động kinh doanh với sự quản lý của nhà nước;...
Hội thảo kiến nghị việc cần thiết phải có lực lượng với kiến thức uyên thâm, đầy tâm huyết để nghiên cứu những phương án đổi mới dựa trên những căn cứ khoa học, có tính khả thi cao và thiết thực nhằm tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ cho nền kinh tế./.
Nga và Trung Quốc đưa ra Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Syria  (19/12/2011)
Từ ngày 20-12, giá bán điện bình quân tăng thêm 62 đ/kwh  (19/12/2011)
Toàn quốc kháng chiến với bài học xây dựng và bảo vệ Tổ quốc  (19/12/2011)
Chính thức khởi công cầu dài nhất vượt sông Hồng  (18/12/2011)
Thúc đẩy hợp tác toàn diện láng giềng Việt-Trung  (18/12/2011)
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay