Giới thiệu Chỉ số hợp tác Việt Nam giai đoạn 1995-2009
10:43, ngày 18-05-2011
Ngày 31-3, tại Hà Nội, Văn phòng Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế đã tổ chức giới thiệu cuốn sách “Chỉ số hợp tác Việt Nam 1995-2009”. Đây là kết quả nghiên cứu trong khuôn khổ dự án nâng cao năng lực quản lý và điều phối hội nhập kinh tế quốc tế thuộc Chương trình Hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO do cơ quan Phát triển quốc tế Ô-xtrây-li-a tại Việt Nam và Bộ Phát triển vuơng quốc Anh tài trợ.
Ngày 31-3, tại Hà Nội, Văn phòng Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế đã tổ chức giới thiệu cuốn sách “Chỉ số hợp tác Việt Nam 1995-2009”. Đây là kết quả nghiên cứu trong khuôn khổ dự án nâng cao năng lực quản lý và điều phối hội nhập kinh tế quốc tế thuộc Chương trình Hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO do cơ quan Phát triển quốc tế Ô-xtrây-li-a tại Việt Nam và Bộ Phát triển vuơng quốc Anh tài trợ.
Nhóm tác giả đã dựa trên các số liệu trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, giáo dục, du lịch và viện trợ phát triển để xây dựng các chỉ số đánh giá xu hướng và mức độ hợp tác giữa Việt Nam với chín đối tác gồm Asean, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Niu-Di-lân, Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Ca-na-đa.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với chín đối tác trên có tốc độ phát triển nhanh hơn so với tốc độ hợp tác phần còn lại của thế giới; trong đó, kim ngạch thương mại hai chiều với chín đối tác chiếm 80% tổng thương mại của Việt Nam với thế giới. Tuy nhiên, hợp tác về đầu tư chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của các bên.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Danh Vĩnh, mặc dù đối tượng nghiên cứu của cuốn sách là con số và là nhiệm vụ tương đối nặng nề trong việc đánh giá xu hướng và mức độ gắn kết giữa các nền kinh tế, nhưng báo cáo này là tài liệu nghiên cứu cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, sinh viên và người nghiên cứu. Chỉ số không phải là vấn đề mới mà là vấn đề được quan tâm thường xuyên trong đời sống kinh tế xã hội hàng ngày.
Đại sứ Ô-xtrây-li-a tại Việt Nam Allaster Cox đã nêu bật những mức độ thành công trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đồng thời cho rằng, đây có thể là sự công nhận trên những tiến trình công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường. Việt Nam đang đứng trước thách thức mới để đưa đất nước trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, tạo bước đột phá mới để giúp Việt Nam từ nước có thu nhập trung bình thấp sang mức thu nhập cao. Chính phủ Ô-xtrây-li-a sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong hậu WTO giai đoạn 2. Với bộ chỉ số này có thể giúp các nhà hoạch định chính sách cũng như nhà đầu tư nước ngoài có khả năng tiếp cận thông tin về những cấp độ hội nhập của Việt Nam trong khu vực cũng như toàn cầu./.
Vì sự bình yên của biển, đảo Tổ quốc  (18/05/2011)
Nước sạch cho cư dân vùng biển đảo  (18/05/2011)
Hải Phòng “phủ” Đề án 52 tới 45 xã, phường, người dân được hưởng lợi  (18/05/2011)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay