Huyện Châu Đức vươn mình sau 30 năm xây dựng và phát triển
TCCS - Châu Đức là mảnh đất có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Sau chiến tranh, trải qua nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, huyện Châu Đức được thành lập theo Nghị định số 45/CP, ngày 2-6-1994, của Chính phủ, trên cơ cở chia tách từ huyện Châu Thành và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15-8-1994. Sau 30 năm xây dựng và phát triển, trải qua 6 nhiệm kỳ đại hội, Đảng bộ, chính quyền, dân và quân huyện đã đoàn kết, đồng lòng cùng xây dựng huyện Châu Đức văn minh, giàu đẹp.
Những buổi đầu thành lập huyện, Châu Đức đối mặt với muôn vàn khó khăn, thách thức. Kết cấu hạ tầng giao thông lạc hậu, từ trung tâm xã đến các thôn, ấp hầu hết là đường đất nhỏ hẹp. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm, chưa sản xuất thành hàng hóa. Thương mại - dịch vụ còn thiếu thốn, nhỏ lẻ. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân còn nhiều hạn chế. Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, đến nay, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh có sự khởi sắc. Trong đó, lĩnh vực kinh tế phát triển nhanh, vững chắc, cơ cấu tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân trong 30 năm qua là 3,9%/năm, hình thành các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đến cuối năm 2023, giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm khoảng 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện. Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng. Các khu, cụm công nghiệp hoạt động hiệu quả, tỷ lệ lấp đầy cao. Châu Đức hiện là một trong hai địa phương phát triển nhiều khu công nghiệp nhất tỉnh với diện tích khu công nghiệp là 3.082ha, chiếm gần 30% tổng diện tích khu công nghiệp toàn tỉnh.
Theo Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trên địa bàn huyện sẽ có thêm 4 khu công nghiệp mới với tổng diện tích 5.700ha, nâng tổng diện tích khu công nghiệp lên 8.782ha, gấp 2,8 lần hiện tại và chiếm 45% diện tích khu công nghiệp toàn tỉnh. Hoạt động thương mại - dịch vụ tăng trưởng nhanh. Nếu như năm 1994 doanh thu thương mại - dịch vụ chỉ đạt 326 tỷ đồng, thì đến năm 2024, doanh thu thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện đạt 9.870 tỷ đồng. Những năm gần đây, du lịch phát triển mạnh, từ một miền Châu Đức đất đỏ, đường sá xa xôi, bụi bặm, thì nay mỗi năm có hơn 800 ngàn khách du lịch đến Châu Đức tham quan các loại hình dịch vụ du lịch, như du lịch nông nghiệp công nghệ cao, du lịch về nguồn, du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm.
Kết cấu hạ tầng giao thông được xây dựng, nâng cấp, mở rộng ngày càng hiện đại. Diện mạo kinh tế - xã hội vùng nông thôn phát triển vượt bậc. Hiện nay, toàn huyện có 11 xã đạt nông thôn mới nâng cao, 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Năm 2022, Châu Đức được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Huyện đang triển khai các biện pháp thu hút đầu tư vào chế biến sâu nông sản gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Xác định con người là trung tâm của chiến lược phát triển, trong thời gian qua, huyện đã tích cực thực hiện có hiệu quả phong trào trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, nhờ đó đến cuối năm 2023, huyện Châu Đức không còn hộ nghèo. Tỷ lệ lao động có việc làm là 79,23%, tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo là 71,22%. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt được nhiều kết quả, lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm mạnh. Cơ sở vật chất y tế cải thiện đáng kể. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn huyện đạt 93,31%. Các trường học đã được quy hoạch khuôn viên độc lập và xây mới kiên cố, có hệ thống sân chơi, bãi tập, được trang bị máy móc và các thiết bị cơ bản để đáp ứng cho nhu cầu dạy và học. Đến nay, huyện có 53/57 trường công lập được công nhận đạt chuẩn quốc gia, đạt 92,98%.
Đặc biệt, trong 30 năm qua huyện đã tập trung tổ chức thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng quỹ “Đền ơn - Đáp nghĩa”, đến nay cơ bản giải quyết tốt nhu cầu về nhà ở đối với các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức xây dựng và sửa chữa 1.449 căn nhà tình nghĩa với số tiền gần 20 tỷ đồng. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đạt kết quả tích cực. Đến năm 2024, tỷ lệ gia đình đạt chuẩn văn hóa đạt 97,9%; tỷ lệ thôn, ấp, khu phố đạt chuẩn văn hóa đạt 97,87%. Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực, giải quyết khiếu nại, tố cáo được triển khai thực hiện có hiệu quả. Quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm.
Đảng bộ huyện Châu Đức đặc biệt chú trọng và quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, coi đây là nhiệm vụ then chốt. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được triển khai sâu rộng, hiệu quả. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được thực nghiêm túc. Số lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên tăng mạnh sau 30 năm thành lập. Từ 443 đảng viên sinh hoạt trong 12 chi đảng bộ cơ sở, đến tháng 5-2024, toàn đảng bộ huyện có 3.975 đảng viên sinh hoạt trong 52 chi đảng bộ cơ sở. Hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp được nâng lên. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp tiếp tục được củng cố, kiện toàn, tập hợp đông đảo quần chúng tham gia vào tổ chức đoàn, hội.
Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, huyện Châu Đức đã vinh dự nhận được các thành tích tiêu biểu, như: Huân chương lao động hạng Ba, hạng Nhì và “Huân chương lao động hạng Nhất”; liên tục hơn 15 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; 03 năm được tặng thưởng “Cờ Thi đua của Chính phủ”...
Nhìn lại những thành quả có được từ chặng đường 30 năm đã qua sẽ là nền tảng, là động lực quan trọng giúp huyện Châu Đức tiếp tục vươn lên phát triển. Trên chặng đường mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Châu Đức tiếp tục phát huy truyền thống quê hương cách mạng, nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên tiếp tục xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu mạnh./.
Thị xã Phú Mỹ - 30 năm xây dựng và phát triển  (14/10/2024)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9-2024  (07/10/2024)
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư quốc tế  (04/10/2024)
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo - động lực cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững  (01/10/2024)
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo - động lực cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững  (01/10/2024)
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Kinh tế - xã hội tiếp tục đà phát triển ổn định  (25/09/2024)
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm