Bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện cả tầm tư tưởng - lý luận và định hướng thực tiễn
TCCS - Nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2021), đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phóng viên có cuộc trao đổi với PGS, TS. Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, để tìm hiểu sâu hơn về nội dung bài viết quan trọng này. Xin được giới thiệu cùng bạn đọc nội dung trao đổi.
Phóng viên: Xin Đồng chí chia sẻ về ý nghĩa bài viết đặc biệt quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong bối cảnh hiện nay?
PGS, TS. Đoàn Minh Huấn: Bài viết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, phản ánh cả tầm tư tưởng - lý luận và định hướng thực tiễn, ở đây tôi chỉ xin đề cập đến thời điểm công bố. Được công bố vào dịp kỷ niệm 131 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cũng là lúc toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đang nỗ lực phấn đấu để đưa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng vào cuộc sống, chuẩn bị và tổ chức thành công bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp, bài viết có tác động to lớn, sâu rộng đến tư tưởng, tình cảm, hành động của mỗi tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Tiêu đề của bài báo đề cập đến chủ đề rất lớn, hệ trọng của Đảng, của dân tộc ta - về chủ nghĩa xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Bài báo có ý nghĩa rất quan trọng giúp các cấp ủy, tổ chức đảng và mỗi cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc hơn đường chúng ta đi, đích chúng ta đến để rèn thêm bản lĩnh, làm tròn trách nhiệm cao nhất, tuyệt đối không được dao động, ngả nghiêng.
Chứng kiến một thế giới đầy biến động, bất an, đại dịch COVID-19 đang hoành hành khắp hành tinh, nhưng nhân dân ta vẫn được sống, lao động và học tập trong môi trường an toàn, an ninh, tự do, hạnh phúc, chúng ta càng thấm thía hơn về giá trị của chủ nghĩa xã hội và niềm tin sâu sắc vào đường tới tương lai của dân tộc mà Đảng, Bác Hồ, nhân dân ta đã lựa chọn.
Phóng viên: Đồng chí cho biết thêm về tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được khẳng định bằng những lý lẽ sâu sắc, luận chứng thuyết phục trong bài viết?
PGS, TS. Đoàn Minh Huấn: Bài viết dù đặt tiêu đề rất khiêm tốn là “Một số vấn đề” nhưng thực ra đề cập những vấn đề rất rộng lớn, rất cơ bản và sâu sắc ở tầm tư tưởng - lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Đó vừa là tiền đồ, tương lai phải định hướng để đạt được, vừa là hiện thực phải định hình từng bước trong mỗi bước đi của công cuộc đổi mới.
Một trong những điểm nhấn của bài viết là đưa ra những lý lẽ sâu sắc, luận cứ thuyết phục về tính tất yếu thay thế của chủ nghĩa xã hội đối với chủ nghĩa tư bản. Lựa chọn con đường lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan, là giải pháp đúng đắn để mang lại độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân.
Phải đặt trong bối cảnh chúng ta đang quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII để hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn những nội dung này. Đại hội XIII nêu cao tinh thần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; xác định tầm nhìn đến năm 2045 Việt Nam trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sự nghiệp đổi mới phải luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, bởi chủ nghĩa xã hội không chỉ mang lại độc lập cho dân tộc, mà còn là con đường duy nhất đúng đắn để thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Thế giới đang chịu nhiều tác động tiêu cực bởi mặt trái của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, của các nền dân chủ đa nguyên, khiến bất công xã hội ngày càng gia tăng, xung đột xã hội bùng nổ ở nhiều nước, suy thoái môi trường diễn ra nghiêm trọng.
Chủ nghĩa tư bản tự nó không thể giải quyết được các vấn nạn, các khuyết tật nêu trên - bài viết của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh sâu sắc điều này - mà đó là vấn đề phi chủ nghĩa tư bản, tức là vấn đề của chủ nghĩa xã hội.
Phóng viên: Bản chất của chủ nghĩa xã hội được nhấn mạnh như thế nào trong bài viết, xin Đồng chí cho một số ý kiến bình luận?
PGS, TS. Đoàn Minh Huấn: Trong bài viết này, đồng chí Tổng Bí thư đã làm rõ những vấn đề cốt lõi của chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta kiên định trong quá trình đổi mới. Có thể ở các văn kiện, tài liệu khác đã đề cập những nội dung này, nhưng tiếp cận dưới góc độ một bài báo, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phân tích các vấn đề cốt lõi đó bằng lập luận khoa học, thuyết phục, kể cả phản bác đanh thép, sắc bén những luận điệu sai trái, xuyên tạc về chủ nghĩa xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị.
Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định chế độ xã hội chủ nghĩa là một chế độ xã hội mang bản chất tốt đẹp, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, lấy con người làm trung tâm, dựa trên lợi ích chung của toàn xã hội hài hòa với lợi ích chính đáng của con người, khác hẳn về chất so với các xã hội cạnh tranh để chiếm đoạt lợi ích riêng giữa cá nhân và phe nhóm.
Bài viết nhấn mạnh rằng, phát triển kinh tế thị trường phải gắn liền với giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Bởi kinh tế thị trường có vai trò trong phân bổ hiệu quả nguồn lực, phát triển lực lượng sản xuất, nhưng mặt trái của kinh tế thị trường là phân hóa giàu nghèo, gây nên các bất công xã hội, bỏ rơi những người kém may mắn, chạy theo lối sống sùng bái vật chất, hình thành “nhóm trục lợi” xem đồng tiền là tối thượng mà bất chấp đạo lý, sẵn sàng hy sinh lợi ích công cộng.
Định hướng xã hội chủ nghĩa chính là phát huy mặt tích cực và hóa giải, giảm thiểu mặt tiêu cực của thị trường, gắn với phát huy đầy đủ vai trò nhà nước và xã hội. Đây là cơ sở rất quan trọng cho phân tích, đánh giá tình hình và đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cho từng giai đoạn phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ, tránh các biểu hiện chủ quan, nóng vội, duy ý chí, đốt cháy giai đoạn hoặc xa rời, chệch hướng xã hội chủ nghĩa.
Phóng viên: Một trong những điểm nhấn của bài viết là những lý giải về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và định hướng xã hội chủ nghĩa, xin Đồng chí chia sẻ ý kiến với bạn đọc về điểm nhấn quan trọng này?
PGS, TS. Đoàn Minh Huấn: Trên quan điểm duy vật biện chứng, bài viết đã làm rõ đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội gắn với yêu cầu giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, được phân biệt với đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở dạng hoàn chỉnh. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, giúp không ít người khắc phục những nhầm lẫn giữa mục tiêu hướng tới và các biện pháp trung gian quá độ, nhất là khắc phục các biểu hiện nóng vội, chủ quan, duy ý chí lấy các đặc trưng chế độ xã hội chủ nghĩa hoàn chỉnh trong tương lai bắt hiện thực phải khuôn theo.
Thời kỳ quá độ là thời kỳ mà “nhân tố xã hội chủ nghĩa được hình thành, xác lập và phát triển đan xen, cạnh tranh với các nhân tố phi xã hội chủ nghĩa, gồm cả các nhân tố tư bản chủ nghĩa trên một số lĩnh vực” và sự đan xen, cạnh tranh ngày càng phức tạp và quyết liệt trong điều kiện cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế.
Đồng chí Tổng Bí thư nhấn mạnh rằng, trong thời kỳ quá độ, do xuất phát điểm thấp, chúng ta “bỏ qua” chủ nghĩa tư bản nhưng phải xác định “bỏ qua” cái gì, cái gì phải kế thừa, phát triển. Nói bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là bỏ qua chế độ áp bức, bất công, bóc lột tư bản chủ nghĩa; bỏ qua những thói hư tật xấu, những thiết chế, thể chế chính trị không phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa, chứ không phải bỏ qua cả những thành tựu, giá trị văn minh mà nhân loại đạt được trong thời kỳ phát triển chủ nghĩa tư bản. Phải kế thừa những thành tựu này có chọn lọc, có phê phán, trên quan điểm khoa học và phát triển.
Bài viết lưu ý rằng, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng, hoàn thiện không phải là nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và cũng chưa phải là nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đầy đủ, hoàn chỉnh.
Phải nhận thức đầy đủ khái niệm định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện cơ chế thị trường. Định hướng xã hội chủ nghĩa là làm cho mục tiêu xã hội chủ nghĩa luôn được quản trị, giữ vững trong quá trình đổi mới đất nước; làm cho nhân tố xã hội chủ nghĩa, những cái tốt đẹp luôn giữ vai trò chủ đạo, lớn dần lên trong quá trình cạnh tranh với các nhân tố phi xã hội chủ nghĩa.
Cùng với vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa là định hình chủ nghĩa xã hội, tức phải làm cho bản chất tốt đẹp, giá trị của chủ nghĩa xã hội được hiện thực hóa trong đời sống hằng ngày mà người dân được thụ hưởng gắn với điều kiện, lộ trình cụ thể. Đó chính là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, tăng trưởng kinh tế phải gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước đi và từng chính sách phát triển, không được hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội cho tăng trưởng kinh tế.
Để tránh rơi vào chủ quan duy ý chí, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý rằng, xây dựng chủ nghĩa xã hội là kiến tạo một kiểu xã hội mới về chất, hoàn toàn không đơn giản, dễ dàng. Đây là cả một sự nghiệp sáng tạo vĩ đại, đầy thử thách, khó khăn, một sự nghiệp tự giác, liên tục, hướng đích lâu dài, không thể nóng vội./.
Xin trân trọng cảm ơn PGS, TS. Đoàn Minh Huấn!
Bế mạc Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII  (08/07/2021)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tham dự Hội nghị thượng đỉnh giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc với các chính đảng trên thế giới  (07/07/2021)
Bàn luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay - Khoa học và niềm tin  (03/07/2021)
Bàn luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay - Khoa học và niềm tin  (03/07/2021)
Phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội  (02/07/2021)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
- Tăng cường công tác dân vận nhằm thực hiện hiệu quả chính sách xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển