Khởi sắc vùng căn cứ địa cách mạng
TCCS - Trong những ngày tháng 9 lịch sử, chúng tôi có dịp trở lại căn cứ địa kháng chiến Hải Chi (Ba Chẽ ngày nay) trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ cứu nước. 74 năm kể từ Ngày thành lập (4-10-1946), kế thừa sức mạnh “thép” và ý chí cách mạng của một vùng quê anh hùng, Ba Chẽ đang dần chuyển mình trong công cuộc đổi mới, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đời sống người dân không ngừng được nâng lên.
Trong ký ức của nhiều người dân địa phương, địa điểm gốc đa lớn trước cửa đình làng Dạ, Ủy ban Hành chính kháng chiến đã chính thức ra mắt và công bố quyết định thành lập huyện Hải Chi không chỉ là căn cứ địa kháng chiến mà còn là minh chứng lịch sử quan trọng. Với quyết tâm tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của đồng bào các dân tộc nơi đây trong cuộc chiến chống đói nghèo, các cấp ủy đảng, chính quyền của huyện, đã dành nhiều công sức cho công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện những cách làm hay, hiệu quả giúp bà con từng bước phát triển sản xuất, chăn nuôi, phát triển kinh tế, từng bước thoát đói nghèo.
Từ chỗ thay đổi cách nghĩ, cách làm vùng căn cứ địa năm xưa đã từng bước chuyển từ tự cung, tự cấp sang kinh tế hàng hóa, nhiều ngành kinh tế mới được mở ra góp phần phát huy thế mạnh về tiềm năng của địa phương. Trong những năm qua, ngoài sự đầu tư của Nhà nước, huyện Ba Chẽ đã có chính sách khuyến khích tạo mọi điều kiện cho nhân dân và các tổ chức, doanh nghiệp tham gia phát triển sản xuất nghề rừng, công tác xã hội hóa nghề rừng có sự chuyển biến tích cực, rõ nét. Hiện nay đã có hàng nghìn hộ dân tự đầu tư vốn trồng rừng.
Huyện cũng chỉ đạo nhân dân và các doanh nghiệp trên địa bàn tập trung chuyển đổi, đa dạng hóa giống cây lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và phù hợp với thổ nhưỡng địa phương, như keo, sa mộc, gió, bầu... nhằm nâng cao hiệu quả trên một diện tích canh tác để phát triển sản xuất lâm nghiệp một cách bền vững. Theo đó, diện tích trồng rừng của huyện ngày càng tăng. Chỉ tính riêng 5 năm trở lại đây, huyện đã trồng được 16.400 ha rừng nâng tỷ lệ che phủ rừng từ 68,2% năm 2015 lên 72% năm 2020, tăng 3,8% và đứng đầu toàn tỉnh.
Xác định cây “mũi nhọn” trong chiến lược phát triển kinh tế, huyện Ba Chẽ đã mời gọi doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư xây dựng mô hình “trang trại khép kín” trồng rừng, trồng cây đặc sản ba kích tím, cây trà hoa vàng, nấm lim xanh của địa phương và chăn nuôi. Một trong những chính sách ưu tiên dành cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư là tại mỗi xã, huyện quy hoạch quỹ đất sạch từ 100 đến 200ha. Hiện đã có 3 doanh nghiệp đang triển khai đầu tư mô hình tại 3 xã là Thanh Lâm, Thanh Sơn và Nam Sơn. Đồng thời, huyện cũng huy động trên 150 tỷ đồng đầu tư hoàn thiện hạ tầng Cụm công nghiệp Nam Sơn. Đến nay đã có 5 nhà máy đi vào sản xuất ổn định, tổng vốn đầu tư đăng ký trên 140 tỷ đồng, đóng góp vào thu ngân sách và tạo việc làm mới cho hàng trăm lao động trong và ngoài huyện.
Thực hiện Chương trình 135, Đề án 196 gắn với xây dựng nông thôn mới, huyện xác định rõ chủ trương “người dân là chủ thể, nhà nước chỉ hỗ trợ”; đồng thời huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, chỉ đạo thực hiện toàn diện các tiêu chí, chỉ tiêu; tập trung củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức. Với cách làm chủ động, sáng tạo, linh hoạt, đến năm 2019 Ba Chẽ đã hoàn thành Chương trình 135, đưa 6/6 xã, 49/49 thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn về đích trước một năm so với lộ trình đề án tỉnh đặt ra; trước hết năm 2020 có 7/7 xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 100% mục tiêu Nghị quyết, vượt 3 xã so với kế hoạch của tỉnh, tăng 7 xã so với năm 2015. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2020 đạt 37,5 triệu đồng/năm, tăng 20 triệu đồng so với năm 2015.
Phát huy truyền thống quê hương Ba Chẽ anh hùng, các xã vùng căn cứ địa của Đảng bộ, quân và dân huyện Ba Chẽ đang vững bước trên con đường đổi mới, để xứng đáng với truyền thống về lịch sử anh hùng. Tin tưởng rằng, trong thời gian tới, với những thành tựu đã đạt được về kinh tế - xã hội, Ba Chẽ sẽ tiếp tục xây dựng vùng quê cách mạng ngày thêm trù phú và đầy sức sống./.
Chính thức đóng điện lưới quốc gia ra đảo Trần  (02/09/2020)
Xây dựng nông thôn mới: Công tác tuyên truyền đi trước  (02/09/2020)
Khẳng định vai trò của lực lượng biên phòng trong công tác dân vận  (02/09/2020)
Tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh  (27/08/2020)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" năm 1972 - biểu hiện sinh động về vấn đề “bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa”