Nâng cao hiểu biết, nhận thức của cán bộ, nhân viên Petrovietnam về những điểm mới trong Luật Dầu khí (sửa đổi)
TCCS - Ngày 28-11-2022, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) Lê Mạnh Hùng đã chủ trì cuộc họp nhằm cập nhật các nội dung Luật Dầu khí (sửa đổi).
Tham dự cuộc họp có Thành viên Hội đồng thành viên Trần Bình Minh; các Phó Tổng Giám đốc: Lê Ngọc Sơn, Đỗ Chí Thanh, Phạm Tiến Dũng; cùng lãnh đạo các ban chuyên môn, Văn phòng Tập đoàn.
Tại cuộc họp, Quyền Trưởng Ban Pháp chế và Kiểm tra Tập đoàn Mai Thị Nhật Lan, đã trình bày báo cáo tóm tắt về Luật Dầu khí (sửa đổi), những điểm sửa đổi, bổ sung trong Luật.
Ngày 14-11-2022, tại Kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Luật Dầu khí (sửa đổi). Luật Dầu khí số 12/2022/QH15 gồm 11 chương, 69 điều sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-2023 điều chỉnh về hoạt động điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí.
Các nội dung Luật Dầu khí mới được đánh giá có một số điểm tiến bộ, như bổ sung quy định về triển khai hoạt động điều tra cơ bản về dầu khí; bổ sung quy định về thẩm quyền phê duyệt và hồ sơ trình phê duyệt các báo cáo khi thực hiện các hoạt động dầu khí; thiết lập khung chính sách khai thác tận thu các mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí, các chính sách ưu đãi đầu tư và ưu đãi đầu tư, đặc biệt góp phần cải thiện đáng kể môi trường đầu tư; thiết lập khung pháp lý cho công tác kế toán, kiểm toán, quyết toán đối với hoạt động dầu khí.
Cùng với đó, đại diện Ban Pháp chế và Kiểm tra đã tập trung trình bày về các nội dung sửa đổi, bổ sung của Luật Dầu khí, một số lưu ý trong quá trình thi hành Luật Dầu khí. Lãnh đạo Tập đoàn, cùng đại diện các ban chuyên môn đã trao đổi, thảo luận về các nội dung được sửa đổi, bổ sung trong Luật Dầu khí, đề xuất và kiến nghị về một số nội dung vướng mắc, khó khăn có thể gặp phải trong quá trình triển khai và thi hành Luật Dầu khí, nhằm bảo đảm tính đồng bộ, đầy đủ, chi tiết của hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực dầu khí, bảo đảm tính khả thi trong quá trình áp dụng, tránh chồng chéo giữa Luật Dầu khí với các luật khác, như Luật Đấu thầu, Luật Quản lý sử dụng vốn Nhà nước...
Trong thời gian tới, Ban Pháp chế và Kiểm tra đề xuất Tập đoàn thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Luật Dầu khí nhằm phổ biến luật, triển khai việc thực thi và áp dụng Luật Dầu khí trên thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý nhà nước về dầu khí của Petrovietnam cũng như nghiên cứu, có ý kiến trong quá trình xây dựng các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Dầu khí.
Sau khi nghe các ý kiến trao đổi, thảo luận của lãnh đạo Tập đoàn, đại diện các Ban chuyên môn, Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng ghi nhận, cảm ơn sự nỗ lực, tích cực đóng góp ý kiến xây dựng dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) của tập thể cán bộ, nhân viên các ban chuyên môn Tập đoàn, các đơn vị trong Tập đoàn trong suốt thời gian qua. Luật Dầu khí mới sẽ góp phần mở ra cơ hội lớn cho ngành dầu khí, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trong việc triển khai các hoạt động dầu khí nói chung, tạo điều kiện để triển khai các dự án dầu khí một cách hiệu quả hơn trong điều kiện mới.
Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng lưu ý từ nay đến khi Luật Dầu khí chính thức có hiệu lực (1-7-2023) còn rất nhiều việc phải làm để triển khai thi hành luật, cập nhật các nội dung sửa đổi, điều chỉnh bổ sung các nội dung mới của luật để hoạt động của Tập đoàn và các đơn vị được hiệu quả hơn.
Tổng Giám đốc Lê Mạnh Hùng đồng ý với đề xuất thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Luật Dầu khí đồng thời yêu cầu các ban, văn phòng, các đơn vị thành viên Tập đoàn tiếp tục triển khai việc phổ biến các nội dung của Luật Dầu khí đến toàn thể cán bộ, nhân viên, người lao động nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức về Luật Dầu khí, cập nhật, nắm bắt những điểm mới để triển khai thực thi luật một cách hiệu quả, đồng bộ. Bên cạnh đó, tổ chức các buổi trao đổi nghiệp vụ để các cán bộ, nhân viên, người lao động hiểu sâu hơn về luật để việc triển khai không gặp vướng mắc./.
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu không ai đứng ngoài cuộc  (28/11/2022)
Tự hào người thợ lọc dầu Dung Quất  (27/11/2022)
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên