Tự hào người thợ lọc dầu Dung Quất
TCCS - Với sự hình thành và ra đời của Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất, Petrovietnam đã hoàn thiện chuỗi giá trị từ khâu thăm dò, khai thác, vận chuyển đến chế biến dầu khí. Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) tự hào là thành tố quan trọng trong 5 lĩnh vực cốt lõi của Petrovietnam, đó là thăm dò - khai thác dầu khí; công nghiệp khí; công nghiệp điện; dịch vụ dầu khí chất lượng cao; chế biến dầu khí.
Tự hào 61 năm truyền thống ngành dầu khí
Ngay sau chuyến thăm khu công nghiệp dầu lửa Bacu (nước Adecbaigian thuộc Liên Xô) vào ngày 23-7-1959 của Chủ tịch Hồ Chí Minh; mặc dù đất nước còn chiến tranh, 2 miền còn chia cắt; Đảng và Nhà nước đã định hướng xây dựng ngành công nghiệp dầu khí - chuẩn bị về mặt kinh tế để sau khi thống nhất đất nước sẽ lấy khai thác tài nguyên, đặc biệt là dầu khí để xây dựng lại đất nước. Nhiều cán bộ đã được Đảng và Nhà nước cử sang Liên Xô cũng như các nước xã hội chủ nghĩa để học các chuyên ngành về dầu khí. Liên Xô cũng đã cử nhiều chuyên gia có kinh nghiệm giúp Việt Nam nghiên cứu khảo sát, đánh giá triển vọng dầu khí, từ đó xây dựng kế hoạch tổng thể về công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở miền bắc Việt Nam mang tên “Báo cáo triển vọng dầu và khí ở miền Bắc Việt Nam”.
Ngày 27-11-1961, Đoàn Thăm dò Dầu lửa số 36 đã ra đời. Đây là tổ chức đầu tiên với số cán bộ, nhân viên ban đầu trên 200 người và ngân sách khoảng 500 nghìn đồng đã bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò dầu khí ở Việt Nam. Họ là thế hệ đầu tiên khởi nguồn xây dựng và phát triển ngành dầu khí Việt Nam.
61 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; sự hỗ trợ, giúp đỡ hiệu quả của các bộ, ngành Trung ương, các địa phương, đối tác và nhân dân cả nước, ngành dầu khí Việt Nam từ những bước đi chập chững ban đầu đã lớn lên cùng đất nước; những người lao động dầu khí qua các thời kỳ với lòng say mê và khát vọng vươn lên, lao động bền bỉ, sáng tạo và cống hiến không ngừng đã vượt qua mọi khó khăn, thách thức, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, đã thực hiện được ước nguyện lớn lao của Bác Hồ: Xây dựng được ngành dầu khí Việt Nam lớn mạnh, hiện đại và đồng bộ.
Vượt qua giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử ngành dầu khí, nhất là giai đoạn gần đây với những ảnh hưởng và hệ lụy khôn lường từ đại dịch COVID-19, giá dầu giảm sâu, diễn biến bất thường và bất ổn địa chính trị; Petrovietnam đã vững vàng ứng phó trước những biến động thị trường; bằng những chỉ đạo quyết liệt trong quản lý, quản trị điều hành, bảo đảm cung ứng những mặt hàng chiến lược, góp phần bình ổn thị trường, giữ vững an ninh năng lượng, an ninh lương thực, tiếp tục đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước và góp phần giữ gìn chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển.
Năm 2022, có thể nói là năm thịnh vượng của Petrovietnam, khi tất cả các chỉ tiêu đều đạt và vượt từ rất sớm. Khai thác dầu trong nước đã hoàn thành kế hoạch cả năm trước 2 tháng 18 ngày. Từ khai thác dầu trong nước đã góp phần quan trọng để Tập đoàn hoàn thành kế hoạch cả năm khai thác dầu thô trước 2 tháng 11 ngày. Đây là mốc về đích sớm nhất của Petrovietnam kể từ năm 2015 đến nay trước tình hình hệ số suy giảm sản lượng dầu trong nước giai đoạn 2016 - 2020 ở mức là 11%/năm, năm 2021 là 5,7%.
Khai thác dầu thô dự kiến cả năm đạt 10,81 triệu tấn, vượt 24% kế hoạch năm, tiệm cận mức thực hiện năm 2021; Sản xuất xăng dầu (không gồm NSRP) dự kiến cả năm đạt trên 6,70 triệu tấn, vượt 9% kế hoạch năm, tăng 5% so với thực hiện năm 2021; sản xuất đạm dự kiến cả năm đạt 1,88 triệu tấn, vượt 17% kế hoạch năm, tăng 11% so với thực hiện năm 2021.
Các chỉ tiêu tài chính đều hoàn thành vượt kế hoạch cả năm trước 4 - 8 tháng và tăng trưởng cao so với cùng kỳ, cụ thể: Tổng doanh thu toàn Tập đoàn hoàn thành kế hoạch cả năm trước 4 tháng, ước cả năm 2022 đạt khoảng 900 nghìn tỷ đồng, tăng 41% - 43% so với năm 2021 (627,2 nghìn tỷ đồng); đóng góp cho ngân sách nhà nước cả năm 2022 - hoàn thành kế hoạch cả năm trước 6 tháng, đạt khoảng 140 - 145 nghìn tỷ đồng, vượt 75,4 - 80,4 nghìn tỷ đồng so kế hoạch năm và tăng 27,5 - 32,5 nghìn tỷ đồng (tương đương tăng 24% - 30% so với năm 2021 - 112,5 nghìn tỷ đồng); lợi nhuận trước thuế hợp nhất Tập đoàn hoàn thành sớm kế hoạch cả năm và tăng trưởng rất cao so với cùng kỳ 2021.
BSR - khẳng định vị thế doanh nghiệp hàng đầu
Hòa chung niềm vui toàn Tập đoàn, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn thiết thực chào mừng kỷ niệm Ngày truyền thống ngành dầu khí Việt Nam năm nay với những con số rất ấn tượng. Trong 10 tháng đầu năm, sản lượng sản xuất đạt 5,78 triệu tấn sản phẩm các loại; tổng doanh thu đạt trên 140 nghìn tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước gần 16 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận vượt xa kế hoạch đề ra và sẽ đạt mức cao nhất kể từ khi vận hành đến nay.
Kể từ khi Nhà máy vận hành thương mại đến nay, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất sản lượng sản xuất đạt 75,5 triệu tấn xăng dầu các loại, tổng doanh thu ước đạt 1,29 triệu tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước đạt hơn 193,9 nghìn tỷ đồng.
Trong bối cảnh thị trường xăng dầu trong nước có nhiều biến động, nhiều thời điểm khan hàng cục bộ, đêm 4-11 đến rạng sáng 5-11-2022, NMLD Dung Quất đã nâng dần công suất lên 112%, đẩy nhanh công tác bán hàng và xuất bán tối đa sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu xăng dầu nội địa.
Trong 10 tháng năm 2022, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn đã xuất bán gần 6,6 triệu mét khối xăng dầu, cung cấp cho các đầu mối tiêu thụ vượt hơn 450 ngàn mét khối so với khối lượng đã cam kết, tồn kho của NMLD Dung Quất thường xuyên duy trì ở mức thấp.
Đặc biệt, cụm công trình “Các giải pháp ứng dụng khoa học - công nghệ tối ưu hóa quá trình sản xuất của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của BSR” của Kỹ sư Nguyễn Văn Hội - Chủ tịch HĐQT BSR và 23 đồng tác giả vừa được trao Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 6. Đây không chỉ là vinh dự, tự hào của người thợ lọc dầu mà còn khẳng định vị thế ngày càng cao của Công ty BSR trong toàn Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam./.
BSR được vinh danh là công ty đại chúng quy mô lớn công bố thông tin và minh bạch tốt nhất  (19/11/2022)
Tổ máy số 1 của Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 nâng công suất ở mức tải 602MW thành công  (17/11/2022)
Petrovietnam hoàn thành sản lượng khai thác dầu khí và các chỉ tiêu tài chính năm 2022  (12/11/2022)
Petrovietnam về đích chỉ tiêu sản lượng khai thác dầu thô năm 2022  (06/11/2022)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam